Sau cơn bão, chúng ta còn lại gì?

Bỗng dưng một ngày nọ, tâm trí chúng ta hay xã hội mà chúng ta gầy dựng hứng chịu một cơn khủng hoảng, nhưng rồi nó cũng sẽ trở thành một phần của quá khứ.


Sau cơn bão, trời lại quang đãng, luôn luôn là vậy.


Bỗng dưng một ngày nọ, tâm trí chúng ta hay xã hội mà chúng ta gầy dựng hứng chịu một cơn khủng hoảng, nhưng rồi nó cũng sẽ trở thành một phần của quá khứ. Tuy nhiên, không dễ gì mà chúng ta có thể quên được một cơn khủng hoảng như vậy. Chúng ta sẽ nhớ về một thế giới đã hiện diện trước khi khủng hoảng và một thế giới tồn tại sau nó. Người già sẽ luôn nhắc người trẻ xã hội trước kia như thế nào – và sự khác biệt của nó sẽ khiến những con người ấy kinh sợ và bối rối. Nhưng điều quan trọng là chúng ta không thể biết trước được thứ gì sẽ bị thay đổi. Vốn dĩ khả năng của chúng ta không phải là để né tránh cơn khủng hoảng kia, mà ý nghĩ chúng ta quyết định lý do của cơn khủng hoảng ấy và qua thời gian dài, cái gì sẽ được sinh ra sau cơn tàn phá đó. Trong cuộc sống của mỗi con người, năng lực của khủng hoảng chính là ra sinh ra những đột phá. Những đột phá này có thể là gì? Chúng ta có thể tự hỏi bản thân rằng thế giới lý tưởng sau này như thế nào; chúng ta muốn thứ gì nhất – và không muốn thứ gì nhất.


Chúng ta biết bản thân cần điều gì hơn...


Khả năng

Những trang sách lịch sử cho thấy, nguyên trạng xã hội được hình thành là để vững chắc tồn tại. Những thứ mới mẻ không thể thử; những ý nghĩ khiêu khích sinh ra để con người đáp trả chống lại; đó là cách chúng ta sinh sống và sẽ luôn như vậy. ‘Nhìn xa trông rộng’ để sắp xếp lại trật tự xã hội, để thay đổi cách chúng ta làm việc, kiếm tiền, yêu thương hay chăm sóc lẫn nhau, sở hữu tầm nhìn này khiến cho con người ta cảm giác như là bản thân một kẻ ngoại đạo và phi thực tế. Hiện trạng xã hội bây giờ không ai được phép xâm phạm nó. Trừ khi, nó vốn dĩ cho phép người ta thay đổi chính bản thân nó. Qua các cơn khủng hoảng, người ta cũng nhận ra rằng, nhu cầu nuôi dưỡng áp lực đủ lớn, và sự sáng tạo không ngừng nghỉ, hầu hết mọi thứ đều chuẩn bị cho một cải tiến: nguồn tiền cung ứng, hệ thống giáo dục, dịch vụ y tế, hỗ trợ cộng đồng, giải trí, nghỉ ngơi, yêu đương. Chúng ta có thể sống khác đi hoàn toàn so với trước đây và theo phương diện nào đó, chúng ta có thể sống một cách thành công hơn, vui vẻ hơn, giàu lòng nhân ái và hiệu quả hơn. Chúng ta có hàng năm trời để học tất cả những thứ về sự trì trệ; khi cơn bão tan dần, chúng ta chính là nắm lấy cơ hội ấy để nhớ về những khả năng. Sau những nỗi kinh hoàng không lường trước được đã tàn phá chúng ta quá đau thương, không cần bất kì loại lý lẽ thuyết phục nào để chống lại sự hiện diện của suy nghĩ tích cực chưa từng tồn tại thực sự - dẫu cho nó có phần xa xỉ.


Thân thích

Thế giới cổ xưa dạy chúng ta rất nhiều rằng con người là một cá thể. Nhưng cơn bão lại nhắc chúng ta rằng bản thân mỗi người là một phần của tập thể: chúng ta một lần nữa nhận ra rằng sẽ chẳng ai trong chúng ta sống sót nếu mọi người không cùng sống sót. Sự tồn tại của xã hội phụ thuộc vào sự bảo vệ và an ninh, cho dù là của thành viên yếu kém nhất. Chúng ta học được rằng không có hòn đảo nào đủ xa, không có căn hộ áp mái nào đủ riêng tư, cũng không có một cái máy thở riêng nào đủ dùng để cứu tất cả nhân loại. Chúng ta đã học được rằng nếu phải sống, thì hãy phụ thuộc vào thứ đã từng thuộc về tất cả con người – và rằng mọi quốc gia, ngay cả những đất nước được cho là hùng mạnh, chỉ có thể phồn vinh trên chính nền tảng chung của nó.


Phục vụ

Kì lạ là, chúng ta biết rằng con người không hoàn toàn hứng thú với bản thân mình, mà chúng ta nhận thấy một sự thu hút ở một thứ gì đó hấp dẫn và hài lòng nhiều hơn so với lòng kiêu hãnh cá nhân. Chúng ta học về niềm vui khi phục vụ người khác. Chúng ta còn học cách đúng đắn công nhận sự thôi thúc bên trong chúng ta, nếu không hành động sự thôi thúc ấy sẽ bị chôn vùi mãi trong bản thân mỗi người, và cũng như sự thẹn thùng trong con người ta: đó chính là việc thôi thúc giúp đỡ người xa lạ.


Tình yêu

Chúng ta học được rằng con người khi yêu mệt mỏi kiệt sức thế nào khi chỉ mong muốn giải quyết các nhu cầu của người mình yêu, người mà chúng ta hy vọng có thể khiến tất cả những cá nhân còn lại trở nên thừa thãi. Chúng ta dần mất đi hứng thú về chủ nghĩa lãng mạn, thay vào đó, ta khám phá ra được một hình thái tình yêu cởi mở hơn, ít chiếm hữu hơn: đó là tình yêu giữa những người bạn, người hàng xóm, đồng nghiệp và cả những con người dễ tổn thương.


Và chúng ta học được không mong muốn những gì nhiều quá...


Sự phù phiếm

Khơi mào một cuộc chiến vì sự phù phiếm không phải là sự khắc khổ hay mất hứng thú với niềm vui ca múa, gây rối hay pha trò những câu chuyện cười khiếm nhã. Sự phù phiếm chân thật chính là nghiêm túc thái quá về những thứ mà trong thâm tâm biết rõ rằng chúng rất ngớ ngẩn nhưng lại không chấp nhận bản chất của nó; đó chính là việc hy sinh tất cả những năng lượng tích cực vào những thứ vô vị, tầm thường mà chối bỏ nguồn hơi ấm vững chắc và tình bằng hữu. Và sẽ còn nhiều khó khăn thử thách chúng ta: cuộc va chạm giữa hành tinh và thiên thạch vào năm 2043, trận động đất vào năm 2192, cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh vào năm 2289... Chúng ta nên chắc chắn rằng khi những khủng hoảng trên xảy ra, đó là lúc con người đã sẵn sàng trang bị những thứ cần thiết song song đó lòng tự tôn sẵn có và cái nhìn sâu sắc về sự vật: chúng ta khi ấy có thể sẽ đang cười đùa, chúng ta cũng có thể sẽ đang nhảy múa, nhưng chúng ta sẽ học cách biết ôm lấy và trân trọng giá trị từng ngày, chống lại những thước đo chết chóc.


Vô ơn

Xuyên suốt cuộc sống này, chúng ta cũng sẽ học cách trân trọng những thú vui tiêu khiển mà cho đến bây giờ chúng chúng ta cũng chưa từng nghĩ đến. Chúng có thể là một buổi tối đi dạo xuyên qua những con phố quen thuộc, buồn tẻ, nhưng tận cùng trong đấy đều gắn liền với những kỉ niệm của mỗi con người, hay là một buổi chiều tà ngồi cạnh những gia đình dã ngoại không quen mặt, dưới chân là thảm cỏ vàng thấm đẫm màu nắng. Chúng ta chính là những người sành sỏi về tất cả những gì gọi là kỳ diệu và chúng ta cũng chẳng tồn tại cho gần như bất cứ thứ gì, ngay tại đây và bây giờ.


Sự ngờ vực

Chúng ta sẽ luôn loại bỏ nỗi sợ tiếp xúc. Chúng ta trân trọng từng khoảnh khắc tiếp xúc hiện hữu: một cái chạm má thoả mãn hay một sự khám phá lỗ mũi bên trái, một cái ôm ngang vai, một nụ hôn, một khoảnh khắc kỳ diệu của một cái ôm.

Sự phấn khởi


Sau cơn bão, sự kiên nhẫn của chúng ta đối với những câu đùa hài hước tình cảm dần phai nhạt. Bản thân chúng ta đã biết quá nhiều về bóng tối, chính chúng ta cũng không tự lấp đầy cái vẻ ngoài hào nhoáng kia. Đó sẽ là khởi đầu của một sự bi quan phấn khởi, mà từ đó, chúng ta được tiếp cái nhìn thông thái. Chúng ta trở thành những chuyên gia về sầu cảm và sự hài hước tột cùng: mỗi khoảnh khắc của tử thần, cho dù là của cá thể hay tập thể, đều khẩn cầu chúng ta trả lời một câu hỏi lớn và ngược lại bị định mệnh bỏ quên: Chúng ta thực sự từ trong thâm tâm mong muốn sống như thế nào? Cơn khủng hoảng lại chính là “may mắn từ trong bất hạnh” giúp chúng ta xâu kết lại những câu trả lời sâu sắc và thỏa mãn hơn.


Dịch bởi: Irene

BẢN THẢO
Bài viết liên quan