Thấu Cảm: Thấu Cảm Với Đồng Cảm Khác Nhau Như Thế Nào?

“Bạn chỉ có thể hiểu được người khác khi bạn cảm nhận được họ ở nơi bạn.” John Steinbeck Khả năng quan sát và cảm nhận thế giới theo góc nhìn của một người khác là một trong những khả …

“Bạn chỉ có thể hiểu được người khác khi bạn cảm nhận được họ ở nơi bạn.”
John Steinbeck

Khả năng quan sát và cảm nhận thế giới theo góc nhìn của một người khác là một trong những khả năng tuyệt vời nhất của con người. Thấu cảm cho phép bạn biến mình thành một người khác và trải nghiệm thế giới này qua đôi mắt của họ. Nếu không có sự thấu cảm, chúng ta sẽ chỉ là những cơ thể trống rỗng, những hình dáng riêng rẽ và biệt lập, không có khả năng kết nối với thế giới xung quanh.

Để hiểu rõ hơn về thấu cảm, chúng ta cần phải phân biệt được thấu cảm với đồng cảm. Đồng cảm là khả năng hiểu được hoàn cảnh của người khác từ góc nhìn của bạn. Đó là một quan điểm lấy bản thân mình làm trung tâm để giúp bạn hiểu được người khác đang phải trải qua những gì dựa trên hoàn cảnh của chính bạn, nhưng giữa hai người vẫn có một khoảng cách nhất định. Bạn không hề có sự kết nối về mặt cảm xúc với người đó. Ví dụ như, bạn có thể thông cảm được với người khác khi họ đang gặp phải một vấn đề nào đó trong mối quan hệ của họ bởi bạn cũng đã từng có những vấn đề như vậy trong mối quan hệ của chính bạn. Bạn không cảm thấy những gì họ đang cảm thấy nhưng bạn có thể hiểu được điều mà họ đang phải trải qua.

Sự thấu cảm thì hơi phức tạp hơn và trừu tượng hơn so với đồng cảm. Để có thể trải nghiệm được sự thấu cảm, bạn cần phải có khả năng nhận biết cảm xúc và đặt mình vào vị trí của người khác. Tâm điểm của sự thấu cảm không đặt ở bản thân một người. Bạn đang trải nghiệm đời sống cảm xúc của người khác bằng khả năng kết nối với họ. Theo một khía cạnh thì bạn đang gián tiếp cảm nhận cảm xúc của người khác. Chẳng hạn như, qua sự thấu cảm, bạn có thể cảm nhận được sự mất mát của một người khi vừa mất đi đứa con, kể cả khi bạn chưa từng có con, bằng cách nhìn nhận nỗi mất mát đó qua con mắt của họ. Nhờ có sự kết nối này, bạn có thể khoác lên mình những xúc cảm của người khác và cảm nhận những điều đó cùng với họ.

Angela Moore, aka Razriel on deviantART, is 22 years old talented illustrator based in Los Angeles area. She usually works with pen and ink, watercolor, pencil and photoshop. The girl stands out due to her warm colors against the cool colors around her.

Nếu bạn không có khả năng tưởng tượng ra chính mình trong hoàn cảnh của người khác để hiểu được những gì họ đang cảm thấy thì bạn sẽ khó có thể kết nối được với mọi người. Thiếu thấu cảm là một đặc điểm thường thấy ở những người mắc chứng rối loạn đa nhân cách chống xã hội (psychopath) và ái kỉ (yêu bản thân thái quá-Narcissistic Personality Disorder). Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder) cũng có thể gặp khó khăn trong việc thấu cảm với người khác. Trong một nghiên cứu khác vào năm 2018 từ trường Đại học Georgia, những người nghiên cứu đã sử dụng phép chụp hình cộng hưởng từ trường (fMRI- quan sát sự thay đổi của dòng tuần hoàn máu) để thể hiện rằng vùng não đảm nhiệm khả năng thấu cảm của những người mắc chứng BPD hoạt động kém hơn so với người bình thường.

Sự thiếu sót này của những người mắc chứng BPD (Rối loạn lưỡng cực) sẽ khiến họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc hiểu và tiên đoán cảm xúc của người khác. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần những nghiên cứu sâu hơn, bởi trước đó, vào năm 1974, Alan Krohn đã tiến hành một nghiên cứu thu được kết quả mâu thuẫn với giả thuyết này: những người với chứng BPD có một dạng thấu cảm đặc biệt khiến họ trở nên nhạy cảm hơn với trạng thái tinh thần của những người xung quanh.

Không biết đặt mình vào vị trí của người khác sẽ tạo nên rào cản trong việc kết nối với mọi người. Đối với những người mắc chứng BPD, điều này khiến họ gặp phải gặp khó khăn trong các mối quan hệ xã hội và hiếm khi duy trì được mối quan hệ lành mạnh và ổn định về mặt cảm xúc. Sự thiếu thấu cảm ở những người với chứng NPD (Rối loạn nhân cách ái kỷ) và những người rối loạn nhân cách chống xã hội thường dẫn đến việc vật chất hóa những người xung quanh. Thiếu đi khả năng kết nối với xã hội khiến họ coi người khác như những đồ vật để phục vụ cho lợi ích cá nhân.

我和我 Me and me on Behance

Những người rối loạn nhân cách chống xã hội (psychopath) có thể hiểu được nhưng không thể cảm nhận được cảm xúc của người khác. Họ có thể bắt chước cảm xúc của người khác để có được những gì họ muốn nhưng nhìn chung, họ chỉ có thể cảm nhận được những cảm xúc một cách hời hợt. Họ không thể cảm nhận được sự thấu cảm, cảm giác tội lỗi, sự ăn năn, nỗi sợ hãi hoặc tình yêu thương. Với những người này, con người chỉ tồn tại cho lợi ích của họ. Họ đoạt lấy những gì họ muốn bằng cách dụ dỗ, ép buộc hoặc nì nèo nạn nhân của họ như một kẻ ăn bám. Những người rối loạn nhân cách chống xã hội sẽ hủy hoại cuộc sống của người khác mà không cần phải suy nghĩ gì.

Người rối loạn nhân cách ái kỉ (NPD)  tồn tại theo nhiều mức độ từ hòa nhã đến hiểm ác. Theo sổ tay Chuẩn đoán và Thống kê các loại Rối loạn tâm thần tái bản lần thứ 5 (DSM-5), những người yêu bản thân thái quá thường thiếu sự thấu cảm. Họ có thể cảm nhận được cảm xúc nhưng do những tổn thương từ nhỏ và sự thiếu hụt về mặt tâm lý, họ không thể biểu hiện điều đó một cách đúng đắn. Khá giống với người thấu cảm, những người với chứng NPD có trí tuệ cảm xúc cao giúp họ nhận biết được cách người khác đang cảm thấy và suy nghĩ. Nhưng điều khác biệt là họ sử dụng khả năng này, với sự thiếu thấu cảm của họ, để thao túng và lợi dụng người khác. Họ chủ yếu sử dụng những người khác như một nguồn tài nguyên đầy vị kỷ cho bản thân để giúp họ củng cố cho cái tôi yếu ớt.

Thấu cảm là cội nguồn mạnh mẽ cho sự kết nối giữa con người với con người. Thấu cảm giúp bạn cảm nhận sâu sắc thêm nhiều sắc thái, cảm xúc khác nhau mà bạn có thể chưa từng trải qua trong đời. Thấu cảm đem đến cho bạn những cảm xúc và thế giới quan của những người xung quanh. Nếu không có sự thấu cảm, thế giới này sẽ là một nơi đầy tăm tối, đầy sự thù ghét với những người mà chúng ta coi là khác biệt với chúng ta. Một điều quan trọng cần phải nhớ là về cơ bản, chúng ta đều giống nhau nhưng chúng ta chỉ đơn giản là có những vị trí khác nhau . Một vài quan điểm của chúng ta có thể khác nhau nhưng chúng ta đều có chung những niềm vui và nỗi sợ. Chúng ta đều hân hoan trước sự ra đời của một đứa trẻ và khóc thương trước sự mất mát của một người thân yêu theo cách giống nhau.

Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết này. Tôi rất mong được lắng nghe những suy nghĩ của bạn về chủ đề này.

Thân mến,
Dr. Perry


Dịch: Minh Trang
Biên tập: Mai
Nguồn: https://makeitultrapsychology
Nguồn ảnh: Pinterest

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Vì vậy, chúng tôi cần sự đóng góp và ủng hộ của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan