Thuyết đối thoại nội tâm của Vygotsky

Vygotsky cho rằng, ngôn ngữ nội tâm là một hình thức độc thoại nội tâm và khía cạnh biểu đạt của ngôn ngữ nội tâm chính là sự phát triển của trạng thái nhận thức sâu sắc nhất



Hầu hết các nhà triết học đều đặc biệt hứng thú với "ngôn ngữ nội tâm" của con người chúng ta. Thực tế, Lev Vygotsky, một trong những tác giả nổi tiếng nhất của tâm lý học phương tây đã nghiên cứu về chủ đề này. Thực tế là những ý niệm của ông đã hoàn toàn thay đổi nhận thức tâm lý con người. Để làm được điều này, ông đã tập trung vào ngôn ngữ và sự phát triển của cảm xúc cũng như những hiểu biểu có hệ thống về tâm lý con người. Khái niệm về ngôn ngữ nội tâm là một trong những học thuyết nổi tiếng nhất của ông. 


Vygotsky là một tác giả vô cùng thông thái. Ngoài đưa ra những đề xuất của mình, ông còn thảo luận về những ngụ ý ẩn sau những đề xuất đó. Trên thực tế, Vygotsky có rất nhiều tranh luận với Jean Piaget và chủ đề nổi tiếng bật của những tranh cãi này chính là tiếng nói của bản ngã.



Từ ngôn ngữ bên ngoài tới ngôn ngữ nội tâm


Vygotsky chỉ ra rằng ngôn ngữ nội tâm dựa trên sự tồn tại của 3 cách nói riêng biệt. Đầu tiên chính là giọng nói bên ngoài hay ngôn ngữ xã hội. Tiếp đến là ngôn ngữ vị kỷ và cuối cùng là ngôn ngữ nội tâm. Feigenbaum đề cập tới lý thuyết của Vygotsky như sau:


“ Vygotsky xem năng lực ngôn ngữ cá nhân là một sự liên kết giữa ngôn ngữ giao tiếp và giọng nói bên trong . Năng lực ngôn ngữ xã hội là lời nói được phát ra hướng đến và biến đổi về mặt trí tuệ với bản thân. Trong khi đó, ngôn ngữ nội tâm là lời nói ít được phát ra, được định hướng và thích ứng với bản thân. Trái lại, năng lực ngôn ngữ cá nhân là lời nói được phát ra, hướng đến và thích ứng với bản thân. Do đó, năng lực ngôn ngữ cá nhân không phải giao tiếp xã hội cũng như những suy nghĩ trong đầu mà là lời nói được thốt ra.”


Dường như đối với Vygotsky, ngôn ngữ nội tâm chính là một trải nghiệm trò chuyện thầm lặng với bản thân. Đó là một thứ ngôn ngữ không lời, một loại lời nói ít được phát thành tiếng. Nói cách khác đó là những suy nghĩ được phát ra thành tiếng. 



Ngôn ngữ nội tâm của Vygotsky


Vygotsky định nghĩa ngôn ngữ nội tâm là một cách diễn đạt ý tưởng lựa chọn từ ngữ theo một cách đặc biệt về mặt bản chất tâm lý học. Ông khẳng định rằng đây là một hình thức đặc biệt của hành động sử dụng lời nói với tính cách của mình. Tuy nhiên, ngôn ngữ nội tâm vẫn duy trì một mối quan hệ phức tạp đối với những hình thức khác của hành động sử dụng lời nói . 


Vygotsky khẳng định rằng có một sự khác biệt giữa nói chuyện với chính mình và với người khác. Bạn sẽ sử dụng ngôn ngữ nội tâm để nói với chính mình nhưng lại sử dụng ngôn ngữ được phát ra thành tiếng để giao tiếp với người khác. Sự khác biệt triệt để và cần thiết giữa 2 hình thức lời nói trên đồng nghĩa với sự khác biệt về mặt cấu trúc.


Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở việc lời nói được phát ra hay không. Đúng vậy, với Vygotsky thì dù lời nói được thốt ra thành tiếng hay không cũng không liên quan tới bản chất tâm lý học đặc biệt của ngôn ngữ nội tâm. 


Ngôn ngữ nội tâm sẽ phát ra trước giọng nói bên ngoài. Không chỉ vậy, ngôn ngữ nội tâm hoàn toàn đối lập với tiếng nói bên ngoài. Vygotsky chỉ ra rằng giọng nói bên ngoài sẽ biến đổi suy nghĩ thành từ ngữ còn ngôn ngữ nội tâm sẽ theo chiều ngược lại, biến đổi từ ngữ thành suy nghĩ bên trong. Nói cách khác thì ngôn ngữ nội tâm chính là một hình thức “ bốc hơi” của ngôn ngữ, từ ngôn từ trở thành suy nghĩ. 



Chiều biểu đạt


Chiều biểu đạt của ngôn ngữ phát triển trong giọng nói nội tâm của bạn. Tuy nhiên, với ngôn ngữ nội tâm, bạn sẽ đồng thời vừa là người nhận và người ngửi của những thông điệp. Do đó, ngôn ngữ nội tâm có hình thức của một cuộc độc thoại.


Vygotsky gợi ý rằng ngôn ngữ nội tâm thiên về thông điệp hơn. Nói cách khác, ngôn ngữ nội tâm loại bỏ mọi khía cạnh nhận thức liên quan tới những ý tưởng được diễn đạt. Hơn thế ngôn ngữ nội tâm không có đặc điểm của đối thoại mà đúng hơn nó là một khái niệm tổng thể. Như đã đề cập ở trên, đối với ngôn ngữ nội tâm, việc vừa là người nhận và vừa là người gửi thông điệp đồng nghĩa với việc bạn đã biết chủ thể lời nói. Do đó, chủ ngữ lúc này sẽ không còn quan trọng.


Vygotsky tin rằng ngôn ngữ nội tâm là một hình thức độc thoại. Hơn thế, chiều biểu đạt của ngôn ngữ nội tâm là sự phát triển của trạng thái nhận thức sâu nhất. Vygotsky khẳng định, ngôn ngữ nội tâm tồn tại do mối quan hệ giữa suy nghĩ và ngôn ngữ. Phần lớn những suy nghĩ sẽ phải biết ơn mối quan hệ đặc biệt này. Thực tế, mối quan hệ giữa suy nghĩ và ngôn ngữ này chính là nhân tố chủ chốt của ngôn ngữ nội tâm.


_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _


Dịch bởi : Van Anh

Biên tập : Ori

Nguồn : https://exploringyourmind.com/vygotskys-inner-speech-theory/

Ảnh : Unsplash




BẢN THẢO
Bài viết liên quan