Quá khứ đau thương quyết định tới chứng ám ảnh sợ xã hội thế nào?

Một trong những dạng điển hỉnh của nhóm bệnh rối loạn lo âu là ám ảnh xã hội, hay còn gọi là hội chứng sợ xã hội. Những người mắc chứng bệnh này thường sẽ thấy sợ hãi, lo lắng, hơn nữa còn thấy không thoải mái khi giao tiếp với xã hội. Có khi, điều đó có thể dễ dàng nhận thấy, nhưng cũng có khi chẳng ai nhận ra cả, ngay cả người mắc phải chứng bệnh này.


Một trong những dạng điển hỉnh của nhóm bệnh rối loạn lo âu là ám ảnh xã hội, hay còn gọi là hội chứng sợ xã hội. Những người mắc chứng bệnh này thường sẽ thấy sợ hãi, lo lắng, hơn nữa còn thấy không thoải mái khi giao tiếp với xã hội. Có khi, điều đó có thể dễ dàng nhận thấy, nhưng cũng có khi chẳng ai nhận ra cả, ngay cả người mắc phải chứng bệnh này.


Các dạng hành vi của ám ảnh xã hội


Dưới đây là một vài triệu chứng của ám ảnh xã hội, nhưng không phải là tất cả:


  • Tránh giao tiếp xã hội
  • Tự cô lập
  • Sợ phải nói trước đám đông / sợ sân khấu
  • Sợ thể hiện
  • Sợ gây chú ý


Ví dụ cụ thể hơn về những triệu chứng này có thể là cảm thấy không thoải mái khi gặp gỡ những người mới, ở trong lớp và không trả lời câu hỏi mặc dù bạn biết rõ câu trả lời, gặp khó khăn với việc thuyết trình, hoặc tránh tụ tập đông người và môi trường nơi có mọi người  nói chung. Một vài người mắc chứng rối loạn ám ảnh sợ khoảng trống thậm chí còn sợ phải ra khỏi nhà.


Nhiều người mắc chứng ám ảnh sợ xã hội sẽ trở nên áp lực hơn khi phải tương tác với những người có thẩm quyền hoặc khi bị quan sát hay đánh giá. Nhiều người cảm thấy bất an về việc trở thành tâm điểm của sự chú ý hoặc là thu hút bất kì một sự chú ý nào. Một vài người thậm chí cảm thấy hoảng sợ khi ở trong một đám đông hay ở một nơi có không gian kín với nhiều người (chùa, xe buýt, cửa hàng, trung tâm thương mại, ga tàu ngầm).


Nhiều người mắc chứng ám ảnh xã hội thường cảm thấy suy nhược khi cố gắng hoàn thành những nhiệm vụ dù là thường ngày như tới ngân hàng, nói chuyện, đặt đồ ăn, hay là gọi điện thoại. Họ cũng gặp rắc rối với cảm giác mơ hồ, phân tán, mất tập trung khi tương tác với những người khác bởi những gì người khác nghĩ về họ và làm thế nào để cư xử đúng mực. Họ lảng tránh ánh mắt của mọi người và bắt đầu nói lắp, hoặc gặp rắc rối trong việc tổ chức các suy nghĩ, hoặc không hề lắng nghe những gì người khác nói.


Các triệu chứng tâm lý và cảm xúc của chứng lo âu xã hội


Có hai loại người chủ yếu mắc phải căn bệnh lo âu xã hội này.


Loại thứ nhất thường được mô tả là người có giá trị bản thân thấp, lòng tự trọng thấp, và thiếu tự tin. Họ phải vật lộn với sự xấu hổ và cảm giác có lỗi kinh niên. Họ có xu hướng cố gắng làm hài lòng người khác và tránh xảy ra bất hoà. Họ quá nhạy cảm với những ý kiến, sự đánh giá và phán xét của người khác.


Loại thứ hai thì thậm chí không cảm thấy sợ hãi với mọi người bởi vì họ rất tự tin, hoà đồng, hoạt ngôn, và thậm chí rất lôi cuốn (kiểu rối loạn nhân cách ái kỷ). Nhưng khi bạn nói chuyện với họ một cách cởi mở hoặc khi bạn quan sát họ kĩ lưỡng hơn, bạn sẽ nhận thấy rõ rằng họ thực sự quan tâm tới những gì người khác nghĩ về họ. Họ cảm thấy rất bất an, họ không thực sự thích giao tiếp với mọi người.


Nói theo cách khác, họ mang trên mình chiếc mặt nạ như một cơ chế phòng vệ cho tất cả những gì chưa được giải quyết, và đôi khi còn chưa được xác định. Vì vậy, trong khi nhóm người đầu tiên có xu hướng đối mặt với nó bằng cách lảng tránh và phục tùng hơn, thì nhóm người thứ hai lại hung hăng và chống đối xã hội hơn. Họ có thể hạ bệ người khác, tìm kiếm quyền lực và địa vị xã hội, luôn luôn tìm cách để chứng tỏ bản thân mình....



Nguồn gốc và cơ chế đằng sau chứng rối loạn lo âu xã hội


Phần lớn, rối loạn lo âu xã hội tiến triển như là một sự thích nghi đối với một tuổi thơ đầy áp lực và tổn thương.


Khi một đứa trẻ còn nhỏ, thế giới của chúng chỉ là những người nuôi nấng nó (mẹ, cha, các thành viên trong gia đình, những người có thẩm quyền khác). Thế giới của nó chầm chậm phát triển khi chúng lớn hơn, nhưng làm thế nào để mọi người có thể hiểu rằng các mối quan hệ xã hội được thiết lập. Nói theo cách khác, những khuôn mẫu mà chúng ta áp đặt cho đứa trẻ khi còn nhỏ đã hình thành nên các mối quan hệ trong tương lai của chúng.


Đáng buồn thay, phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả chúng ta đều phải trải qua một quá khứ đau thương, dù ở mức độ này hay mức độ khác. Mức độ tổn thương của chúng ta sẽ là mức độ nghiêm trọng của các vấn đề cá nhân mà ta gặp phải. Một trong những vấn đề phổ biến nhất, đương nhiên, là rối loạn lo âu xã hội.


Những đứa trẻ bị đánh đập và hành hạ khi lớn lên sẽ trở thành những người hay thất vọng, không tin tưởng hoặc quá tin tưởng, chua ngoa, cáu kỉnh, phụ thuộc, áp lực, tê liệt, hay thậm chí là không có chút cảm xúc nào trong các mối quan hệ và sự tương tác với người khác. Họ cảm thấy như vậy vì họ đã từng được đối xử như vậy khi họ còn nhỏ, còn bất lực, còn dễ bị ấn tượng, và còn phụ thuộc. Khi đó, sự đồng thuận và chấp nhận rất quan trọng.


Như những gì tôi đã viết trong cuốn sách “Sự phát triển của loài người và sự đau thương":


Qúa khứ đau thương sẽ khiến trẻ em trở nên sợ hãi hơn với thế giới mà chúng đang sống. Khi mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất của một đứa trẻ trở nên không ổn định, thì đương nhiên nó sẽ dành cho người khác sự thiếu an toàn.


Một nỗi đau không được chữa lành bắt nguồn từ những mối quan hệ đầu đời có thể ám ảnh chúng ta trong suốt quãng đời còn lại. Sự tổn thương và đau đớn quá sớm có thể khiến chúng ta cảm giác và tin rằng, về cơ bản, mọi người đều rất nguy hiểm. Họ sẽ làm tổn thương ta, cười cợt ta, lợi dụng và lạm dụng ta, phạt ta, ghét bỏ ta, muốn ta chết đi, hay thậm chí là giết ta. Nó có thể được hiểu như một dạng của rối loạn stress sau sang chấn (PTSD hay là C - PTSD) mà tác nhân gây ra là con người và các tình huống xảy ra ngoài xã hội bởi trong quá khứ họ đã phải chịu đựng một nỗi đau quá lớn.


Tổng kết và lời cuối cùng


Phần lớn mọi người, và thậm chí là tất cả mọi người, đều phải chịu đựng những triệu chứng của rối loạn lo âu. Một vài dạng thường nghiêm trọng hơn, như là cô lập hay hoảng loạn, trong khi đó những dạng khác thì chỉ bình thường, như sợ phải nói trước đám động hay cảm thấy áp lực khi nói chuyện với người khác. Và mặc dù những triệu chứng này có vẻ xuất hiện bình thường hơn, thậm chí nó chỉ là những cái nhỏ nhặt nhưng cũng có thể khiến người ta cảm thấy cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn hơn bởi vì hầu hết những việc chúng ta làm đều có sự góp mặt của mọi người.


Kiểm soát chứng lo âu xã hội cần tốn rất nhiều năng lượng và sẽ vô cùng tốn sức. Đó là lí do tại sao những người mắc chứng lo âu xã hội thường phải vật lộn với cơn trầm cảm. Có thể họ sẽ trở nên suy nhược khi sống chung với nó, nhưng thực sự họ có thể vượt qua nó và học cách đối mặt với nó tốt hơn.


Dịch bởi: Bò.

Biên tập: Ori

Ảnh: Photo by Oleg_bf Oleg Borisov from Pexels

Photo by Elina Krima from Pexels

Tham khảo: https://psychcentral.com/blog/psychology-self/2018/10/childhood-trauma-social-anxiety#3


BẢN THẢO
Bài viết liên quan