Mọi người thường nói chuyện một mình để giữ bình tĩnh. Việc làm này không phải là một dấu hiệu loạn trí, mà thực chất lại là một chiến lược lành mạnh cho sức khỏe, khi mà những lời tự thoại giúp họ phân tích và giải quyết nhu cầu của bản thân.

Tại sao một vài người tự nói chuyện với bản thân? Họ mất trí rồi sao? Như bạn đã biết, mọi người thường ngạc nhiên khi nghe thấy ai đó nói chuyện mà không có người đối thoại. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, đó lại là một thói quen lành mạnh đáng có. Một vài người nói rằng Einstein và Newton đã từng có những cuộc thảo luận chuyên sâu và phức tạp với bản thân. Conan Doyle cũng không hề do dự khi trang bị thói quen đó cho nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm cùng tên của ông — Sherlock Holmes. Việc làm của ông chứng minh rằng những bộ óc dày dạn nhất không chỉ khác biệt trong bản chất mà còn trong cả cách lập luận.Vì vậy, mặc dù đa phần mọi người sống trong một thế giới quá nhiều tiếng ồn và thường lựa chọn sự yên tĩnh như một cơ chế để nghỉ ngơi, thi thoảng, tự tạo ra một cuộc đối thoại với bản thân cũng là một ý tưởng khá hay. Không chỉ vì bạn sẽ được bầu bạn, mà còn bởi vì bạn sẽ có thể nhìn nhận được thứ đòi hỏi sự tập trung. Ngoài ra, còn bởi vì sức khỏe tinh thần của bạn sẽ cần điều đó.

“Và lần tới, nếu bạn định tự làm tổn thương bản thân chỉ để thu hút sự chú ý của tôi thì hãy nhớ rằng một cuộc trò chuyện ngọt ngào sẽ có tác dụng kỳ diệu.” -Cassandra Clare-



Tại sao một số người tự nói chuyện với bản thân? Lợi ích và những điều kỳ diệu.

Vài người cho rằng người lớn tuổi thường tự nói chuyện với bản thân. Hơn nữa, điều này lại xảy ra phổ biến với những con người cô đơn đang kiếm tìm lối thoát khỏi sự tuyệt vọng. Tuy nhiên, điều này không hề đúng. Đây chính là lúc cần phải làm rõ những khúc mắc liên quan đến một số độ tuổi nhất định.

Bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao bạn lại hay nói chuyện một mình? Câu trả lời rất đơn giản: bởi vì đó là một điều hiển nhiên ở một con người. Bạn có thể ngạc nhiên với chính bản thân mình trong một số khoảnh khắc khi bạn nhận ra mình đang tự nói chuyện một mình: “Tại sao mình lại đãng trí vậy chứ? Mình lại làm mất chìa khóa lần nữa. Ngày hôm nay có lẽ không phải ngày may mắn của mình rồi. Để xem từ giờ đến cuối ngày mọi chuyện sẽ thế nào.” Những phát ngôn đột ngột thành lời thường rất phổ biến, và những lời tự thoại cũng vậy (có nghĩa là bắt đầu một cuộc hội thoại phân tích chuyên sâu vào một vấn đề nào đó.)


Những lời tự thoại: trẻ em thường xuyên tự nói chuyện một mình

Có rất nhiều thứ cần học hỏi từ trẻ em, ngoài sự tò mò vô hạn, mong muốn trải nghiệm, khám phá và tận hưởng khoảnh khắc hiện tại của chúng. Bạn phải học hỏi từ những lời nói tự xem mình là trung tâm của chúng. Ít ra thì đó là điều mà Lev Vygotsky khuyến khích nên làm. Ông đã nhận thấy rõ rệt giai đoạn mà một đứa trẻ vẫn bộc lộ lời nói của mình ra bên ngoài.

Việc chúng đắm mình trong một thế giới riêng rồi tự đối thoại là khá phổ biến. Chúng không chỉ nói chuyện với đồ chơi. Trên thực tế, thói quen tự thoại sẽ dần không được thể hiện ra bên ngoài. Mọi người thường nói chuyện một mình để tối ưu hóa não bộ. Có thể bạn đã từng đứng giữa những ngã rẽ , như là một vấn đề và không có hướng giải quyết chẳng hạn. Vì vậy, bạn bắt đầu tự độc thoại. Khi nhận thấy rằng nó chẳng có ích mấy, bạn bắt đầu nói chuyện với bản thân thành tiếng. Hành vi này không chỉ là một dấu hiệu của sự tỉnh táo mà còn là của trí thông minh, ít nhất là theo một nghiên cứu tại trường đại học Wisconsin-Madison. Cơ cấu não bộ thay đổi khi bạn chuyển lời tự thoại từ trong nội tâm ra thành tiếng.

Các tác giả của nghiên cứu này khẳng định rằng bạn sẽ cải thiện khả năng nhận thức, trí nhớ và kỹ năng giải quyết vấn đề khi tự giao tiếp với bản thân. Sau tất cả thì con người luôn có một khả năng giao tiếp như một lợi thế vượt trội so với các sinh vật còn lại trên hành tinh này. Việc tậndụng nó, cho dù là với bản thân, cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích.Nhà thần kinh học Alexander Luria (1980) chỉ ra rằng ngôn ngữ không chỉ đáp ứng một chức năng trong xã hội mà còn nhiều hơn thế. Ông cho rằng nó còn có ích trong khả năng nhận thức trực tiếp nữa. Bạn có thể cho bản thân những lời động viên tuyệt vời nhất.

Tại sao phải chờ đợi những tác động từ bên ngoài? Những người khác có nhất thiết phải cổ vũ bạn để bạn làm một điều gì đó không? Điều đó chẳng cần thiết vì bạn đã có bản thân mình rồi. Trên thực tế, bạn có thể trở thànhmột hoạt náo viên cho chính mình nếu bạn đã quyết tâm làm việc đó. Vì vậy, lí do một số người thường nói chuyện một mình có thể là bởi vì não bộ muốn họ tự tìm ra động lực từ chính bản thân mình. Do đó, điều mà bộ não của chúng ta muốn nghe là những thứ sau đây: “Tôi rất tự hào về bạn. Bạn có nhận ra rằng mình đã tiến bộ nhiều không?”, “Đừng lo lắng về lỗi lầm kia. Bây giờ thì bạn đã biết những gì không nên làm, bạn có thể bắt đầu lại sau những bài học giá trị mà bạn đã nhận được. Đây là lúc bạn tiến về phía trước và lần này, bạn sẽ làm cho đúng.”



Đây là một lời tự thoại khá lành mạnh. Đó là bởi vì sự kích hoạt lời nói sẽ mang lại hiệu quả cho sự phát triển bản thân của bạn.

Thêm vào đó, còn có một lợi ích đáng kể khác: tự thoại giúp bạn tập trung vào mục tiêu và những điều quan trọng. Mọi người thường độc thoại để tạo mối liên kết với những cảm xúc của bản thân. Những lời nói được trực tiếp bộc lộ thành lời có thể giúp điều hoà bản thân. Nó không chỉ đơn thuần giúp bạn nâng cao quá trình nhận thức để giải quyết vấn đề.Trên thực tế, nó còn cho phép bạn nhận thức rõ hơn về mọi thứ và phát hiện, xác định và kiểm soát cảm xúc của bản thân, nhằm kết nối với chúng tốt hơn.

Bởi lẽ đó, tự đặt cho mình những câu hỏi về cảm xúc của bản thân, điều khiến những cảm xúc ấy rạo rực, và cách mà bản thân sẽ đương đầu với những cảm xúc đó có thể khiến ta thư thái hơn. Cuối cùng, việc tận dụng những khoảng cách tâm lý mà các cuộc tự thoại mang lại luôn là một điều lành mạnh. Vì vậy, giờ đây, bạn đã có một kỹ năng mới mà bạn có thể dùng khi cần mang lại sự hài hòa, cân bằng và hạnh phúc cho cuộc sống của mình.

Translator: LNT

Source:

https://exploringyourmind.com/why-do-some-people-talk-to-themselves/

Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

Website: https://acrazymind.vn/

A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/

Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh

Viết kết nối (Page): https://www.facebook.com/VietKetNoi.yennhi/

A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT

Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro

A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL

A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan