[Review sách] Tâm lí học nói gì về nỗi đau?

Chúng ta, ai rồi cũng phải trải qua cảm giác mất đi những người thân yêu, việc tìm hiểu về bản chất của nỗi đau và nhìn nhận nó dưới góc độ tích cực là vô cùng cần thiết.

Chúng ta thường trốn tránh nỗi đau như thể đó là một điều tiêu cực xảy đến với ta trong cuộc sống. Nhìn nhận ở một góc độ khác, nỗi đau lại đem đến cho chúng ta sự nghỉ ngơi tâm trí để nhìn nhận lại chính mình, tạo ra những khoảng lặng để chúng ta trân trọng hơn những gì đang có. Nỗi đau có thực sự xấu như ta nghĩ không? Nếu con người lúc nào cũng ở trong trạng thái tích cực vui tươi, liệu có hẳn là một giải pháp để chúng ta quên đi nỗi buồn?


Cuốn sách “Tâm lí học nói gì về nỗi đau?” của tác giả Richard Gross đã cho tôi một góc nhìn mới về nỗi đau dưới lăng kính khoa học và xã hội. Trong đó tác giả tập trung phân tích về những phản ứng của chúng ta khi mất đi người thân, cũng như chia sẻ những trải nghiệm tâm lí và giải thích các hiện tượng đó thông qua những lí thuyết và các khảo nghiệm liên quan đến tập quán văn hóa- xã hội.


Về tác giả : Richard Gross làm việc tại Cruse Bereavement Care, tổ chức hàng đầu vương quốc Anh trong công tác hỗ trợ thân nhân của người đã khuất. Ông đã viết nhiều sách trong lĩnh vực tâm lý học trong hơn 30 năm.


Về tác phẩm:

Nỗi đau không đơn giản chỉ là tránh khỏi, mà đó còn là nhu cầu tự nhiên để giúp chúng ta nhìn nhận và bằng lòng với sự thật về người quá cố.”


Thật không dễ dàng để đối mặt với sự thật rằng người thân yêu của ta không còn nữa. Đau buồn là cách chúng ta phản ứng với sự mất mát vì không thể chấp nhận rằng người mà ta hết mực thương yêu đã rời xa thế giới.





Làm sao để hiểu về nỗi đau?


Chia sẻ của từng cá nhân

Đa phần chúng ta sẽ không hiểu được nỗi đau cho đến khi chúng ta phải thực sự đối mặt với nó. Ngày bé khi ông nội tôi mất, tôi đã khóc mất hai ngày hai đêm, những kí ức về ông vẫn còn vẹn nguyên như ngày hôm qua và có lẽ chính vì tiếc nuối những hạnh phúc ấy, tôi đã không thể kìm lòng. Cuốn sách sẽ gửi đến bạn những câu chuyện riêng của người chịu tang giúp bạn hiểu hơn về bản chất của nỗi đau. Rất nhiều câu chuyện trong đó sẽ cho bạn thấy cụ thể trải nghiệm đau buồn.


Nghiên cứu lâm sàng

Cuốn sách “Đau buồn và u uất” của Freud trình bày một lời lí giải về nỗi đau dựa vào thuyết phân tâm học, Nghĩa là cách chữa trị cho người chịu tang có đau thương quá phức tạp, từ đó, bạn có thể thấy bản chất của nỗi đau phức tạp và nỗi đau thông thưỡng (Các lí thuyết này sẽ được nhắc đến trong chương hai và chương ba)


Nghiên cứu thực nghiệm

Các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành bởi các nhà tâm thần học như Parkes, nhằm hiểu được các hoàn cảnh khiến việc mất người thân có thể dẫn tới bệnh lý rối loạn tâm thần và nhằm lập ra các chương trình điều trị và phòng ngừa. Bốn nghiên cứu có ảnh hưởng nhất là Bethlem, London, Harvard và Love&Loss.




Nỗi đau có mặt tích cực không?

Đau thương được coi là một trải nghiêm tiêu cực về bản chất – rất đau đớn và khổ sở. Tuy thế, nghiên cứu trong ngành Tâm lí học Tích cực đã cho thấy nhiều kiểu chán thương tâm lý (bao gồm cả mất mát đột ngột và bi thảm) có thể trở thành xúc tác cho thay đổi tích cực. Điều này được thảo luận dưới khái niệm quá trình phát triển hậu chấn, đó cũng chính là chủ đề của chương bảy.


Tạm kết:

Chúng ta, ai rồi cũng phải trải qua cảm giác mất đi những người thân yêu, việc tìm hiểu về bản chất của nỗi đau và nhìn nhận nó dưới góc độ tích cực là vô cùng cần thiết. Khi chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng để đón nhận sự chia lìa, mất mát, tôi tin rằng chúng ta sẽ dần chấp nhận được sự ra đi của ai đó theo lẽ thuận tự nhiên. 


Người viết: Lily Trương

👉 Đặt sách tại:

📌 Shopee: https://tinyurl.com/TamlyhocNoidau-ShopeeAz

📌 Tiki: https://tinyurl.com/TamlyhocNoidau-Tiki


BẢN THẢO
Bài viết liên quan