[Review Sách] Có một cơn đau mang tên trầm cảm – Hành trình đem yêu thương vượt qua cơn bão

Nhiệm vụ của cơn bão là đến, mở rộng và tàn phá. Nhiệm vụ của chúng ta là vững tâm, kiên định chống lại cơn bão. Cơn bão đi qua ắt sẽ để lại hoang tàn nhưng nắng ấm sẽ …

Nhiệm vụ của cơn bão là đến, mở rộng và tàn phá. Nhiệm vụ của chúng ta là vững tâm, kiên định chống lại cơn bão. Cơn bão đi qua ắt sẽ để lại hoang tàn nhưng nắng ấm sẽ dần sưởi ấm, hồi sinh vạn vât. Trầm cảm là cơn bão lớn của đời người, nó không ngừng mở rộng và còn tới lui triền miên, chợt đến rồi chợt đi chẳng báo trước cũng chẳng dễ dàng buông tha. Chẳng dễ để có thể đương đầu, chống chọi và vượt qua với những cơn bão quái ác ấy.

“Có một cơn đau mang tên trầm cảm” là một cuốn nhật ký chứa đựng những ghi chép giản dị của một người mẹ đã rất kiên cường, bền bỉ đồng hành cùng con trai trong 6 năm điều trị căn bệnh “trông như giả vờ” này. “Có một cơn đau mang tên trầm cảm” đã vượt ra khỏi giới hạn của một cuốn sách để trở thành người đồng hành bên cạnh bạn và gia đình bạn khi “những ngày xấu” trở về.

Giao lưu, ra mắt sách "Có một cơn đau mang tên trầm cảm" - Báo Bà ...

Người bạn đồng hành ấy đưa ra “12 nhận thức về trầm cảm” giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc hơn về mức độ, tần suất, cường độ của cơn bão này.

1. Khó khăn tâm lý là điều mà ai cũng sẽ phải đối mặt, không loại trừ tôi và người thân của tôi.

2. Trầm cảm là một dạng khó khăn tâm lý kéo dài và không tự khỏi.

3. Trầm cảm có thể đi kèm các bệnh khác như: tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực… Các bệnh nan y cũng có thể đi kèm trầm cảm.

4. Tôi không phán xét những hành động bất thường do khó khăn tâm lý gây ra, thay vào đó, tôi sẽ cảm thông và tìm cách giúp đỡ.

5. Cách giúp đỡ người trầm cảm tốt nhất là thành thực lắng nghe.

6. Món quà quý giá nhất để tặng cho người bị trầm cảm là sự có mặt khi họ cần đến bạn.

7. Không giống đa số có thể là rất ổn.

8. Người thân của người bị trầm cảm cũng cần được quan tâm, chăm sóc.

9. Bất cứ khi nào nghĩ rằng mình đang có bất ổn tâm lý, tôi sẽ không ngần ngại tìm sự giúp đỡ từ những người thân.

10. Tôi có quyền được nói về khó khăn của mình và có quyền được lắng nghe.

11. Hãy để bác sĩ chẩn đoán bệnh của bạn (đừng tự Google, làm ơn!)

12. Hãy chấp nhận bản thân.

Không chỉ giúp ta nhận thức rõ hơn sâu sắc hơn về cơn bão, người bạn đồng hành ấy không quên đưa ra những biện pháp, bài học phòng chống và vượt qua khi cơn bão tới được tác giả khiêm tốn gọi là ghi chú. “Có một cơn đau mang tên trầm cảm” không chỉ đơn thuần là những ghi chép về từng cơn bão lớn nhỏ đi qua gia đình mình mà PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa còn lồng ghép vào đó những kiến thức chuyên môn về chuyên ngành tâm lí, những học thuyết cơ sở để giúp con vượt qua bão tố. Chính những điều này đã làm cho cuốn sách trở nên gần gũi dễ cảm, dễ thấu nhưng vẫn không làm mất đi tính đúng đắn, khoa học và mức độ tin cậy của nó. Những biện pháp này vừa dành cho bản thân người trầm cảm vừa dành cho người thân của người bị trầm cảm.

Bài học đầu tiên: Thời gian là liều thuốc chữa lành.

Trầm cảm là một dạng khó khăn tâm lý kéo dài và không tự khỏi. Chính vì thế, chúng ta cần thời gian. 

Có Một Cơn Đau Mang Tên Trầm Cảm - 6

Cần thời gian để bình tĩnh, không sợ hãi. Thế  ta mới có thể quan sát, suy ngẫm và đưa ra những chiến lược đúng đắn để vượt qua cơn bão. Không chỉ người bị trầm cảm cần bình tĩnh mà người thân của họ cũng cần sự bình tĩnh hơn bao giờ hết.  Nhưng làm thế nào để bình tĩnh trong khi cơn đau quái ác kia lại luôn đến bất ngờ với mục đích khến ta sốc, lo hãi và hoảng loạn? Câu trả lời là sự rèn luyện. PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa và con trai đã tìm đến thiền để có thể rèn luyện sự bình tâm, bình tĩnh mỗi khi cơn đau đến.

Cần thời gian để kiên nhẫn. Kiên nhẫn nói chuyện và kiên nhẫn chờ đợi. Sẽ không ai biết bạn trải qua những gì khi bạn ở một mình. Chỉ có sự sẻ chia mới có thể giúp bạn. Nhưng rồi bạn lại sợ không tìm được người đồng cảm. Chính vì thế thật khó để một người trầm cảm có thể nói ra những gì mình đang phải trải qua, để có thể phơi bày trần trụi những nỗi đau mình đang chật vật để vượt qua với người khác. Nói ra khó bao nhiêu thì kiên nhẫn lắng nghe càng khó hơn bấy nhiêu. Chứng kiến người thân bị bệnh, trải qua khổ đau, dằn vặt chẳng ai trong chúng ta có thể đứng yên được. Nhưng càng nóng vội càng dễ mắc sai lầm, càng dễ đánh giá sai mức độ nguy hiểm của trầm cảm – nghĩ là bệnh “giả vờ”, và cũng chẳng đủ kiên nhân để lắng nghe chia sẻ của người bệnh để tìm nguồn cơn của nỗi đau, để chia sẻ và cùng vượt qua nỗi đau.

Có một cơn đau mang tên trầm cảm”: Mang đến sự bình yên trong tâm ...

 Sau tất cả ta cần thời gian để bình tĩnh và kiên nhẫn để có thể lắng nghe người bệnh một cách tích cực và không phán xét. Họ thật sự đã rất đau rồi không cần chúng ta phán xét, không cần ta xoáy sâu thêm vào vết thương đang rỉ máu ấy. Hãy tin tưởng người thân của bạn họ đang thật sự đau và đang cố gắng vượt qua cơn đau từng ngày. Không chỉ chờ đợi người thân chia sẻ và vượt qua cơn trầm cảm mà còn chờ đợi cơn trầm cảm đến một cách chủ động. Cũng giống như cơn bão, cơn bão nào ta có dự báo thời tiết trước về mức độ và cường độ thì sẽ có được sự chuẩn bị phòng chống bão hiệu quả và giảm tối đa thiệt hại mà cơn bão gây ra. Với cơn trầm cảm cũng thế, ta phải chủ động ghi chép về quá trình hình thành hoạt động, diễn biến và rời đi của cơn trầm cảm để từ đó đưa ra dự đoán cũng như chuẩn bị những điều kiện cần thiết để chống cơn trầm cảm. Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng. Cần thời gian để hiểu rõ về cơn trầm cảm của người thân để đưa ra chiến lược và sách lược đối phó lâu dài và hiệu quả với cơn đau  mãn tính quái ác này. Một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất của chiến lược đấu tranh là sự tin tưởng vào con, vào người bị bệnh là họ biết mình đang phải trải qua điều gì và mình cần làm gì để vượt qua nó; tin tưởng vào chính bản thân mình, rằng mình có thể là chỗ dựa vững chắc giúp con, giúp người thân vượt qua cơn trầm cảm.

Bài học thứ hai: Tình yêu thương có thể đánh bật cơn trầm cảm.

Người trầm cảm thường tự đẩy vấn đề vào ngõ cụt, tưởng như không lối thoát, họ chẳng thể kiểm soát tâm lý của bản thân. Lo âu cộng với cô độc sẽ kéo bạn trượt dài trong cơn trầm cảm. Nếu có thể tự mình chống đỡ được cơn khủng hoảng thì bạn đã chẳng rơi vào trầm cảm. Đừng chần chừ tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân, bạn bè và cả bác sĩ,chuyên gia, hay thậm chí là thú cưng. 

Còn nếu bạn là người thân hãy thể hiện tình yêu thương với người bị trầm cảm đúng cách, đúng lúc, đúng mức và tôn trọng sự lựa chọn của họ. Người bị trầm cảm rất cần sự quan tâm và sẻ chia nhưng đôi khi họ cũng cần có không gian riêng để tự trấn tĩnh, tự cảm nhận và vượt qua. Cách quan tâm tốt nhất mà chúng ta có thể dành cho họ đó chính là tạo nên sự tin tưởng để có thể sẻ chia và không xâm phạm không gian riêng của họ nhưng luôn ở cạnh, “quanh quẩn” bên không gian riêng ấy để có thể đến bên họ bất cứ lúc nào họ cần.

Bên cạnh tình yêu thương của gia đình, người trầm cẩm cũng rất cần tình yêu thương của xã hội. Tình yêu thương từ sự cho đi. Khuyến khích người bị trầm cảm tham gia các hoạt động thiện nguyện, từ đó lấy lại ý nghĩa tồn tại và tìm thấy giá trị của bản thân.

Bài học thứ ba: Lối đi riêng làm nên hạnh phúc riêng

Khác biệt không đồng nghĩa với bất hạnh. Thang đo chuẩn, thước đo chung được con người tạo ra nhằm hướng tới sự phát triển văn minh của xã hội. Nhưng chẳng có thang đo nào, thước đo nào đủ lớn, đủ rộng để bao hàm tất cả. Chính những lỗ hổng, sự thiếu xót của thang đo được gọi là chuẩn ấy đã vô tình dồn nén con người vào chuỗi áp lực, khó khăn, đớn đau và cô độc. Hãy có cái nhìn toàn diện hơn, phóng khoáng hơn về thang đo chuẩn, hãy nói đúng hơn là  coi như một kênh ưu tiên để tham khảo và phát triển. Để rồi khi bạn hay người thân của bạn có lệch khỏi thang đo ấy bạn cũng có thể tìm ra thang đo khác để đánh giá. Bạn hay người thân của bạn có thể không học giỏi toán, văn hay ngoại ngữ nhưng họ lại giỏi vẽ, hát,… Trí tuệ là vô hạn cớ sao chúng ta lại bó hẹp nó trong thang đo của những môn học chính trong trường lớp. Bạn hay người thân của bạn không có một công việc “tốt”, đáng mơ ước đối với xã hội nhưng nó phù hợp và là điều mơ ước của bạn, của người thân bạn. Chọn nghề cũng như chọn bạn đời vậy. Nghề là người bạn đồng hành cùng chúng ta trong suốt cuộc đời, cũng là người quyết định cuộc sống vật chất và tinh thần của mỗi chúng ta. Chọn nghề đúng, chúng ta sẽ có những ngày làm  việc hăng say, sáng tạo và một sự nghiệp vững chắc. Chọn nghề sai, chúng ta sẽ trượt dài trong những ngày làm việc chán nản, đếm từng giây đồng hồ đợi giờ tan tầm, cuộc sống trở lên nên ì ạch, sự nghiệp bấp bênh…

Có một cơn đau mang tên trầm cảm

Đặc biệt, người bị trầm cảm họ thường có nhịp sinh hoạt riêng, thói quen riêng, nhu cầu riêng. Chính vì thế chúng ta cần tôn trọng họ, tôn trọng sự riêng tư cũng như để cho họ có cơ hội tự chăm sóc bản thân. Cuộc sống vẫn luôn có những mặt tốt ngay cả khi ta thấy nó không ổn.

Làm mẹ đã khó, làm mẹ của người bị trầm cảm nói riêng và bị bệnh nói chung lại càng khó hơn. Nếu không biết làm thế nào để vượt qua cơn trầm cảm, làm thế nào để giúp con mình, người thân của mình thì cuốn “Có một cơn đau mang tên trầm cảm” của PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Hoa là một lựa chọn tốt để bắt đầu hành trình vượt bão này.

Review bởi Lăn – A Crazy Mind team

Bạn là bên xuất bản và phát hành sách thể loại tâm lý? Bạn muốn giới thiệu những đầu sách đó đến đông đảo độc giả – những người có niềm đam mê tìm hiểu kiến thức tâm lý? Vậy thì mời bạn tham khảo hợp tác truyền thông sách qua link nhé: https://acrazymind.vn/hop-tac-review-sach-cung-a-crazy-mind/

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: https://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan