Sang Chấn Tâm Lý Và Hội Chứng Rối Loạn Căng Thẳng Sau Sang Chấn (PTSD): Đáng Sợ Hơn Bạn Nghĩ

Tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với những sự kiện gây tổn thương có thể để lại ảnh hưởng lâu dài. Các hình thức khác nhau của những trường hợp gây sang chấn tâm lý Nhiều người nghĩ về …

Tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với những sự kiện gây tổn thương có thể để lại ảnh hưởng lâu dài.

Các hình thức khác nhau của những trường hợp gây sang chấn tâm lý

Nhiều người nghĩ về Hội chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý  (PTSD) như một thứ gì đó chỉ xuất hiện ở những người lính trở về sau chiến tranh hay những người vừa trải qua cuộc khủng bố đẫm máu. Tuy nhiên, có một thực tế rằng bất kì ai phải trải qua những biến cố gây tổn thương đều có thể mắc hội chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý.

Những trường hợp gây ra sang chấn tâm lý có thể xuất hiện từ nhiều hình thức khác nhau. Sang chấn có thể là hậu quả của việc đột ngột mất đi một người thân yêu, bị cưỡng hiếp, quấy rối, bị bỏ rơi, mất nhà, tai nạn xe, bạo lực gia đình, thảm họa thiên nhiên, bệnh tật hay một số các sự kiện đáng lo ngại khác.

Trải qua một biến cố đầy đau thương có thể dẫn tới nhiều tổn thương, không chỉ là những người liên quan trực tiếp mà cả những người tiếp xúc với nó sau sự thật ấy. Với việc các thông tin nóng hổi được phủ sóng rộng khắp và các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng trở nên phổ biến, chúng ta liên tục  tiếp xúc với những câu chuyện đầy đau thương và những hình ảnh rúng động từ những vụ xả súng trường học, những thảm họa thiên nhiên như lốc xoáy ở Alabama, lũ lụt ở Trung Tây và tiếp đó là những trận nổ bom liên tiếp gần đây ở California, và từ sự tàn phá khủng khiếp của vụ cháy rừng ở California đến tai nạn xe liên hoàn 131 chiếc xe ô tô ở Wisconsin.

Liên tục tiếp xúc với những thông tin như vậy có thể khiến cho con người gặp những triệu chứng của sang chấn tâm lý.

Vậy sang chấn tâm lý là gì ?

Sang chấn tâm lý là cái gì đó rất xa lạ đối với bạn. Mọi người trải qua tổn thương theo những cách khác nhau và có thể nó khiến bạn đau lòng nhưng với người khác điều đó là bình thường trong cuộc sống thường ngày. Ví dụ, nếu bạn làm việc trong một lò mổ và cần làm thịt một con gà thì phản ứng của bạn khi nhìn thấy những hành động như vậy hoàn toàn khác với những ai chưa bao giờ nhìn thấy việc đó trước đây. Tôi nhớ rất rõ cái cảnh chị dâu tôi giết chết một con gà trong chuồng của mình. Tôi hoàn toàn sợ hãi trong khi chị tôi có vẻ bối rối và hỏi tôi rằng tôi nổi giận về điều gì.

Yếu tố chính của chấn thương là nếu sự việc đó thường xuyên diễn ra trong cuộc sống thường ngày của bạn. Nếu không phải vậy, bộ não của bạn sẽ kích hoạt một bộ phận cảm biến gọi là Hạch hạnh nhân (Amygdala) ở trung tâm não bộ, và cũng được gọi là hệ viền (Limbic System)

Điều gì sẽ xảy ra với não bộ của chúng ta khi gặp một chuyện khiến bạn đau buồn?

Khi Hạch hạnh nhân của chúng ta được kích hoạt, não bộ của chúng ta sẽ có những phản ứng sinh tồn nhằm đáp trả hoặc lẩn tránh. Phản ứng này, thuận theo cảm xúc, sẽ gửi một thông điệp đến tuyến thượng thận của bạn(adrenal gland) để gửi hoocmon cortisol giúp bạn thoát khỏi nguy hiểm, điều này sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh tự chủ (Autonomic nervous system) của bạn. Miệng của bạn sẽ bị khô, tim bắt đầu đập nhanh, bụng trở nên khó chịu, và bạn sẽ cảm thấy giống như là mình sắp chết.

Ngoài Hệ viền của bạn, một thông điệp tương tự cũng sẽ được gửi đến thùy trán, nơi mà bạn sẽ suy nghĩ và có những ý định phù hợp. Thùy trán là phản ứng “phanh” để bạn biết rằng bạn an toàn và tất cả những dấu hiệu của phản ứng sinh tồn đáp trả hoặc lẩn tránh sẽ biến mất. Tuy nhiên, ký ức về những chuyện đó sẽ được ghi lại dưới dạng Flashbulb Memory (ký ức đèn chớp)

Bất cứ ai trên 50 tuổi đều nhớ rõ họ đã ở đâu lúc mà Tổng thống John F. Kennedy bị bắn. Điều này cũng đúng với những người nhớ lại tàu vũ trụ Challenger bị nổ tung trên bầu trời, hoặc khi các máy bay đâm vào Tháp Đôi trong 911. “Ký ức đèn chớp” này có thể gợi lại trong não bộ những suy nghĩ và hình ảnh về sự kiện này, điều đó được gọi là một trải nghiệm đau thương.

Vậy rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) là gì ?

Nhiều người nghĩ rằng PTSD là những vấn đề chỉ xuất hiện ở những người lính trở về sau chiến tranh, hay những người trải qua một cuộc khủng bố khủng khiếp. Tuy nhiên, cũng có thể nhiều người gặp phải chứng PTSD từ nhiều hình thức khác nhau của đau thương như đột ngột mất đi một người thân yêu, bị cưỡng hiếp, loạn luân, quấy rối, bị bỏ rơi, mất nhà sau một trận lốc xoáy, bão táp, một tai nạn xe hay bạo lực gia đình.

Gần như mọi người đều trải qua một loạt những phản ứng sau chấn thương, tuy nhiên hầu hết mọi người đều hồi phục ngay từ những triệu chứng đầu tiên một cách tự nhiên. Có những người tiếp tục phải trải qua những vấn đề có thể được chẩn đoán là mắc chứng PTSD. Những người gặp phải chấn thương thường mắc Hội chứng Rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý. Các triệu chứng có thể không xuất hiện sau vài tháng thậm chí là cả vài năm sau sự việc đau thương. Những người mắc hội chứng PTSD có thể cảm thấy căng thẳng hay lo lắng cả khi họ không gặp nguy hiểm.

Điểm khác nhau cơ bản giữa trải nghiệm đau thương và PTSD là khi thùy trán bị tấn công bởi chấn thương, nó sẽ kích hoạt hệ thống tự chủ và gây mất kiểm soát cảm xúc.

Những triệu chứng của PTSD có thể đáng lo ngại và ảnh hưởng tới tất những khía cạnh trong cuộc sống của người bệnh; can thiệp vào việc học tập, công việc, các mối quan hệ và hoạt động thường ngày.

Hội chứng PTSD được đặc trưng bởi 3 triệu chứng chính. 

Hồi tưởng lại quá khứ: Trải qua vấn đề gây ra chấn thương một lần nữa qua những sự kiện đau buồn và những cơn ác mộng, và trải qua những cảm giác buồn giống như bạn đã cảm thấy khi mà chuyện đau thương ấy diễn ra. Việc hồi tưởng lại quá khứ có thể là do một tác nhân nào đó.

Né tránh: Tê liệt cảm xúc và tránh xa những địa điểm, con người và cả những hoạt động có thể gợi nhắc về chuyện buồn. Tránh nói chuyện hay nghĩ về sự kiện ấy, thậm chí gần như hoàn toàn xa lánh mọi người.

Hyperarousal (Phản ứng tăng nhạy cảm quá độ): tăng cảm giác hưng phấn như khó ngủ và kém tập trung, cảm giác lo lắng, và dễ bị kích thích và tức giận. Cảnh giác cao độ hoặc cảnh giác để không gặp bất cứ nguy hiểm nào.

Những triệu chứng thể chất của PTSD có thể bao trùm nhưng không bị giới hạn:

  • Sự lo lắng
  • Hoảng loạn
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Bất lực
  • Mệt mỏi
  • Thôi miên
  • Bồn chồn
  • Run
  • Hồi hộp

Những tác giả tiêu biểu trong lĩnh vực về sang chấn tâm lý

Có rất nhiều những tác giả là chuyên gia nổi tiếng về chấn thương và sang chấn tâm lý; tôi rất may mắn khi được học cùng họ, làm việc với họ, hay đem kiến thức của họ chia sẻ tới độc giả trong những bài review sách trước đây và cả những bài sắp tới. Để điểm tên vài người thì có Dr. Bessel van der Kolk, M.D. – “The Body Keeps the Score”, Babette Rothschild – “The Body Remembers”, Deb Shapiro – “Your Body Speaks your Mind”, and Michelle Rosenthal – “Your Life After Trauma”. Mỗi cuốn sách có những giải thích cặn kẽ về cách cơ thể phản ứng thế nào với sang chấn và đưa ra một vài lời khuyên cho chúng ta.

Điều trị PTSD

Đây là một số những phương pháp được đề xuất để điều trị PTSD:

  • Điều hòa hơi thở theo nhịp tim: Phương pháp này ngăn chặn khả năng phản ứng của phản ứng tự trị và cho phép thời gian đáp ứng.
  • Liệu pháp giải tỏa cảm xúc (EFT)/Trị liệu trường suy nghĩ (TFT): Phương pháp này hoạt động với năng lượng của Chi Chi, Hồi hoặc nguồn năng lượng nào đó khó nhận thấy trong cơ thể bạn. Bằng cách nghĩ về một sự kiện và khai thác các huyệt đạo cụ thể, nó ngay lập tức ngăn chặn cảm giác tiêu cực này.
  • Thiền và hình dung, tưởng tượng: Những phương pháp này giúp giảm các triệu chứng PTSD, nhưng không thay đổi các kết nối thần kinh.
  • Thuốc
  • Châm cứu
  • Trị liệu nói chuyện – Trị liệu hành vi nhận thức (CBT)
  • Sọ điện trị liệu kích thích (CES): Đây là một thiết bị y tế của FDA cho các triệu chứng khác nhau và có hiệu quả cao.
  • Công việc năng lượng- Reiki, Sự phân cực, Lượng tử cảm ứng
  • Phát hiện não: Được phát triển bởi David Grand, Tiến sĩ, phương pháp này liên quan đến việc nhìn và sửa mắt, giúp giải quyết khu vực trong não bị kẹt do chấn thương.
  • Thôi miên: Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh Thôi miên có hiệu quả cao trong việc giảm hoặc loại bỏ PTSD.
  • Giải mẫn cảm và tái xử lý chuyển động mắt (EMDR): Được phát triển bởi Tiến sĩ Francine Shapiro, phương pháp này được sử dụng bởi hầu hết các trung tâm chấn thương hàng đầu ở Hoa Kỳ.
  • Phản hồi sinh học / Phản hồi thần kinh

Sang chấn tâm lý không biến mất, nhưng luôn có những trợ giúp và chúng ta có quyền hy vọng

Như đã đề cập ở trên, những sự kiện xảy ra trong cuộc sống gây ra đau buồn, tổn thương tạo thành một bộ nhớ flashbulb (bóng đèn) và sẽ theo bạn suốt đời. Tuy nhiên, thực hành các phương pháp khác nhau đã được đề xuất ở trên, bạn có thể điều chỉnh lại thùy trán để có những hành động ứng phó với những chấn thương đó, thay vì chỉ  phản ứng đơn thuần.

Dr. Diane

Dịch: Tú Anh

Biên tập: Linh Vũ

Minh Họa: Cường

Nguồn: https://www.psychologytoday.com

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan