Tại sao người thấu cảm luôn phải lòng "những kẻ tự ái bị tổn thương"?

Người thấu cảm và người tự luyến là những người cực kì đối lập. Vì vậy, khi cả hai bước vào mối quan hệ với đối phương, kết quả cuối cùng có thể giống như một thảm hoạ.


Đối với những người tự ái, việc được kết nối quan hệ với một người thấu cảm mang lại cảm giác như đang ở trên thiên đường vậy. Người tự ái thường khao khát được người mình yêu quan tâm và chăm sóc. Tuy nhiên, đối với những người thấu cảm thì mối quan hệ này giống như địa ngục vì nó có thể dẫn đến tình trạng đau khổ về cả tinh thần và cảm xúc. Vậy tại sao hai thỏi nam châm trái dấu này lại hút nhau? Tại sao những người thấu cảm luôn rơi vào tình yêu với những người tự ái?


Có lẽ là bởi vì những người thấu cảm là một trong những người trung thực và giàu lòng yêu thương nhất, họ có thể cảm nhận được nỗi đau của người khác như chính nỗi đau của mình vậy. Họ thích cho đi và giúp đỡ người khác một cách tự nhiên. Lòng trắc ẩn và khả năng đặt mình vào vị trí của người khác khiến họ trở nên mạnh mẽ, nhưng cũng rất dễ bị lợi dụng và lạm dụng.


Mặt khác, những người tự ái lại là những người chỉ biết nhận lấy mà không biết chia sẻ. Họ là những con người ích kỷ, sẵn sàng thao túng mọi người suy nghĩ theo hướng họ là người lương thiện, sự thao túng ấy nhằm mục đích lợi dụng người khác để thoả mãn những mong muốn của họ. Và thật trùng hợp là những người thấu cảm luôn tin họ và nghĩ rằng tất cả mọi người đều tốt và trung thực như chính bản thân mình.


Những người thấu cảm sẽ dễ tin rằng những hành vi quái gở của những kẻ tự ái là do bị tổn thương trong quá khứ. Và thật bất công làm sao khi những kẻ tự ái lại cảm thấy chẳng hề tội lỗi khi lợi dụng trái tim nhân hậu của người yêu.


Ảnh: Pixabay


Những người thấu cảm cũng có thể gặp khó khăn trong việc thiết lập ranh giới giữa những điều có thể chấp nhận được và không, chính điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho những kẻ dễ tự ái. Họ sẽ lợi dụng sự thiếu sót về lòng tự trọng của chính bản thân mình để giành quyền kiểm soát cuộc sống, rồi khai thác để thu về những lợi ích cá nhân.


Một khi người thấu cảm rơi vào cái bẫy của những người tự ái thì sẽ cực kỳ khó để thoát ra. Những kẻ tự ái là những kẻ nói dối bệnh lý và là bậc thầy của sự lừa dối. Họ khiến cho các nạn nhân cứ mãi mắc kẹt bằng cách ăn nói khéo léo để đạt được những gì họ muốn. Những người thấu cảm thường sẽ không nhận ra ngay từ đầu, đến lúc nhận ra thì đã quá muộn. Họ “nghiện” và phải lòng những kẻ tự ái đến mức không thể thoát ra mối quan hệ này.


Câu hỏi cuối cùng đặt ra, là đến bao giờ hai kiểu người đối lập này mới tìm ra sự cân bằng? Một số người cho rằng thường thì những gì đối lập sẽ hút nhau, nhưng trong trường hợp này thì có vẻ ta không tìm thấy sự hiệu quả nào. Những người thấu cảm thường cảm thấy chán ngán khi liên tục bị buộc tội về mọi thứ. Điều đó đúng, có thể phải mất một thời gian khá dài, nhưng cuối cùng họ sẽ từ bỏ và chấm dứt mối quan hệ (với những kẻ tự ái). Nhưng có một điều chắc chắn, rằng mối quan hệ này sẽ để lại một vết thương sâu sắc và nỗi sợ hãi trong lòng họ. Và họ sẽ không bao giờ làm điều tương tự một lần nữa (yêu những kẻ tự ái).


-------------------------------

Dịch bởi: bluewhale52

Biên tập: SweetIvy

Tham khảo:

Mary Wright, The real reason why Empaths always fall for “Wounded Narcissist”

Available at:

<https://thepowerofsilence.co/why-empaths-always-fall-for-the-wounded-narcissist/> [Accssed at October 5th, 2021]

--------------------------------


BẢN THẢO
Bài viết liên quan