[Tản văn] CÁCH ĐỂ BẠN CÓ THỂ TRỞ NÊN THẤU CẢM VỚII NGƯỜI KHÁC HƠN

Trong bài hát Let me down slowly, ca sĩ Alec Benjamin đã viết như thế này “Could you find a way to let me down slowly? A little sympathy, I hope you can show me” (Em có thể nào giúp anh cảm thấy tồi tệ một cách chậm rãi được không em? Đó có thể là một chút thấu cảm em dành cho anh). Tôi thấy đây là một lời thỉnh cầu rất đáng được đáp ứng từ phía chàng trai: nếu cô gái muốn rời bỏ chàng, hãy làm điều đó một cách từ từ, đừng quá đột ngột. Anh ấy hi vọng đây là một chút đồng cảm mà cô gái có thể dà

CÁCH ĐỂ BẠN CÓ THỂ TRỞ NÊN THẤU CẢM VỐI NGƯỜI KHÁC HƠN


Trong bài hát Let me down slowly, ca sĩ Alec Benjamin đã viết như thế này “Could you find a way to let me down slowly? A little sympathy, I hope you can show me” (Em có thể nào giúp anh cảm thấy tồi tệ một cách chậm rãi được không em? Đó có thể là một chút thấu cảm em dành cho anh). Tôi thấy đây là một lời thỉnh cầu rất đáng được đáp ứng từ phía chàng trai: nếu cô gái muốn rời bỏ chàng, hãy làm điều đó một cách từ từ, đừng quá đột ngột. Anh ấy hi vọng đây là một chút đồng cảm mà cô gái có thể dành cho người yêu. 


Và tôi nghĩ rằng, đây không chỉ là “một chút” đâu, đây là một ân huệ lớn nếu ai đó được giúp đỡ cách vượt qua nỗi đau một cách từ từ; thay vì để người đó phải đối mặt với mọi thứ một cách quá đường đột mà không chuẩn bị gì cả.


Trong cuốn sách Phi lý trí, tác giả Dan Ariely đã chia sẻ câu chuyện của mình như thế này. Vào năm ông 18 tuổi, một tai nạn xảy khiến 70% cơ thể của ông bị bỏng cấp độ 3. Toàn thân của ông phải băng bó bằng một lớp vải. Trong khoảng thời gian điều trị, sự đau đớn diễn ra chủ yếu trong lúc “tắm”, khi ông phải ngâm mình vào dung dịch khử trùng, tháo băng và lấy tế bào da chết. Vì ông có rất ít da, ông phải trải qua sự đau đớn do chất khử trùng gây ra. Những tấm băng dính chặt vào da thịt, khi chúng được tháo ra (theo ông kể thì thường là phải xé).


Sau khi trò chuyện với các y tá, Dan phát hiện ra phương pháp này của các y tá dựa trên một lý thuyết rằng: một cú giật mạnh tốt hơn việc gỡ ra từ từ, nó có thể không gây ra sự đau đớn khủng khiếp cho bệnh nhân, nhưng nếu kéo dài và xét tổng thể, thì sẽ gây ra nhiều đau đớn hơn.


Từ trải nghiệm của mình, Dan cho rằng phương pháp chưa được kiểm nghiệm này không hề có tính thực tiễn vì nó không tính đến tâm lý sợ hãi mà bệnh nhân phải đối mặt hoặc không nghĩ tới việc an ủi sẽ giúp bệnh nhân bớt đau đớn hơn. Sau khi được chữa khỏi và trở thành sinh viên đại học, ông có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về cách làm giảm sự đau đớn cho bệnh nhân khi thay băng. Cuối cùng ông đã đề ra giải pháp điều trị cho bệnh nhân với cường độ thấp hơn và trong thời gian dài hơn. Và phương pháp này sau đó đã được chứng minh là có hiệu quả.



Điều này cũng đúng khi ta phải đối mặt hay trải nghiệm một vấn đề nào đó trong cuộc sống, nếu chúng ta trải nghiệm nó một cách từ từ và đã được chuẩn bị tâm lý tốt, chúng ta sẽ đương đầu với chúng với tinh thần tích cực và sẵn sàng đối mặt với nó. Hiểu được điều này không chỉ giúp bản thân mỗi người có thêm kĩ năng sống, mà chúng ta còn có thể thấu hiểu và giúp đỡ được những người xung quanh mình. Và đây là một kĩ năng rất cần thiết giúp bạn thấu cảm với người khác hơn. Qua đó, bạn có thể cải thiện các mối quan hệ và chất lượng sống của mình.


Một trong những trường hợp đòi hỏi chúng ta phải thấu cảm đó là chuẩn bị tâm lý cho người thân nếu họ có thể rời khỏi thế giới này trong một tương lai không xa. 


Chúng ta cần biết rằng có ba thứ người sắp qua đời quan tâm đến: người thân của họ, di nguyện của họ và cái chết. 


Người sắp qua đời thường sẽ quan tâm liệu sau khi mình mất đi thì người thân của mình sẽ ra sao. Liệu họ có đau khổ, tuyệt vọng vì sự ra đi của mình không? Họ liệu sẽ sống tốt nếu không còn mình nữa? Nếu bạn là người thấu cảm, bạn sẽ chủ động xây dựng đời sống riêng của mình, một đời sống tích cực, có ý nghĩa để người thân của bạn có thể yên tâm được. Bạn cũng sẽ hỏi xem họ có điều gì còn muốn làm nhưng không thực hiện được không? Và bạn sẽ cố gắng thực hiện điều đó trong khả năng tốt nhất của mình. Khi họ đối mặt với cái chết, bạn sẽ không bảo họ cố gắng lên để giành lại sự sống, thay vào đó bạn sẽ ở bên cạnh an ủi họ, và cho họ biết rằng dù chuyện gì xảy ra bạn cũng sẽ ở bên và ủng hộ họ. Nhưng thế là bạn đã giúp đỡ cho họ rất nhiều rồi, nhờ thế mà họ có thể ra đi thanh thản hơn, thay vì phải vật lộn đến phút cuối cùng trong hoang mang, sợ hãi vì họ sắp phải chết.


Từ khi ý thức được điều này, tôi đã cố gắng thực hiện việc này tốt nhất có thể.


Trước khi tôi phải rời khỏi nhà để đi học sau hơn 3 tháng ở nhà với bố mẹ, tôi đã lên kế hoạch để giúp bố mẹ dần quen với việc tôi sẽ rời xa họ trong tương lai.



Tôi bắt đầu bằng việc xây dựng một lối sống lành mạnh. Tôi dậy sớm đi bộ mỗi sáng. Tôi đi ngủ sớm và không sử dụng điện thoại trước khi ngủ, thay vào đó, tôi đọc sách. Tôi ăn uống lành mạnh hơn, tôi ăn đúng bữa, không ăn những thức ăn đóng gói hoặc đã qua chế biến. Tôi chủ động làm việc nhà nhiều hơn, phụ giúp bố mẹ nhiều hơn. Tôi cũng thông báo cho bố mẹ biết tôi sẽ rời xa họ trong thời gian tới, đồng thời tôi cho bố mẹ biết tôi sẽ làm những gì, ở đâu và tại sao.


Tôi làm điều này vì tôi hiểu rằng bố mẹ sẽ lo lắng về khả năng tự lập của tôi, vì thế tôi đã chứng minh và khiến họ yên tâm rằng tôi hoàn toàn có thể sống ổn mà không cần sự chăm sóc của họ. 


Sau khi tôi đi học, tôi gọi điện cho họ mỗi ngày hai lần trong tuần đầu tiên. Sau đó tần suất giảm dần theo thời gian. Đến giờ sau gần một tháng thì tôi liên lạc với họ mỗi hai ngày, và đây là tần suất tốt mà tôi muốn duy trì. 


Theo quan sát của tôi thì hiện tại họ rất vui vẻ, không còn những lo lắng như năm trước nữa. Họ cũng ít hỏi han về việc tôi ăn uống ngủ nghỉ ra sao. Thay vào đó họ chỉ khuyên tôi ráng giữ gìn sức khỏe và họ kể về công việc hằng ngày của họ cho tôi nghe mỗi khi gọi điện.


Qua những gì tôi học được, và qua trải nghiệm của bản thân, tôi nhận ra rằng thấu cảm là một kĩ năng rất quan trọng. Nó tuy đơn giản nhưng không hề dễ thực hiện. Tuy nhiên chúng ta có thể bắt đầu bằng cách đặt mình vào suy nghĩ và cảm nhận của người khác để hiểu họ. Sau đó chúng ta mới nên lập kế hoạch và hành động dựa theo những cảm nhận đó. Nhờ thế, chúng ta có thể không chỉ giúp ích được cho bản thân mà còn với các mối quan hệ xung quanh nữa. Đặc biệt, khi sống với người khác, chúng ta hãy để ý để có thể giúp đỡ những người đang gặp các vấn đề về cảm xúc, họ cần thời gian để có thể vượt qua những vấn đề tâm lý đó.



Qua những gì tôi học được, và qua trải nghiệm của bản thân, tôi nhận ra rằng thấu cảm là một kĩ năng rất quan trọng. Nó tuy đơn giản nhưng không hề dễ thực hiện. Tuy nhiên chúng ta có thể bắt đầu bằng cách đặt mình vào suy nghĩ và cảm nhận của người khác để hiểu họ. Sau đó chúng ta mới nên lập kế hoạch và hành động dựa theo những cảm nhận đó. Nhờ thế, chúng ta có thể không chỉ giúp ích được cho bản thân mà còn với các mối quan hệ xung quanh nữa. Đặc biệt, khi sống với người khác, chúng ta hãy để ý để có thể giúp đỡ những người đang gặp các vấn đề về cảm xúc, họ cần thời gian để có thể vượt qua những vấn đề tâm lý đó.


------

Tác giả: Huypavel

(*) Cuộc thi Viết Để Trưởng Thành được tổ chức định kỳ 02 tháng/lần. Thông tin chi tiết về cuộc thi vui lòng xem tại: http://bit.ly/CuocthiVDTT

(**) Bản quyền bài viết thuộc về A Crazy Mind và cuộc thi Viết Để Trưởng Thành. Mọi đăng tải lại cần trích dẫn nguồn đầy đủ theo cú pháp: “Tên tác giả – Nguồn: A Crazy Mind – Viết Để Trưởng Thành”

(***) Đăng ký tài trợ cuộc thi tại: http://bit.ly/HopTacTaiTro-VDTT

BẢN THẢO
Bài viết liên quan