Sự thật về tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là một hội chứng rối loạn não bộ, mặc dù trước đây nó được coi là một căn bệnh tâm thần. Dù tâm thần phân liệt ảnh hưởng đến khoảng 60 triệu người (1% dân số vị thành niên và trưởng thành trên thế giới), nhưng đáng tiếc, hội chứng này vẫn thường bị nhầm tưởng bởi phần lớn mọi người.


Vạch trần những lầm tưởng về căn bệnh bị hiểu nhầm một cách sâu rộng


Tâm thần phân liệt là một hội chứng rối loạn não bộ, mặc dù trước đây nó được coi là một căn bệnh tâm thần. Dù tâm thần phân liệt ảnh hưởng đến khoảng 60 triệu người (1% dân số vị thành niên và trưởng thành trên thế giới), nhưng đáng tiếc, hội chứng này vẫn thường bị nhầm tưởng bởi phần lớn mọi người.


Những biểu hiện thường thấy ở chứng tâm thần phân liệt là xuất hiện những ảo giác hoang tưởng, những niềm tin sai lầm, ảo giác nghe, nhìn và các ảo giác khác, hành vi bất thường hoặc kỳ quái, khó khăn trong suy nghĩ, dễ mất đi động lực, suy giảm trí nhớ, khó có thể đưa ra quyết định, cách hành xử cũng như mất khả năng khả năng phân biệt thật giả. Những triệu chứng này thường bắt đầu ở cuối giai đoạn thanh thiếu niên hoặc đầu hai mươi, và thường được gọi là rối loạn tâm thần hay "suy nhược thần kinh".


Có rất nhiều những quan niệm sai lầm thường thấy ở phần lớn mọi người về hội chứng Tâm thần phân liệt. Chúng ta hãy cũng đi sâu để làm rõ về những nhầm tưởng ấy nhé.


Mắc chứng tâm thần phân liệt KHÔNG phải là dấu hiệu của sự thất bại hoặc suy đồi đạo đức.


Các yếu tố di truyền và môi trường đều có thể gây ra những thay đổi trong cấu trúc não và hóa học thần kinh trong thời kỳ bào thai, dẫn đến việc nhiều người trưởng thành mắc chứng tâm thần phân liệt từ rất sớm.


Nguồn ảnh: Alex Green


Một người bị tâm thần phân liệt chỉ có MỘT nhân cách chứ không nhiều như ta nghĩ


Phía sau trán là thùy trán, nơi điều hành sự sống của cơ thể. Nó chịu trách nhiệm về "chức năng điều hành", tức là khả năng tổ chức suy nghĩ, suy nghĩ rõ ràng, lập kế hoạch, kiểm soát xung động và hiểu thấu hậu quả. Ở một người bị tâm thần phân liệt, vỏ não trước trán không hoạt động bình thường, dẫn đến các triệu chứng vô tổ chức và nhầm lẫn. Một phần khác của não được gọi với cái tên hệ viền là sự bất thường về mặt hóa học trong tâm thần phân liệt, có thể dẫn đến các triệu chứng loạn thần, bao gồm ảo giác (nghe và nhìn những thứ không tồn tại) - hoặc ảo tưởng, từ những niềm tin sai lầm đã ăn sâu vào tâm trí và con người họ.


Đôi khi các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt bao gồm suy nghĩ và ngôn ngữ bị rời rạc, gặp khó khăn trong việc đặt các câu mạch lạc và thường bỏ bê việc chăm sóc bản thân bằng cách không tắm hoặc ăn.


Bệnh tâm thần phân liệt KHÔNG thể bị đánh bại bởi ý chí


Thông qua can thiệp bằng thuốc chống loạn thần, sự cân bằng hóa học bất thường trong não có thể được phục hồi. Chúng cũng tăng cường kết nối giữa hàng tỷ tế bào não và giúp tái tạo sự phát triển chất xám và chất trắng trong não ở một số vùng.


Tâm thần phân liệt KHÔNG phải là trường hợp vô phương cứu chữa


Nhiều bệnh nhân mắc chứng tâm thần phân liệt vẫn có thể phục hồi toàn bộ hay một phần nhỏ. Sự kết hợp giữa phòng ngừa từ sớm, dùng thuốc thường xuyên và đều đặn, phục hồi tâm lý xã hội và sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè hoàn toàn có thể giúp khắc phục các triệu chứng, ngăn ngừa tái phát (có thể gây mất mô não) giúp bệnh nhân có được cuộc sống bình thường. Với phương pháp điều trị toàn diện, những người bị tâm thần phân liệt có thể đạt được mục tiêu cuộc sống của họ và phục hồi chức năng trong cả ba lĩnh vực chính của cuộc sống - công việc, vui chơi và tình yêu.


Làm rõ những lầm tưởng về tâm thần phân liệt là một bước quan trọng trong việc nhận thức về hội chứng này giống như một tình trạng bệnh lý.


-----------------

Người dịch: YM

Biên tập: Jacqueline

Nguồn ảnh bìa: cottonbro

Nguồn bài viết: <https://www.psychologytoday.com/us/blog/recovery-road/201802/the-truth-about-schizophrenia

Tham khảo: Co-authored by Henry A. Nasrallah, M.D., Professor of Psychiatry, Neurology, & Neuroscience, University of Cincinnati College of Medicine

and Helen M. Farrell, M.D., ​Harvard faculty, Boston Psychiatrist



BẢN THẢO
Bài viết liên quan