Tầm Quan Trọng Của Sự Đổ Vỡ

Một trong những vấn đề lớn của con người là chúng ta quá giỏi trong việc tiếp tục. Chúng ta là chuyên gia trong việc phục tùng theo các yêu cầu của thế giới bên ngoài, sống theo những gì …

Một trong những vấn đề lớn của con người là chúng ta quá giỏi trong việc tiếp tục. Chúng ta là chuyên gia trong việc phục tùng theo các yêu cầu của thế giới bên ngoài, sống theo những gì được mong đợi và thực hiện các ưu tiên của những người xung quanh. Chúng ta tiếp tục thể hiện ra bên ngoài chúng ta là chàng trai hay cô gái xuất sắc – và chúng ta có thể kéo dài kỳ tích kỳ diệu này đến hàng thập kỷ cùng một lúc mà không cần bị co giật hoặc rạn nứt bên ngoài. Cho đến một ngày, đột nhiên, trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, kể cả ta, chúng ta vỡ òa. Sự rạn nứt có thể xuất hiện trong nhiều dạng. Chúng ta không thể ra khỏi giường được. Chúng ta rơi vào trạng thái trầm cảm catatonic. Chúng ta hình thành sự lo lắng trong xã hội. Chúng ta từ chối ăn. Chúng ta lảm nhảm không mạch lạc. Chúng ta mất quyền chỉ huy đối với một phần cơ thể của mình. Chúng ta buộc phải làm một điều gì đó cực kỳ tai tiếng và hoàn toàn trái ngược với bản thân thường ngày. Chúng ta trở nên hoang tưởng trong một lĩnh vực nào đó. Chúng ta từ chối tuân thủ theo các quy tắc thông thường trong mối quan hệ của mình, chúng ta ngoại tình, gây gổ đánh nhau – hay nói cách khác là chọc một cây gậy rất lớn vào guồng quay của cuộc sống hàng ngày.

silver steel pot on brown patio table

Sự sụp đổ tinh thần được xem như là sự bất tiện không đáng có cho mọi người nên vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi ta phải vội vàng xử lý vấn đề và cố gắng loại bỏ nó khỏi hiện trường, để công việc kinh doanh như bình thường có thể khởi động lại. Tuy nhiên, điều này có nghĩa là ta đã hiểu lầm những gì đang xảy ra khi chúng ta đổ vỡ. Sự sụp đổ không đơn thuần là một sự cố điên rồ hay trục trặc ngẫu nhiên. Nó là thứ rất thực tế cho sức khỏe – mặc dù vô chính phủ. Đó là nỗ lực của một bộ phận trong tâm trí chúng ta ép buộc bộ phận khác tham gia vào quá trình trưởng thành, tự hiểu và phát triển bản thân mà nó vẫn luôn từ chối thực hiện. Nếu nói một cách nghịch lý, đó là một nỗ lực để bắt đầu trở nên khỏe mạnh, bình thường hơn nhờ giai đoạn ốm nặng. Do đó sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta chỉ đơn thuần kê thuốc cho một sự cố và gắng loại bỏ nó ngay lập tức bởi vì ta sẽ bỏ lỡ bài học gắn liền với căn bệnh của mình. Sự sụp đổ không chỉ là một nỗi đau, mặc dù đó là điều tất nhiên; và là một cơ hội phi thường để học hỏi. Lý do khiến chúng ta suy sụp là trong nhiều năm qua, chúng ta đã không được uốn nắn nhiều. Có những điều chúng ta cần nghe tâm trí của mình mà ta đã khéo léo đặt sang nó sang một bên.  Có những thông điệp ta cần chú ý, những thứ mà chúng ta đã không làm – và bây giờ cảm xúc bản thân đang cố gắng “gào thét” mong muốn được lắng nghe theo cách duy nhất mà nó biết sau một thời gian kiên nhẫn đủ lâu. Nó đã trở nên tuyệt vọng – và chúng ta nên hiểu và thậm chí thông cảm cho cơn thịnh nộ câm lặng của nó. Điều mà sự sụp đổ muốn truyền tải là nó không còn là công việc kinh doanh như bình thường nữa, và rằng mọi thứ phải thay đổi hoặc (và điều này có thể gây kinh hãi khi chứng kiến) cái chết sẽ đến. 

brown leafless tree under white sky during daytime

Tại sao chúng ta không thể đơn giản lắng nghe nhu cầu của cảm xúc một cách bình tĩnh và đúng lúc – và tránh sự buồn tẻ của sự sụp đổ? Bởi vì tâm trí vốn dĩ lười biếng và cáu kỉnh và rất miễn cưỡng tham gia vào những gì sự sụp đổ đang muốn “kêu gào” với nó. Trong nhiều năm, tâm trí từ chối lắng nghe một nỗi buồn cụ thể; hoặc có sự bất ổn trong một mối quan hệ hoặc có những ham muốn chúng ta chôn giấu từ rất lâu. Chúng ta có thể so sánh quá trình này với một cuộc cách mạng. Trong nhiều năm, người dân buộc chính quyền phải lắng nghe yêu cầu của họ và yêu cầu sự điều chỉnh. Trong nhiều năm, chính phủ tuy đưa ra những cử chỉ quan tâm nhưng lại bịt tai – cho đến một ngày, điều đó trở nên quá sức đối với người dân nên họ xông vào cổng cung điện, phá hủy đồ đạc và bắn giết ngẫu nhiên vào những người vô tội và có tội. Trong các cuộc cách mạng hầu như không đem lại kết quả tốt. Những bất bình và nhu cầu chính đáng của người dân không được giải quyết, thậm chí không được phát hiện. Có một cuộc nội chiến tồi tệ hơn là tự sát- đôi khi, theo nghĩa đen. Điều này giống với sự sụp đổ tinh thần. Tuy nhiên, một bác sĩ tâm thần giỏi chỉ cố gắng lắng nghe hơn là kiểm duyệt bệnh tật. Họ phát hiện ra những điều kỳ quặc bên trong như một lời cầu xin thêm thời gian cho bản thân, cho một mối quan hệ gần gũi hơn, cho một cách sống trung thực hơn, trọn vẹn hơn, để chấp nhận con người thật của chúng ta cũng hoàn toàn bản năng…. Đó là lý do tại sao chúng ta bắt đầu uống rượu, hoặc sống ẩn dật hoặc trở nên hoang tưởng hoặc mê hoặc.

Khủng hoảng thể hiện sự khao khát được phát triển mà bản thân chưa tìm ra cách thể hiện khác. Sau một vài tháng hoặc vài năm suy sụp kinh hoàng, nhiều người sẽ nói: “Tôi không biết làm thế nào tôi sẽ khỏe lại nếu tôi không bị ốm”. Giữa lúc suy sụp, chúng ta thường tự hỏi liệu mình đã phát điên chưa. Câu trả lời là chưa bao giờ. Chúng ta có thể đang hành xử một cách kỳ lạ, nhưng bên dưới sự kích động bề ngoài là một cuộc tìm kiếm sức khỏe ẩn ý nhưng hợp lý. Chúng ta không bị ốm; chúng ta đã bị ốm. Nếu chúng ta có thể vượt qua, cuộc khủng hoảng là một nỗ lực giúp ta thoát khỏi hiện trạng độc hại và là lời kêu gọi kiên quyết trong việc xây dựng cuộc sống của chúng ta trên cơ sở chân thực và chân thành hơn.

Dịch giả: eMKay 

Nguồn: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/the-importance-of-having-a-breakdown/ 
——————
Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:
Website: https://acrazymind.vn/
A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/
Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh
A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT
Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro
A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL
A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/
(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan