Tại sao đang trong một mối quan hệ thì đối phương dần trở nên lạnh nhạt?

Push and Pull là hai thuật ngữ dùng để chỉ cách thức tương tác giữa hai cá thể trong một mối quan hệ. Push and Pull rất phổ biến và còn là nguyên nhân dẫn đến không ít sự tan vỡ của các cặp đôi. Cùng tìm hiểu thêm nhé!


Nếu nhìn thấy bản thân trong câu hỏi này thì có thể bạn đang vướng vào một mối quan hệ “Push and Pull” đấy.

Hãy cùng Love In-Psy tìm hiểu về mối quan hệ đầy trắc trở này nhé!


Nguồn bài: https://www.facebook.com/love.in.psy/


THẾ NÀO LÀ MỘT MỐI QUAN HỆ PUSH AND PULL?

Push and Pull là hai thuật ngữ dùng để chỉ cách thức tương tác giữa hai cá thể trong một mối quan hệ. Push có nghĩa là đẩy, thể hiện sự không quan tâm đến đối phương. Ngược lại, Pull có nghĩa là kéo, thể hiện sự quan tâm đến đối phương. Mối quan hệ này thường xảy ra với hai đối tượng:

Bạn: một người sợ sự gần gũi, quan tâm quá mức

Người ấy: một người sợ bị bỏ rơi.



Hãy cùng đi sâu vào việc phân tích 1 chu kỳ với 7 giai đoạn của một quan hệ Push and Pull để hiểu rõ hơn nhé!



GIAI ĐOẠN 1: TÁN TỈNH

Đây quả là giai đoạn đẹp nhất trong tình yêu, khi bạn dùng mọi nỗ lực, công sức để chinh phục người ấy. Cả hai bắt đầu tìm hiểu về nhau, từ công việc, sở thích hay những thói quen hằng ngày. Bạn phải vắt óc để tìm ra những câu chuyện thú vị để gây ấn tượng thay vì chỉ biết hỏi “Em ăn cơm chưa?” Tuy người ấy rất khó để chinh phục (do sợ bị bỏ rơi trong tình yêu) nhưng bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ cuối cùng cả hai đã đến với nhau.


GIAI ĐOẠN 2: SAY ĐẮM

I am falling in love, I am falling in love with you… Bạn và người ấy đều đang tận hưởng những khoảnh khắc ngọt ngào nhất trong tình yêu. Cảm thấy thật tuyệt vời vì có đối phương bên cạnh. Cả hai dành như toàn bộ thời gian cho nhau, thậm chí là có thể trò chuyện thâu đêm suốt sáng.


GIAI ĐOẠN 3: PUSH

Sau khoảng một thời gian yêu đương, cả hai gần như đã tìm hiểu hết về nhau. Và bạn chợt nhận ra toàn bộ cuộc sống của mình chỉ xoay quanh người ấy, nỗi sợ gần gũi của bạn bắt đầu xuất hiện, bạn cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi với sự quan tâm quá mức của người ấy. Bỗng dưng bạn muốn có một không gian riêng để cân bằng lại cuộc sống và rõ ràng, bạn không còn nồng nhiệt như trước.


GIAI ĐOẠN 4: PULL

Người ấy trước kia là kẻ đi gieo tương tư thì giờ lại thành kẻ đi ôm tương tư. Họ nhận ra sự thờ ơ, lạnh nhạt từ bạn, họ sợ cảm giác bị bỏ rơi nên điên cuồng quan tâm, điên cuồng theo đuổi ngược lại để tìm kiếm sự chú ý từ bạn. Thậm chí họ có thể chất vấn bạn: “Anh hết yêu em rồi à, sao anh không quan tâm em như trước?” Người ấy có thể ngồi hàng giờ để phân tích điều gì đang xảy ra còn bạn lại cảm thấy đó là cực hình.


GIAI ĐOẠN 5: XA CÁCH

Cuối cùng, người ấy cũng mệt mỏi và quyết định dừng lại. Người ấy không muốn tiếp tục chịu cảm giác bị bỏ rơi nên muốn rút lui khỏi mối quan hệ này.


GIAI ĐOẠN 6: THEO ĐUỔI

Lúc này bạn đã có đủ thời gian riêng cho bản thân (thỏa mãn được nỗi sợ gần gũi) và bắt đầu lo sợ mất người ấy. Bạn lại hừng hực như lúc thả thính, làm mọi điều để níu kéo mối quan hệ này.


GIAI ĐOẠN 7: SAY ĐẮM

Cả hai yêu lại từ đầu như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Cả hai đều được thỏa mãn nỗi sợ của bản thân. Bạn đã có đủ không gian riêng nên không còn cảm giác sợ gần gũi, quan tâm quá mức. Cô ấy được bạn tán tỉnh lại nên không còn cảm giác sợ bị bỏ rơi.

Như bạn có thể nhận ra, chu kỳ 6 và 7 tương tự chu kỳ 1 và 2. Về cơ bản chúng giống nhau, nhưng chu kỳ 1 và 2 chỉ diễn ra lần đầu, sau đó sẽ được thay thế bởi chu kỳ 6 và 7.


Một mối quan hệ Pull and Push sẽ tiếp tục lặp lại với chu kỳ sau: Giai đoạn 6 -> Giai đoạn 7 -> Giai đoạn 3 -> Giai đoạn 4 -> Giai đoạn 5 -> Giai đoạn 6 -> Giai đoạn 7 -> ….


Tôi biết rằng đây là một mối quan hệ mệt mỏi, khi đến giai đoạn 3 và 4 cả hai sẽ cùng cảm thấy áp lực, ngột ngạt và đều cảm thấy không còn được yêu thương. Nhưng không ai đủ can đảm để bước ra vì chúng ta đều có nỗi sợ riêng. Chỉ khi bạn chấp nhận vượt qua nỗi sợ đó (sợ gần gũi hoặc sợ bị bỏ rơi) thì mối quan hệ mới kết thúc.


LÀM SAO ĐỂ THOÁT KHỎI VÒNG LẨN QUẨN CỦA MỐI QUAN HỆ PUSH AND PULL?


Bạn cần hiểu rằng đây không phải lỗi do đối phương mà là do bản chất tự nhiên của mỗi người. Học cách tôn trọng sự khác biệt và nhu cầu của đối phương sẽ giúp bạn rút ngắn giai đoạn 3 và 4. Khi bạn muốn “PUSH”, muốn chui vào không gian riêng của mình, hãy để lại lời an ủi đến người ấy, rằng không phải bạn hết yêu và xa lánh họ, đây chỉ đơn giản là nhu cầu cá nhân, khi cảm thấy đủ, bạn sẽ quay lại và tiếp tục trao trọn trái tim cho họ. Người ấy cũng cần học cách quan tâm vừa đủ, không cần quá lo lắng khi bạn trú ẩn trong không gian riêng. Trong lúc đó, người ấy có thể hoàn thành các công việc cá nhân, chăm chút cho mình hơn và vui vẻ chào đón khi bạn “quay lại”.

Hãy an tâm rằng trong sâu thẳm, cả hai đều muốn được kết nối, yêu thương và được chấp nhận con người mình.


Một tips hay để cả hai có thể hiểu và rút ngắn hai giai đoạn xa cách đó là xác định một khoảng thời gian trong ngày để quyết định sẽ làm những gì và có làm cùng nhau hay không. Bằng cách này, bạn sẽ không khiến người ấy quá shock khi đột nhiên “bỏ đi” và người ấy cũng được thỏa mãn nỗi sợ bị bỏ rơi khi cả hai có khoảng thời gian cùng nhau.


Ngoài ra hiệu ứng “Push and Pull” còn là một vũ khí lợi hại để chinh phục crush nữa đó, nếu bạn tò mò cách ứng dụng như thế nào thì hãy follow Love In-Spy để khám phá thêm nha!


--------------------------------------------

Love In-Psy - Hiểu Psy Yêu Đúng

Khám phá tình yêu dưới góc nhìn tâm lý học

Follow us on Facebook: https://www.facebook.com/love.in.psy

Follow us on Tiktok: @loveinpsy

BẢN THẢO
Bài viết liên quan