[Sẻ chia] Có Một Loại Nước Mắt, Rơi Vì Sự Tổn Thương Từ Gia Đình

Suy cho cùng, nỗi buồn của mình nếu không được kể cho đúng người, thì chỉ là một sự tệ hại. Tệ đến mức khiến bạn mỗi khi muốn bày tỏ điều gì đó, điều nhận lại chỉ là một sự thu hẹp, o ép, bóp ngạt các xúc cảm đến mức ốc né dồn, mà thôi.

Vì một số lý do nào đó tôi không còn viết nhiều lên tường mình nữa. Phần vì bạn bè xung quanh tôi có lẽ (và cả trên Facebook nữa) điều họ quan tâm không phải là bạn cảm thấy tệ thế nào. Mà là họ cảm thấy thế nào khi bạn thật tệ. Thật tiếc, rất ít người cảm thấy điều tương tự giống bạn. Một số còn cảm thấy điều này làm họ khá hơn. 


Suy cho cùng, nỗi buồn của mình nếu không được kể cho đúng người, thì chỉ là một sự tệ hại. Tệ đến mức khiến bạn mỗi khi muốn bày tỏ điều gì đó, điều nhận lại chỉ là một sự thu hẹp, o ép, bóp ngạt các xúc cảm đến mức ốc né dồn, mà thôi. 


Bất cứ thứ gì xảy ra cũng đều mang tính chất đánh đổi. Đem nỗi buồn ra khỏi bản thân là phải chấp nhận đánh đổi nỗi đau do kẻ khác chà đạp hoặc không ai quan tâm, nhưng đổi lại, ít nhất bạn được sự thanh thản trong tâm hồn, hay ít nhất là không còn giữ nó trong lòng nữa. Thậm chí, đôi khi ở ngoài kia, có rất nhiều người sẵn sàng đồng cảm với bạn. 

Còn sự đau khổ nhất không phải do kẻ khác đem lại cho bản thân mà là chính bản thân ta cố tìm cách chôn chặt chúng. Khó có thể thừa nhận rằng bố mẹ là người gây tổn thương trong một thời gian dài, có lẽ là quãng thời gian lâu nhất mà khó chữa lành nhất.


Suốt 1 một thời gian dài tôi không dám đối mặt với sự thật đó. Tôi cho rằng bố mẹ làm thế vì tốt cho mình. Nhưng. Lại là một từ Nhưng. Tôi cảm thấy nói ra khá có lỗi nhưng điều này không thể chối bỏ: Tại sao bố mẹ chỉ so sánh con cái họ với con cái người khác trong khi không so sánh lại mình với phụ huynh người ta? Trong khi đứa trẻ lớp 2 bị đánh bởi cha mẹ mình còn nhận biết răng: Hoặc là kết liễu đời mình để không phải đau đớn nữa, hoặc là tiếp tục sống một đời và tự nhủ sau này dù có thế nào cũng không được làm con cái bị tổn thương, ít nhất là về mặt tinh thần. 

Nhưng phải làm sao cơ chứ?


Một ví dụ khác. Người Mông không bao giờ đánh con tuy rằng đời sống của họ so với chúng ta có thể chưa đầy đủ về vật chất. Có người từng nói với tôi khi anh ấy lần đầu tiên anh đến đây rằng: Người lớn ở xứ này như những đứa trẻ thơ ngây và những đứa trẻ thì như thiên thần. Ở đây họ trao tình cảm cho nhau bằng những nụ cười. Sáng ra nương rẫy tối về sinh hoạt ăn cơm rồi ngủ từ rất sớm. Nếu không có việc gì thì sẽ tắt đèn ngủ lúc 19-20h và thức dậy lúc 5h sáng. Họ giáo dục con theo cách để con tự phát triển. Như đá bóng giỏi sẵn sàng mua cho con 1 đôi giày mặc dù gia cảnh nghèo túng hay kể cả con học không tốt cũng không trở thành vấn đề. Họ không phạt con khi con họ mắc lỗi. Họ không ép con đến tuổi trưởng thành bắt buộc phải có gia đình. Con họ khi lớn lên cũng như bao người khác. Tự chủ cuộc sống của mình.


Tôi từng hứa với bố mẹ rằng sẽ không phải để họ thất vọng. Nhưng cuối cùng tôi chẳng làm được bản thân lại như đứa trẻ ngày nào. Ôm gối khóc lóc một mình. Ở trong nhà vệ sinh cũng khóc. Khóc trong sự tủi hổ và không thể tha thứ cho bản thân. Tôi nghĩ mình sẽ không còn khóc nhiều nữa nhưng sinh ra ở cuộc đời này đã là một người nhạy cảm, khóc cũng là một cách xoa dịu bớt nỗi đau ngay tức thì. Nếu cuộc đời cho ta nước mắt thì quả là cuộc đời này quá lỗ rồi vì ít ra, mình còn lãi nước mắt.

Cuối cùng, hãy nhìn thật sâu vào nỗi đau để băng bó chúng


Một đứa trẻ tổn thương khi lớn lên mãi mang trong mình những tổn thương. Gần đây có rất nhiều sự quan tâm các đoạn video về sự tổn thương từ người mẹ gây ra cho 2 người con gái. Và dưới góc nhìn của một nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu để so sánh nỗi đau đớn về tinh thần và thể chất thì sự đớn đau nhất ngang bằng với mức bỏng cấp độ 3. Và sau khi kết thúc một khóa học về chữa lành, người mẹ cảm thấy trước đây có lẽ mình đúng, rốt cuộc lại sai hoàn toàn.


"Mẹ làm vậy để các con mạnh mẽ và vững vàng hơn". "Mẹ" có biết kết quả lại ngược vậy hoàn toàn không? "Mẹ" có thấy những đứa con của "mẹ" thực sự mạnh mẽ không?


Một chi tiết nữa không thể không kể đến là người mẹ muốn ôm người con gái lớn của mình vào lòng. Và con gái nhất quyết không cho người mẹ thỏa mãn việc làm ấy.


- Tại sao không cho mẹ ôm?

- Không cần!


"Không cần", theo tôi hiểu, nghĩa là: Con đã tổn thương đến mức không để/cần mẹ hàn gắn. Con không thể cho mẹ tiếp tục làm những gì mẹ muốn với con. Con sợ lại tổn thương, thêm một lần nữa.


Không như cách mà chúng ta vẫn hay nhìn thấy-sử dụng sự trừng phạt để “dạy dỗ” con. Cho đến khi chúng trưởng thành, nỗi đau còn đó, những nỗi đau tuổi thơ ấu cứ âm ỉ chạy trong vô thức cho đến khi bộc phát, nó phá vỡ mọi thứ xung quanh của một đứa trẻ mang thân hình người lớn. Cuộc đời sống được mấy khi nhưng người ta cứ làm nhau đau khổ. Trong khi ở một bản nghèo, người ta còn không lấy lý do đó để đè nén sự yếu đuối của mình lên người khác (thậm chí là con cái của mình). Để che đậy sự yếu đuối bên trong. Đơn giản vì họ không hề yếu đuối, họ hoàn toàn đủ mạnh mẽ và bao dung tha thứ kể cả khi con mình không phải là một người-hoàn-hảo, điều mà bất cứ ai cũng nên nhận diện.

Và nỗi đau nào cũng sẽ lành, nó phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người


Nỗi buồn hay sự tổn thương luôn là những cơn ác mộng với những người nhạy cảm. Có người yếu đuối đến sợ hãi, chẳng đủ can đảm để đứng dậy. Có người thì chật vật với tất cả mối quan hệ xung quanh. Có người thì luôn cảm thấy tệ. Bạn đừng nên nghĩ chỉ có mình mình như vậy. Nhưng cũng đừng lấy điều đó để tiếp tục nuông chiều sự yếu đuối của bản thân. Vì ít nhất tôi đã có thể làm được, hơn thế.


Tôi đã đánh đổi rất nhiều để có ngày hôm nay. Không phải một ngày tươi sáng đâu các bạn ạ. Tôi đã xuất phát từ điểm âm lên con số 0 với mọi sự đau đớn mà nỗi đau kìm nén thời thơ ấu từng trôi trong vô thức. Vào ngày tôi trưởng thành cũng là ngày nó bắt đầu trỗi dậy để tôi không trốn tránh thêm bất cứ giây phút nào.


Tôi đã đánh đổi rất nhiều để tách bản thân ra khỏi các mối quan hệ đủ (gọi là) thân thiết mà bấy lâu nay tôi không nhận ra: Tôi đã đau đớn đủ nhiều mà không hề ý thức chúng.


Để cuối cùng, tôi chấp nhận được rằng, nỗi đau này thuộc về tôi mãi mãi, và tôi cũng không thể để nó dày vò mình, mãi mãi.

Tác Giả: Yến Nhi




Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

Youtube: https://bit.ly/3bBwaLJ

Website: https://acrazymindvn.com/

Instagram: https://www.instagram.com/acrazymindvn/

A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/

Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh

Viết kết nối: https://www.facebook.com/VietKetNoi.yennhi/

A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT

Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro

A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL

A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

BẢN THẢO
Bài viết liên quan