Sự trung thực thời thơ ấu và trí tuệ cảm xúc

Sự chân thành là một trong những đức tính mà tất cả các bậc cha mẹ mong muốn truyền thụ cho con cái nhằm tăng trí thông minh cảm xúc của trẻ. Vậy, bằng cách nào họ có thể làm được điều đó?

Sự trung thực trong giai đoạn thơ ấu rất quan trọng đối với sự phát triển trí thông minh cảm xúc. Ví dụ, khi một đứa trẻ làm vỡ đĩa, cha mẹ nhanh chóng la mắng con họ. Kết quả là đứa trẻ quyết định nói dối trong tương lai để không bị la mắng. Bầu không khí mà bậc cha mẹ vừa tạo ra rất tiêu cực bởi vì trẻ vừa học được rằng sự chân thành mang lại tổn thương. Trẻ em không thích bị la mắng và trừng phạt.



Cha mẹ có thể làm gì? Trước hết, bạn phải biết rằng việc phát huy các đức tính, chẳng hạn như sự chân thành trong giai đoạn thơ ấu, mang lại các lợi ích phong phú cho trẻ em. Nhiều đến mức nó làm tăng trí thông minh cảm xúc của trẻ. Vì vậy, bạn phải tạo ra một môi trường tích cực để dạy bài học đúng đắn khi các em gặp tai nạn hoặc mắc lỗi, hoặc không muốn làm điều gì đó. Một trong những vấn đề mà bạn có thể nói chuyện và đàm phán và giữ cho mọi tình huống không mong muốn không biến thành một bộ phim truyền hình kịch tính.


Trên đây chỉ là ví dụ điển hình về một chiếc đĩa vỡ. Tuy nhiên, có nhiều tình huống mà trẻ có thể nghĩ rằng các em sẽ chỉ thắng nếu nói dối - khi không muốn ăn gì đó hoặc không muốn làm bài về nhà.


"Hãy biến nỗi đau thành bàn đạp, 

chứ không phải sân cắm trại."

-Alan Cohen-

Bằng cách nào sự trung thực trong giai đoạn thơ ấu giúp củng cố trí tuệ cảm xúc


Một đứa trẻ nâng cao lòng tự trọng thông qua sự trung thực, và đây là lý do tại sao cha mẹ, người lớn hoặc người giám hộ nên tránh viện đến những lời nói dối để điều hướng hành vi.


Khi trẻ lớn hơn, các em học được sự khác biệt giữa lời nói dối và sự thật. Trẻ có thể nhận ra rằng nhiều bài học đến từ cha mẹ không hề trung thực. Do đó, trẻ hiểu rằng các em có thể nói dối như một phương tiện để đạt được mục đích của mình.

Hơn nữa, một đứa trẻ đã có khả năng hoài nghi về những tuyên bố nhất định mà người lớn đưa ra từ năm tuổi. Như bạn có thể thấy, đây là thời điểm quan trọng mà trẻ sẽ tự bắt chước mọi thứ xung quanh bạn. Điều này càng trở nên quan trọng hơn vào khoảng 8 tuổi. Điều này là do trẻ bắt đầu tách bạch những lời nói dối vô ý ra khỏi sự lừa dối.


Rất khó để quay lại khi trẻ bắt đầu phân biệt được khả năng nói dối mà không lường trước được những thiệt hại mà chúng có thể gây ra. Con người rất giỏi trong việc không nhìn thấy những gì họ không muốn thấy. Đây là lý do tại sao việc biết một số yếu tố để giúp trẻ đi tới con đường chân thành là vô cùng quan trọng. Bạn phải làm như vậy bằng cách chấp nhận sai lầm của trẻ và thấu hiểu những hạn chế của các em.


Chìa khóa để dạy trẻ em về giá trị của lòng trung thực trong giai đoạn thơ ấu nhằm phát triển trí tuệ cảm xúc



Bao gồm tính quyết đoán trong giáo dục trẻ em là một trong những phương pháp tốt nhất để các em học được giá trị của lòng trung thực. Bạn có thể dạy trẻ rằng con người có quyền khẳng định sự thật, rằng không ai được cho phép bất cứ ai thao túng họ, và chạy trốn khỏi những kẻ lừa dối. Hơn nữa, trong quá trình phát triển tự nhiên, trẻ em học cách phân biệt điều tốt và điều xấu, chịu trách nhiệm về những sai lầm của mình, tìm ra giải pháp thay thế để vượt qua những trở ngại và đạt được mục đích. Trên hết, các em học được từ tình yêu thương và sự thấu hiểu tinh tế.

Đừng phán xét

Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, không làm bất cứ điều gì có ý xấu. Do đó, việc liên tục đánh giá các em sẽ ngăn chặn khả năng suy luận, phản ánh và phân tích bất kỳ động cơ tiềm ẩn nào có thể khiến bạn không nhớ đến. Điều gì đằng sau lời nói dối của trẻ? Hãy nghiên cứu tình huống và nói chuyện với trẻ nhỏ mà không phán xét.


Tích cực lắng nghe


Chăm chú lắng nghe con bạn. Đây là một cách tuyệt vời để hiểu trẻ hơn. Nếu bạn làm điều này, bạn có thể phân biệt được liệu trẻ đang nói dối, đang tưởng tượng ra những câu chuyện hay đang cố gắng bịa chuyện.





Chấn chỉnh một cách quyết đoán


Bạn sẽ phải mắng con nhiều lần. Đây là điều bình thường và nên là một phần trong việc giáo dục. Tuy nhiên, bạn phải làm như vậy một cách quyết đoán. Đây là một chiến lược tốt hơn vì trẻ sẽ tiếp thu và suy nghĩ trước khi các em hành động trong tương lai.


Sự động viên tích cực


Điều tối quan trọng là phải làm như vậy khi trẻ cư xử tốt, hãy khen thưởng các em và cho các em biết bạn quý mến các em như thế nào khi chúng hành động theo cách này. Đây là một cách để tăng khả năng trẻ sẽ lặp lại hành vi này hay những người khác thích điều ấy trong khi hạn chế các hành vi tiêu cực.


Tuổi thơ và trí tuệ cảm xúc - bạn là tấm gương cho con


Người lớn, cha mẹ, người giám hộ là tấm gương để trẻ em noi theo. Do đó, việc giáo dục trẻ sẽ chẳng ích gì khi bạn làm điều ngược lại. Vì vậy, hãy trở thành tấm gương về sự chân thành mà bạn đang cố gắng truyền thụ cho một đứa trẻ.



Hãy nhớ rằng, trên hết, trẻ em có xu hướng bắt chước những nhân vật có thẩm quyền như cha mẹ, giáo viên và anh chị em của các em. Luôn ghi nhớ điều này và hành động có trách nhiệm khi bạn ở trước mặt con mình.


Cuối cùng, sự trung thực trong giai đoạn thơ ấu giúp thúc đẩy trí tuệ cảm xúc. Vì vậy, bạn phải để trẻ đối mặt với cảm xúc và hiểu rõ về bản thân nếu bạn muốn các em trở nên tự lập, có trách nhiệm và tự tin.

------------

Dịch bởi: Cecile

Biên tập: Jacqueline

Ảnh: https://unsplash.com

Tham khảo: Giráldez Hayes, A., Prince, E.M. (2017). Honesty in Childhood and Emotional Intelligence. Retrieved 27 September 2021

Available at: 

https://exploringyourmind.com/honesty-in-childhood-and-emotional-intelligence/ 

------------

BẢN THẢO
Bài viết liên quan