Sự Nam Tính Độc Hại Là Gì?

Sự nam tính độc hại là áp lực văn hóa buộc phái nam phải cư xử theo một khuôn mẫu. Và nó dường như ảnh hưởng đến một số thói quen của tất cả các cậu trai và đàn ông …

Sự nam tính độc hại là áp lực văn hóa buộc phái nam phải cư xử theo một khuôn mẫu. Và nó dường như ảnh hưởng đến một số thói quen của tất cả các cậu trai và đàn ông trưởng thành. 

Sự nam tính độc hại đề cập đến suy nghĩ của vài người cho rằng nam tính đi đôi với thống trị, không có chỗ cho đồng tính, và hiếu chiến.

Ý kiến cho rằng phái nam cần tỏ ra kiên cường và tránh biểu lộ cảm xúc có thể gây hại đến sức khỏe tinh thần của nam giới và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng với xã hội, đó là lý do mà ý kiến này được coi là “Sự nam tính độc hại”.

Sự nam tính độc hại là gì?

Sự nam tính độc hại không phải là chỉ cư xử như một người đàn ông. Thay vào đó, nó liên quan đến áp lực khủng khiếp mà một số người đàn ông chịu đựng khi phải hành động theo khuynh hướng thực sự độc hại.

person wearing green helmet and goggles

Có rất nhiều định nghĩa cho “Sự nam tính độc hại” trong các nghiên cứu cũng như văn hóa nhạc pop. Một số nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng sự nam tính độc hại có ba thành phần cốt lõi:

  1. Sự kiên cường: Đây là quan niệm rằng đàn ông thì phải mạnh mẽ về thể chất, cứng rắn trong cảm xúc, và có chút hiếu chiến.
  2. Sự đối nghịch: Liên quan đến ý kiến cho rằng đàn ông thì nên từ chối tất cả những gì mà bị coi là giống với phụ nữ, ví dụ như là biểu hiện cảm xúc hoặc chấp nhận sự giúp đỡ.
  3. Quyền lực: Đây là giả thiết cho rằng đàn ông phải làm các công việc thiên về quyền lực và địa vị (liên quan đến xã hội và tài chính) để được người ta tôn trọng.1

Sự tôn vinh những thói quen không lành mạnh

Sự nam tính độc hại tôn vinh những thói quen không lành mạnh. Ý kiến “quan tâm bản thân chỉ dành cho phụ nữ” và phái nam nên hoạt động như một cái máy: ngủ trần, làm việc ngay cả khi cơ thể bị thương và đẩy chính mình đến giới hạn.

Ngoài việc đẩy cơ thể đến giới hạn cực độ về thể chất, sự nam tính độc hại còn không hề khuyến khích nam giới gặp bác sĩ.

Một nghiên cứu năm 2011 tìm ra rằng những người đàn ông có những niềm tin cố chấp nhất về sự nam tính thì chỉ khỏe bằng một nửa so với những người có niềm tin vừa phải để có được sự chăm sóc sức khỏe đề kháng2. Ví dụ, phải gặp bác sĩ hàng năm có vẻ như là trái với niềm tin của một số nam giới về sự kiên cường.

man wearing green crew-neck t-shirt looking upwards

Ngoài việc tránh những buổi điều trị bệnh, sự nam tính độc hại cũng khuyến khích những hành vi không lành mạnh.

Một nghiên cứu từ năm 2007 chỉ ra ngày càng nhiều nam giới tin theo những cái gọi là chuẩn mực nam tính, mà trong đó họ tham gia những hoạt động nguy hiểm, như uống đồ uống nặng đô, hút thuốc lá và không ăn rau xanh. Ngoài ra, có khả năng họ xem những lựa chọn nguy hiểm là “bình thường”.

Sự kì thị sức khỏe tinh thần

Sự nam tính độc hại cũng không ủng hộ nam giới tham gia những buổi trị liệu tinh thần. Trầm cảm, lo sợ, lạm dụng chất kích thích, và vấn đề về sức khỏe tinh thần đều bị coi là sự yếu ớt.

Một nghiên cứu năm 2015 chỉ ra rằng những nam giới nào mà có những quan niệm truyền thống về sự nam tính thì sẽ có thái độ tiêu cực với các dịch vụ khám sức khỏe tinh thần hơn những người có thái độ linh hoạt về các giới tính.

Sự nam tính độc hại cũng gây ra stress khi mà nó không đánh giá cao việc đàn ông bày tỏ những cảm xúc của họ. Tránh nói chuyện về những vấn đề hoặc cảm xúc có thể làm tăng cảm giác bị cách ly và cô đơn.

Điều này có thể tăng thêm cảm giác cô độc. Nó cũng có thể làm nam giới ít khi sẵn lòng vươn tay nhận sự giúp đỡ khi gặp vấn đề về tinh thần.

Chủng tộc, dân tộc và giới tính

Chủng tộc và dân tộc của nam giới đóng một vai trò quan trọng trong cách họ nhìn nhận sự nam tính cũng như cách người khác nhìn nhận họ.

Nghiên cứu năm 2013 cho thấy giữa các sinh viên da trắng, một sinh viên người Mỹ gốc Á sẽ bị coi là ít nam tính hơn sinh viên da trắng hoặc sinh viên người Mỹ da đen.
Yêu cầu của sự nam tính nhằm duy trì tính khắc kỷ và là người chu cấp tốt có thể dẫn đến tình trạng “John Henryism” ở nam giới Mỹ gốc Phi. Cụm từ này được dùng để mô tả những người đàn ông dành nhiều nỗ lực để giải quyết vấn đề, ngay cả khi đang bị stress mãn tính và bị phân biệt đối xử. Nghiên cứu năm 2016 đã liên kết “John Henryism” với nguy cơ tăng huyết áp và trầm cảm. Những bé trai, bất kể chủng tộc và dân tộc, nếu không tỏ ra đủ “nam tính” sẽ có thể bị bắt nạt ở trường học.

man leaning on metal cargo

Cuộc khảo sát khí hậu trường học quốc gia năm 2015 đã chỉ ra 85% học sinh LGBTQ+ đã nói rằng chúng bị bắt nạt tại trường học chỉ vì những biểu hiện giới tính và khuynh hướng tính dục của mình.

Những học sinh cư xử không phù hợp với giới tính cũng báo cáo rằng chúng bị đối xử tệ hơn những bạn biểu hiện theo đúng chuẩn mực giới tính dù rằng những bạn đó là LGBTQ+.

Có liên quan: Giới tính không phù hợp có nghĩa là gì?

Hành vi giúp đỡ

Những người đàn ông tự coi mình nam tính hơn dường như ít tham gia vào cái mà những nhà nghiên cứu gọi là “hành vi giúp đỡ”. Điều đó có nghĩa họ không can thiệp khi chứng kiến một vụ bắt nạt hoặc khi nhìn thấy ai đó đang bị tấn công.

Một nghiên cứu năm 2019 chỉ ra sự nam tính độc hại có thể ngăn nam giới an ủi nạn nhân, yêu cầu giúp đỡ, và đứng lên chống lại kẻ xấu. Những người đàn ông nào mà cho rằng đàn ông thì phải mạnh mẽ và hiếu chiến dường như cho rằng những người ngoài cuộc hay can thiệp vào chuyện bên đường sẽ phải chịu hậu quả tiêu cực.

Ví dụ như trong các trường hợp tấn công tình dục, nam giới có hành vi nam tính nhất sẽ ít khi chống lại kẻ xấu. Nghiên cứu đã cho thấy những người như vậy sẽ chỉ can thiệp những vụ xung đột khi họ cho rằng cái danh “nam tính” của mình sẽ có thể bị tổn hại.

Hướng dẫn của APA

Qua nhiều năm, Hiệp Hội Tâm Lý học của Mỹ (APA) bắt đầu ghi nhận những áp lực xã hội áp đặt lên nam giới có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho mỗi cá nhân cũng như xã hội.

Các thành viên của APA đã tạo ra những chỉ dẫn tâm lý dành cho các bé trai và nam giới trưởng thành để giúp giải quyết một số vấn đề của sự nam tính độc hại.
Với hơn 40 năm nghiên cứu, họ đề xuất rằng sự nam tính truyền thống là độc hại về mặt tâm lý học. Họ cũng khuyến cáo rằng những việc bé trai hòa đồng và kìm nén cảm xúc lại có gây nên tổn thương, cả bên trong lẫn bên ngoài.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy khi họ xóa bỏ những khuôn mẫu và sự kỳ vọng văn hóa, không có nhiều sự khác biệt trong các hành vi cơ bản của nam và nữ. Mốc thời gian của nhật ký nghiên cứu (các nhà nghiên cứu phải ghi chép nhật ký suốt quá trình hoạt động của họ) cho thấy nam giới cũng thích chăm sóc trẻ em giống như phụ nữ.

Sự khác biệt trong cách biểu lộ cảm xúc giữa con trai và con gái là tương đối nhỏ và không phải lúc nào cũng theo một khuôn mẫu. Ví dụ như một nghiên cứu vào năm 2013 đã nghiệm ra các chàng trai trưởng thành thực ra ít khi biểu lộ những cảm xúc tiêu cực, như là giận dữ, hơn các cô gái trong cùng độ tuổi.

Chỉ dẫn APA mới được tại ra để giúp các nhà tâm lý học hỗ trợ nam giác phá bỏ các quy tắc về sự nam tính gây hại nhiều hơn lợi.

Lời ngỏ từ Verywell

Nếu bạn cảm thấy mình đang vướng vào mặt tiêu cực của sự nam tính độc hại, hãy giãi bày với ai đó. Một chuyên gia về sức khỏe tinh thần có thể giúp bạn nhận ra nó có ảnh hưởng ra sao với cuộc sống của mình và giúp bạn vượt khỏi những định kiến không lành mạnh làm bạn bị mắc kẹt.

Càng nhiều người biết về sự nam tính độc hại và nhận được sự giúp đỡ, chúng ta sẽ càng thấy được sự đổi khác ở mức độ lớn hơn, theo đó xã hội sẽ bớt đặt nặng áp lực buộc nam giới phải cư xử theo khuôn mẫu truyền thống.

Dịch: Niina

Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-toxic-masculinity-5075107

——————

Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

Website: https://acrazymind.vn/

A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/

Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh

The Tree Of Life (Page): https://www.facebook.com/TheTreeOfLifeVN/

A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT

Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro

A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL

A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan