Tâm Thần Phân Liệt Dạy Chúng Ta Điều Gì Về Nhận Thức?

Tâm thần phân liệt được định nghĩa là một bệnh tâm thần đặc trưng bởi các yếu tố tâm lý gây ra hành vi xã hội bất thường khiến người mắc bệnh không nhận thức được điều gì là thật …

Tâm thần phân liệt được định nghĩa là một bệnh tâm thần đặc trưng bởi các yếu tố tâm lý gây ra hành vi xã hội bất thường khiến người mắc bệnh không nhận thức được điều gì là thật hay không thật.

Nhưng ai có đủ tư cách để phán xét những gì là thật?

re-al

tính từ

thực sự tồn tại như một vật thể hay có trên thực tế; không phải do tưởng tượng hay giả sử.

Tưởng tượng là hành động hình thành một khái niệm hay suy nghĩ. Một phần của sự tưởng tượng cũng tương đương với ảo giác.

Nhưng ai có đủ tư cách để phán xét những gì là thật? 

Một người tiến hành bài kiểm tra thực tế –  phân biệt những gì là thật hoặc ảo giác một cách khách quan – sẽ đưa ra kết luận cho những thứ như vậy. Người này quyết định liệu những gì bạn đang nhìn thấy là có thật hay là do bạn tưởng tượng, từ đó gắn nhãn cho bộ não của bạn với chứng rối loạn tâm thần hoặc sự tỉnh táo. Đứng từ góc nhìn của tâm lý học, người mắc bệnh tâm thần phân liệt được cho là thiếu sự sáng suốt (insight)

insight

danh từ

khả năng hiểu một cách chính xác và khách quan sâu sắc về một người hay thứ gì đó.

Dù vậy, có khi nào việc người mắc bệnh tâm lý và thiếu sáng suốt trong suy nghĩ lại không hề mắc phải căn bệnh tâm lý nào không? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta lật ngược lại thế cờ? Điều gì sẽ xảy ra nếu, cái nhìn sâu sắc mà người “tâm thần phân liệt” này thiếu lại là cái nhìn sâu sắc về ảo giác mà người “bình thường” đang trải qua, và ảo giác mà những người tâm thần phân liệt nhìn thấy lại là những gì xảy ra trong thực tế? Ai là người có thể nói được điều gì là thật và điều gì không? Và nó có quan trọng không? Tâm thần phân liệt, suy cho cùng, cũng chỉ là một cái nhãn mà chúng ta gán lên người khác. Và nó giúp ích gì cho chúng ta? Là nhằm thử xác định cái gì là thật và cái gì không thật, và cố gắng xóa bỏ định kiến từ những cái nhãn mà người khác gán lên chúng ta hay sao? Tại sao chúng ta lại lựa chọn bắt đầu với một cái nhãn như vậy? Liệu chúng ta, khi phải sống trong khuôn khổ của những chuẩn mực xã hội, sẽ tự gán cho mình cái mác “hipster”*, khi mà chúng ta thực sự là hipster ấy? Chúng ta sẽ không làm điều đó, vì hành động đó sẽ là là ví dụ cho việc chống lại mọi thứ mà hipster ủng hộ.

Lưu = follow Làm ơn tôn trọng người tìm Nguyễn hàn Thiên Dii ( miin )

Chúng ta đều là những con người hipster ấy.
Chính định nghĩa của tâm thần phân liệt đã tách biệt loài người sang một vũ trụ song song khác, từ đó bác bỏ ý niệm về sự độc nhất của một vũ trụ mà tất cả mọi loài sinh vật đều chung sống. Trong xã hội nghệ thuật, chúng ta được phân loại theo cách chúng ta nhìn thế giới qua một tỷ sắc thái khác nhau, dẫn đến những sáng tạo có bởi những nhận thức khác nhau về một vũ trụ mà chúng ta đang sống trong. Banksy nhìn thấy mâu thuẫn; Van Gogh nhìn thấy vẻ đẹp. Tôi thấy ngôn từ; một người bạn tốt nhìn thấy thời trang. Dù mắc bệnh tâm thần hay không, tất cả chúng ta đều muốn mình khác biệt và được thấu hiểu một cách đồng thời. Liệu có thanh niên nào định phàn nàn về việc bị hiểu nhầm nếu những gì là thật với họ – đau đớn, giận dữ – cũng giống với những lý tướng và hiện trạng cuộc sống của bố mẹ họ không? Làm sao mà thực tại có thể chỉ được định nghĩa bởi vô số yếu tố chưa bao giờ từng trùng lặp hay lặp lại ở thế giới của chúng ta?

[Artwork] Ai ngờ màu tím đẹp đến thế!

Không thể nào. Không có người cai trị toàn năng cho những gì là thật và không thật trong thế giới này. Nhận thức là chủ quan trong cuộc sống của mỗi con người, và những thứ chúng ta thấy không phân loại chúng ta là bình thường hay mất trí, mà là những gì ta chọn để biểu lộ từ những hình ảnh hoặc ảo giác đó. Nếu chỉ xét trên những tạo vật của mình để lại phía sau cho thế giới này, tôi sẽ nói rằng nhận thức của tất cả những ai theo bước tôi đều đang hướng tới một tâm trí lành mạnh.

Tâm thần phân liệt cũng chỉ là một từ mà thôi.

* Hipster chỉ những thanh niên ở độ tuổi 20 – 30, họ đánh giá cao cách suy nghĩ độc lập, ưa tìm hiểu văn hóa và chính trị, yêu nghệ thuật và dòng nhạc indie rock, sáng tạo, thông minh và khôn khéo, thích châm biếm

Dịch: Hoàng Anh

Biên tập: #Zealous

Nguồn: What Schizophrenia Teaches Us About Perception

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan