Tại Sao Chúng Ta Lại Cần Học Cách Để Lười Biếng Hơn?

Tôi là một kẻ lười biếng. Điều này khiến nhiều người ngạc nhiên, nhất là khi họ nhìn thấy tôi viết những quyển sách năng suất để kiếm sống. Lấy một ngày nghỉ làm ví dụ nhé.

Tôi là một kẻ lười biếng. Điều này khiến nhiều người ngạc nhiên, nhất là khi họ nhìn thấy tôi viết những quyển sách năng suất để kiếm sống. Lấy một ngày nghỉ làm ví dụ nhé. Những chuyến phiêu lưu, quên nó đi – sở thích của tôi vào lúc rảnh rỗi chính là nằm dài trên ghế, xem phim tài liệu trên Netflix và đọc sách. Còn nếu tôi có tận một tuần nghỉ ngơi thì sao? Tôi là loại người thích ở nhà ăn pizza hơn là đi du lịch khắp thế giới. Thật may cho tôi, cái sự lười biếng này chính xác là thứ khiến tôi trở nên cực kỳ năng suất. Và đó là một sự thật được khoa học ủng hộ.


Lười biếng là một nghệ thuật đã bị thất lạc. Ý tôi ở đây không phải là lười biếng theo kiểu dùng sự sao lãng vô thức để lấp đầy mỗi khoảnh khắc mà là sự nhàn rỗi khi chúng ta chọn không làm gì cả. Trong thế giới của sự phân tâm liên tục, chúng ta hiếm khi chịu nhấc đôi chân tinh thần của mình lên. Thay vào đó, chúng ta lại dành thời gian rảnh rỗi của mình cho các trò tiêu khiển mới lạ – từ kiểm tra email tới đọc tin tức, lướt Facebook và ti tỉ thứ – toàn những hoạt động khiến chúng ta thậm chí mệt mỏi hơn.


Ở bất kỳ thời điểm nào, sự chú ý của chúng ta hoặc là ở trạng thái tập trung hoặc là không tập trung. Sự tập trung lôi kéo mọi chú ý – những thứ giúp chúng ta hoàn thành công việc, có được những cuộc trò chuyện ý nghĩa và thúc đẩy cuộc sống chúng ta đi lên. Thế nhưng điều thú vị là nghiên cứu cho thấy sự không tập trung cũng có “quyền năng” tương tự như vậy nhưng lại theo những cách khác biệt. Nếu việc tập trung khiến chúng ta trở nên năng suất hơn thì việc không tập trung lại giúp chúng ta sáng tạo hơn.


Hãy nghĩ đến ý tưởng sáng tạo gần đây nhất của bạn – rất có thể nó đã không xuất hiện khi bạn đang tập trung vào một điều gì đó.

Trên thực tế, bạn gần như chắc chắn là đã không hề tập trung quá nhiều. Có thể khi ấy bạn đã tắm trong thời gian rất lâu, tản bộ, tham quan bảo tàng, đọc sách hay đang thư giãn trên bờ biển với một hai món đồ uống gì đấy. Hay cũng có thể là bạn đang nhâm nhi chút cà phê sáng. Rồi sau đó, ý tưởng hay ho đã lóe lên trong đầu bạn.

Có một lý do để giải thích cho việc vì sao não bạn lại chọn thời điểm này để kết nối với các ý tưởng độc đáo. Khi sự chú ý của chúng ta ở trạng thái nghỉ ngơi – những lúc ta ở không và lười biếng chẳng hạn – trí óc của chúng ta sẽ đi lang thang đến những vùng đất đầy quyến rũ. Một nghiên cứu kiểm tra định kỳ suy nghĩ của con người khi tâm trí lang thang đã xác nhận điều này. Vùng đất nơi trí óc chúng ta chạm tới chứa đựng tương lai (chiếm 48% thời gian), hiện tại (28%) và quá khứ (12%). Khoảng thời gian còn lại, tâm trí chúng ta sẽ trở nên mờ mịt hoặc trống rỗng một cách đặc thù. Phần trăm chính xác thì không quá quan trọng – thay vào đó, điều đáng lưu tâm ở đây là sự lang thang này không mang tính thiếu năng suất như chúng ta nghĩ. Tâm trí nhàn rỗi cho phép chúng ta làm ba điều quan trọng sau:

1 – Nghỉ ngơi


Khi sự chú ý của chúng ta ở trạng thái nghỉ ngơi, chúng ta cũng được nghỉ ngơi. Khi chúng ta chọn để cho tâm trí đi lang thang – tôi gọi trạng thái lơ đễnh đầu óc có chủ đích này là “scatterfocus” (phân tán tập trung) – chúng ta không cần phải điều chỉnh sự chú ý của mình. Điều này tạo nên chế độ phục hồi năng lượng giúp chúng ta tập trung sâu hơn sau đó. Lợi ích nguồn năng lượng này mang đến còn giúp chúng ta làm những điều thú vị, dễ dàng và theo thói quen trong khi chúng ta để sự chú ý của mình ngơi nghỉ, như là đầu tư vào một sở thích sáng tạo, chạy bộ không cần nhạc hay tản bộ với cốc cà phê mà không có sự can thiệp của điện thoại. Làm điều gì đó theo thói quen còn được chứng minh sẽ đưa ta đến với những suy nghĩ sáng tạo hơn.

2 – Lên kế hoạch


Nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta nghĩ về tương lai nhiều hơn bình thường gấp 14 lần khi sự chú ý của chúng ta bị phân tán so với lúc chúng ta tập trung. Chúng ta còn nghĩ về những mục tiêu lâu dài gấp 7 lần bình thường khi sự chú ý ở trạng thái nghỉ ngơi. Hành động cho những mục đích này lại là một chuyện khác, theo một cách tự nhiên, nhưng sự lười biếng có chiến lược cho phép chúng ta hoạch ra các dự định và nhắc nhớ mục tiêu của chúng ta ngay từ đầu.

3 – Phát hiện ý tưởng


Tâm trí vẩn vơ của chúng ta kết nối với cả ba điểm đến tinh thần: quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều này cho phép chúng ta trải nghiệm những suy nghĩ sáng tạo một cách đáng kể hơn khi chúng ta ở trạng thái tập trung. Ví dụ, bạn có thể nhớ lại một ý tưởng mà bạn đã đọc được vào vài tuần trước và kết nối nó với việc làm thế nào để giải quyết tình hình công việc hiện tại. Những ý tưởng bất ngờ và sáng suốt nhất sẽ đến khi chúng ta ở trạng thái không tập trung. 

Chiến lược hiệu quả nhất là những chiến lược mà cứ mỗi phút chúng ta đầu tư vào đó chúng ta lấy lại được khoảng thời gian đó và rồi chúng cho phép ta hoàn thành tốt công việc một cách có hiệu quả. Tôi gộp chung lười biếng vào kiểu này. Khi chúng ta nhàn rỗi, trông chúng ta không có vẻ như đang làm việc nhiều lắm. Nhưng về mặt tinh thần thì ngược lại.

Rất có thể bạn nên lười biếng thường xuyên hơn. Cho dù điều đó sẽ để cho não bộ của bạn được nghỉ ngơi, khám phá những ý tưởng tuyệt vời mới hay xây dựng kế hoạch tương lai thì đôi khi, cách tốt nhất để khiến cho điều gì đó xảy ra chính là không làm gì cả.

Dịch: Châm

Biên tập: Hương

Nguồn ảnh: Pinterest

Nguồn:https://time.com/5379422/why-being-lazy-is-actually-good-for-you/?fbclid=IwAR34AJxmzZHDLHPQ08KeX-xIw0OUA_lPBPb1mIc6pGpVJVQ0z43jXgvHnVM

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan