Quan Điểm Của Alain De Botton Về Sự Trưởng Thành Hiện Sinh Và Ý Nghĩa Thật Sự Của Trí Tuệ Xúc Cảm

“Người thông minh về cảm xúc biết rằng họ chỉ có thể khỏe mạnh về mặt tinh thần ở một vài khía cạnh của cuộc sống và trong những khoảnh khắc nhất định, nhưng họ cam kết với việc tìm …

“Người thông minh về cảm xúc biết rằng họ chỉ có thể khỏe mạnhvề mặt tinh thần ở một vài khía cạnh của cuộc sống và trong những khoảnh khắcnhất định, nhưng họ cam kết với việc tìm hiểu những điểm họ còn thiếu sót và cảnhbáo cho người xung quanh về chúng, cùng với một lời xin lỗi và sự hòa nhã”.

“Trưởng thành là khả năng sống trọn vẹn và đồng đều trongnhiều bối cảnh khác nhau”, nhà triết học và nhà thơ David Whyte đã viết trong mộttrong số những bài suy tư hay nhất của ông. Trước ông, Anaïs Nin đã đưa chủ đềnày vào trong bản nhật ký của bà và biến nó trở thành tác phẩm triết học:”Nếu bạncảm nhận những cảm xúc, tầm nhìn của mình mãnh liệt và trọn vẹn, bạn sẽ nhận thấysự liên hệ giữa chúng với cảm xúc của người khác. Nó không phải câu hỏi lựa chọn,cái này trả giá bằng cái kia, mà là vấn đề của sự hoàn thiện, tổng thể, thốngnhất, và hoà hợp, đây chính là điều tạo nên sự trưởng thành”. Và sự trưởngthành về mặt cảm xúc không xảy đến với chúng ta như một chức năng thụ động phụthuộc vào thời gian. Như Toni Morrison đã viết, nó là “một vẻ đẹp khó khăn, mộtvinh quang khó giành được” – là sản phẩm của việc tạo ra một nhân vật điêu khắccó chủ ý, là quá trình chậm rãi và có hệ thống để đẽo gọt khỏi con người chúngta những xung động trẻ con muốn nổi đóa, muốn hờn dỗi, muốn tự thỏa mãn ngay lậptức mà không quan tâm đến người khác, muốn biến những cảm xúc xấu hổ, thất vọngvà cô đơn thành vũ khí để chống lại người khác. Giống như hạnh phúc – một kỹnăng sống khác bị chúng ta phân loại nhầm thành một thứ trừu tượng và thụ động– sự trưởng thành về cảm xúc đòi hỏi giáo dục từ sớm, kiên nhẫn học lại, và luyệntập không ngừng.

Đó là điều mà Alain de Botton, một trong những nhà tư tưởng hiện sinh trữ tình và sáng suốt nhất của thời đại chúng ta, đã đề cập trong cuốn sách The School of Life: An Emotional Education (thư viện công cộng) – cuốn sách  cùng với học viện của ông về sự hoàn thiện bản thân, hoàn thành trong một thập kỷ.

De Botton đã xem xét một cách thức học tập giúp mở đường chosự trưởng thành về mặt cảm xúc:

Sự tài tình của giống loài chúng ta nằm ở khả năng truyền tảikiến thức tích lũy được cho các thế hệ kế tiếp. Những người chậm nhất trongchúng ta, chỉ trong vài giờ, cũng có thể tiếp thu hệ thống tư tưởng mà các thếhệ thiên tài đã dành cả đời để nghiên cứu.

Nhưng điểm khác biệt là cách chúng ta lựa chọn những lĩnh vựcmà chúng ta cho là có thể học tập và cải thiện chính mình. Năng lượng của chúngta đang được hướng nhiều hơn đến các ngành, bộ môn liên quan đến vật chất, khoahọc và kỹ thuật, và thường tránh né những bộ môn về tâm lý và cảm xúc. Những nỗilo lắng thường xoay quanh câu hỏi là làm thế nào để thế hệ tiếp theo có thể họctốt môn toán; rất ít câu hỏi liên quan tới việc chúng sẽ kết hôn hay xây dựnglòng tốt như thế nào. Chúng ta dành quá nhiều giờ cho việc học hỏi về những mảngkiến tạo địa chất và sự hình thành của các đám mây, trong khi tìm hiểu rất ít vềcảm xúc xấu hổ hay giận dữ.

Giả định được đặt ra là sự thấu hiểu cảm xúc có thể không cầnthiết hoặc về bản chất là không thể truyền dạy được, nó vượt xa phạm vi của lýluận hoặc phương pháp, nó là một hiện tượng không phục vụ chức năng tái tạo nòigiống và tốt nhất là ta nên phó mặc nó cho bản năng và trực giác của mỗi cánhân. Chúng ta buộc phải tự tìm đường cho riêng mình trong thế giới tâm trí phứctạp, bí ẩn của bản thân – một nước đi đáng kinh ngạc (và khôn ngoan) chẳng kémlời gợi ý rằng mỗi thế hệ nên tự mình khám phá lại các định luật vật lý.

De Botton lập luận rằng, định hướng phi lý này trong đời sống xúc cảm của chúng ta là tài sản được kế thừa từ người La Mã, những người đã cho rằng trực giác sơ khai là cơ quan điều hành tối cao đối với hành vi của con người. (Nhưng người La Mã thì cũng rất bất nhất – mặc cho niềm tin của họ về sự có sẵn không thể thay đổi được của thực tại cảm xúc và tính chính xác của xúc cảm, họ có sự công nhận rất mơ hồ về việc lý trí cần phải được áp dụng một cách chủ tâm để kiểm soát sự hoang dại của cảm xúc. Mary Shelley, con đẻ của cặp đôi quyền lực nhất trong lĩnh vực triết học chính trị, đã xuất bản cuốn tiểu thuyết giả tưởng Frankenstein – một trong những tác phẩm văn học sâu sắc về khía cạnh tâm lý và có tính tiên tri nhất từng được sáng tác, và mức độ đó như được nhân ba khi tác phẩm này được viết bởi một cô gái mười tám tuổi – chứa đựng lời khuyên răn chống lại uy quyền không được khống chế của những khao khát về mặt cảm xúc của bản ngã, những khao khát không bị ngăn chặn bởi lý trí và ý nghĩ về hậu quả. Ngoại trừ điểm này, quan điểm rộng lớn hơn  của De Botton thì khá tuyệt vời:

“Kết quả của triết học La Mã xuất hiện ở khắp mọi nơi: sự tiếnbộ ngày càng tăng trong các lĩnh vực công nghệ và vật chất cùng với sự trì trệtrong các lĩnh vực liên quan đến tâm lý học. Chúng ta phức tạp, tỉ mỉ trong việcxử lý máy móc và công nghệ của mình, và loay hoay, vụng về trong cách quản lýnhững cảm xúc của bản thân. Về mặt trí tuệ, chúng ta tiến bộ hơn so với ngườiSumer hay người Picts cổ đại. Chúng ta có công nghệ của một nền văn minh tiêntiến để tạo sự cân bằng tạm bợ với lĩnh vực xúc cảm, một lĩnh vực không pháttriển bao nhiêu kể từ khi chúng ta còn sống trong các hang động. Chúng ta có nhữngthèm khát và những cơn giận dữ mang tính hủy diệt của loài linh trưởng nguyênthủy và đang sở hữu đầu đạn nhiệt hạch.”

Năm 1983, nhà tâm lý học Howard Gardner đã phát triển một lýthuyết ảnh hưởng rộng rãi: lý thuyết đa trí tuệ. Lý thuyết này đã mở rộng địnhnghĩa hạn hẹp của nền văn hóa thời bấy giờ rằng trí tuệ chỉ bao gồm kỹ năngngôn ngữ và kỹ năng toán học để bổ sung thêm 7 khả năng trí tuệ khác. Một thậpkỷ sau, Daniel Goleman đã bổ sung loại hình trí thông minh thứ mười – trí tuệxúc cảm – và nó nhanh chóng thẩm thấu vào trong văn hóa đại chúng khi những cảmxúc con người cất giấu bấy lâu như một phần bị lãng quên nay bỗng được công nhận  là có giá trị hoặc thậm chí là một lĩnh vựccòn tồn tại trong ý thức. Dựa trên di sản to lớn đó, với sự sáng suốt và nhạy cảmcủa chính mình, De Botton mang đến một định nghĩa phong phú hơn, đa chiều hơn:

“Người có trí tuệ cảm xúc cao biết rằng tình yêu là một kỹnăng, không phải là một loại cảm xúc, và nó đòi hỏi phải có sự tin tưởng, nhữngthương tổn, sự rộng lượng, sự hài hước, sự am hiểu về mặt tình dục và sự chấpnhận có chọn lọc. Người thông minh về cảm xúc trao cho bản thân thời gian đểxác định điều gì mang lại ý nghĩa cho đời sống nghề nghiệp của họ, và có sự tựtin và kiên trì để tìm ra điểm hòa hợp giữa các ưu tiên bên trong họ và yêu cầucủa thế giới. Người có trí tuệ xúc cảm cao biết cách hy vọng và biết ơn, trongkhi vẫn giữ được sự kiên định trước cấu trúc mang tính bi kịch cần thiết của sựtồn tại (structure of existence). Người thông minh về cảm xúc biết rằng họ chỉcó thể khỏe mạnh về mặt tinh thần ở một vài khía cạnh của cuộc sống và trong nhữngkhoảnh khắc nhất định, nhưng họ cam kết với việc tìm hiểu những điểm họ còn thiếusót và cảnh báo cho người xung quanh về chúng, cùng với một lời xin lỗi và sựhòa nhã… Có rất ít những thảm họa, trong cuộc sống của chính chúng ta hay củacác quốc gia, không có nguồn gốc sâu xa từ sự thiếu hiểu biết về mặt xúc cảm.”

De Botton đã cẩn thận khi thừa nhận rằng quá trình này (lineof inquiry) có thể kích hoạt cơ chế dị ứng của trí tuệ hiện đại đối với kiểu họctập được dán nhãn tự lực (self-help). Tuy nhiên, ông nhắc nhở chúng ta rằng quátrình tự hoàn thiện bản thân luôn đi cùng với các trải nghiệm của con người vàlàm sống lại những nhà trí thức được tôn kính nhất của mỗi nền văn minh – đó làtrung tâm của Stoics, và trong các bài tiểu luận của Montaigne, và là trung tâmcủa Thiền tông và trong nghệ thuật văn học của Proust (người mà De Botton đã đặcbiệt đề cập đến như suối nguồn của niềm an ủi hiện sinh). Ông đi từ logic đơngiản cho tới sự khinh miệt một cách phi lý và ngạo mạn đối với sự tự lực.

Bác bỏ ý kiến ủng hộ sự tự lực – rằng một người, ở một vài giai đoạn nào đó, có thể đứng trước một nhu cầu cấp bách về sự an ủi và giáo dục về mặt cảm xúc – dường như là một thành kiến ​​bảo thủ.

De Botton lập luận rằng, sự thất bại nền văn hóa của chúngta trong việc biến trí tuệ cảm xúc thành một thứ có thể giáo dục xuất phát từhai giả định sai lầm trong hệ thống giáo dục – thứ nhất nó tập trung vào việcchúng ta được dạy điều gì hơn là được dạy như thế nào, và thứ hai là xu hướngnhầm lẫn giữa thông tin và sự khôn ngoan. (Adrienne Rich đã nói về những saisót này và phương pháp để sửa chữa chúng trong hội nghị của cô ấy năm 1977 vềviệc tại sao giáo dục lại là thứ chúng ta đạt được, chứ không phải thứ chúng tanhận được). De Botton nghĩ đến một phương án khác về mặt cảm xúc:

Sự giáo dục về xúc cảm đòi hỏi chúng ta áp dụng hai khởi điểmkhác nhau. Đầu tiên, cách thức giáo dục chúng ta được nhận có thể quan trọnghơn nhiều so với tầm quan trọng mà nó thường được gán, vì chúng ta có xu hướngtừ chối nghe những lời nhận xét thẳng thắn về con người sâu thẳm của mình.Chúng ta có một xung động ăn sâu trong mình khiến ta đổ lỗi cho bất cứ ai phơibày những điểm mù và khiếm khuyết của ta ra ánh sáng, trừ khi các cơ chế phòngvệ của ta đã được xoa dịu một cách khéo léo từ trước. Khi đối diện với nhữngphát hiện sâu sắc và quan trọng, chúng ta thường trở nên phân tâm, tự kiêu hoặcbồn chồn. Chúng ta thường thích làm bất cứ thứ gì khác hơn là phải tiếp nhận nhữngthông tin có thể cứu rỗi ta.

Hơn nữa, chúng ta quên gần như tất cả mọi thứ. Ký ức củachúng ta giống như những cái ray lọc/sàng, không phải là những chiếc xô chắc chắn.Thứ có vẻ một lời kêu gọi hành động thuyết phục vào lúc 8 giờ sáng sẽ chẳngkhác gì một ký ức mơ hồ vào giữa trưa và vệt nước ngưng tụ đọng lại trong tâmtrí mờ mịt của chúng ta vào buổi tối. Nhiệt huyết và sự quyết tâm của chúng tacó thể mờ dần như những ngôi sao lúc bình minh. Không có gì là quá chắc chắn.

Các triết gia Hy Lạp cổ đại là những người đầu tiên xác địnhcác vấn đề này và mô tả những thiếu sót về cấu trúc trong tâm trí của chúng tabằng một thuật ngữ đặc biệt. Họ cho rằng thứ chúng ta chịu đựng là akrasia, thườngđược dịch là “weakness of will” (sự yếu kém về mặt ý chí), một thói quen khôngchịu lắng nghe những gì chúng ta chấp nhận và thất bại trong việc hành độngtheo những gì chúng ta biết là đúng. Chính bởi vì akrasia mà thông tin quan trọngkhi vào tâm trí của chúng ta thường bị mắc kẹt và không được kích hoạt, và cũngchính vì akrasia nên mặc dù chúng ta hiểu những gì ta nên làm nhưng rồi vẫnkiên quyết bỏ qua việc đó.

Cách thức để vượt qua akrasia và sống một cách trọn vẹn với trí tuệ xúc cảm – tiếp thu cái đẹp và sự khôn ngoan được thể hiện trong văn học và nghệ thuật, khai thác sức mạnh của nghi thức, đảm nhiệm những công việc khó khăn nhưng mang lại lợi ích và sự cứu rỗi của quá trình tự thấu hiểu bản thân – là những gì mà De Botton thể hiện trong phần còn lại của The School of Life: An Emotional Education. Đọc phần mở đầu của nhà triết học Martha Nussbaum về trí thông minh cảm xúc, sau đó xem lại bài viết của De Botton về những điều tạo một người giao tiếp giỏi, những nghịch lý tâm lý học của sự giận dữ, và lá thư đáng yêu của ông gửi tới trẻ em về lý do chúng ta đọc.

Dịch: Lê Việt Hương

Biên tập: Lyo Kiu

Minh họa: Lyo Kiu

Nguồn ảnh: Pinterest

Nguồn bài viết:  https://www.brainpickings.org/2019/11/25/the-school-of-life-book/

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan