Thuyết Gắn Bó: 4 Kiểu Gắn Bó Về Cảm Xúc Của Con Người

Các mối quan hệ phần lớn có thành công hay không có thể được giải thích thông qua những gì bạn học được từ những mối quan hệ thuở thơ ấu cũng như sau này. Nếu bạn đã từng lượn …

Các mối quan hệ phần lớn có thành công hay không có thể được giải thích thông qua những gì bạn học được từ những mối quan hệ thuở thơ ấu cũng như sau này.


Nếu bạn đã từng lượn lờ trên Internet để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi vì sao các mối quan hệ của bạn có vẻ như đều thất bại (và thất bại theo những cách tương tự như nhau), thì bạn có thể sẽ tình cờ bắt gặp Thuyết gắn bó.


Thuyết Gắn Bó


Các mối quan hệ phần lớn có thành công hay không có thể được giải thích thông qua những gì bạn học được từ những mối quan hệ thuở thơ ấu cũng như sau này.


Nếu bạn đã từng lượn lờ trên Internet để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi vì sao các mối quan hệ của bạn có vẻ như đều thất bại (và thất bại theo những cách tương tự như nhau), thì bạn có thể sẽ tình cờ bắt gặp Thuyết gắn bó.


Thuyết gắn bó là một lĩnh vực của tâm lý học mô tả bản chất của sự gắn bó về mặt cảm xúc giữa người với người. Nó bắt đầu từ thời thơ ấu, khi những đứa trẻ có sự gắn kết với cha mẹ chúng. Bản chất của sự gắn bó, cũng như cách mà nó được vun đắp và quan tâm, sẽ ảnh hưởng đến sự gắn bó giữa chúng ta với người bạn đời của mình sau này.


Thuyết gắn bó xuất hiện từ những năm 1950, và từ đó mở đường cho một loạt những nghiên cứu đồ sộ. Hai nhà nghiên cứu tên Bowlby và Ainsworth đã nhận ra rằng, việc nhu cầu của những đứa trẻ được đáp ứng bởi ba mẹ chúng (một sự việc rất tự nhiên) đóng góp một phần to lớn trong “chiến lược gắn kết” của chúng xuyên suốt cuộc đời.


Xu hướng gắn bó không nói lên tất cả mọi điều về mối quan hệ của bạn, nhưng nó có thể giải thích tại sao mối quan hệ của bạn lại thành công/thất bại như vậy, tại sao bạn lại bị cuốn hút bởi một kiểu người nào đó, và bản chất của những vấn đề trong mối quan hệ mà bạn phải đối mặt hết lần này đến lần khác.


Những kiểu gắn bó


Theo các nhà tâm lý học, có 4 kiểu chiến lược gắn bó mà người lớn có thể có: an toàn, lo âu, né tránh và lo âu – né tránh.


Kiểu gắn bó an toàn


Những người có kiểu gắn bó này thường thoải mái khi thể hiện sự quan tâm và tình cảm của họ. Họ cũng thoải mái khi ở một mình và tự lập. Họ có khả năng quyết định sự ưu tiên cho các mối quan hệ của họ, và vạch ra ranh giới rõ ràng cho những mối quan hệ và tuân thủ theo chúng.


Những người có chiến lược gắn bó an toàn rõ ràng là những người bạn đời, thành viên trong gia đình và thậm chí là cả những người bạn tuyệt vời nhất. Họ có thể chấp nhận việc bị từ chối và vượt qua những nỗi đau, nhưng họ cũng có thể trung thành và hy sinh khi cần thiết. Họ tin tưởng những người họ gần gũi và bản thân họ cũng là những người đáng tin cậy. Theo một nghiên cứu, hơn 50% dân số thuộc kiểu gắn bó an toàn.


Kiểu gắn bó lo âu


Người thuộc kiểu gắn bó lo âu thường cảm thấy lo lắng và áp lực trong những mối quan hệ của họ. Họ cần người bạn đời liên tục thể hiện sự trấn an và tình yêu dành cho mình. Họ gặp khó khăn trong việc ở một mình hoặc độcthân; và thường dính vào những mối quan hệ không lành mạnh và mang tính bạo hành. Họ cũng có vấn đề trong việc tin tưởng người khác, thậm chí là cả những người thân thiết với họ. Hành động của họ thường vô lý, thất thường và xúc động mạnh, và họ thường phàn nàn rằng những người khác giới thật sắt đá và không có trái tim.


Đây là cô nàng đã gọi bạn 36 lần trong một đêm chỉ vì lo lắngrằng tại sao bạn không gọi lại cho cô ấy. Hay là anh chàng bám theo bạn gái đến tận văn phòng chỉ để đảm bảo rằng cô ấy không lả lơi với gã đàn ông nào khác trên đường đi. Trong nhóm này, phụ nữ thường nhiều hơn đàn ông.


Kiểu gắn bó né tránh


Người thuộc kiểu gắn bó né tránh này thường khá tự lập, tự định hướng và không thoải mái với sự thân mật. Họ sợ những mối quan hệ ràng buộc và là các chuyên gia trong việc đưa ra những lời biện minh cho sự không thân mật. Họ thường xuyên phàn nàn về việc cảm thấy “quá đông đúc” hay “ngộp thở” khi mọi người cố gắng lại gần họ. Trong mọi mối quan hệ, họ luôn chừa đường rút lui cho chính mình. Luôn luôn. Và họ thường xây dựng lối sống của mình theo cách né tránh sự ràng buộc/quá nhiều thân mật.


Đây là người đàn ông làm việc 80 giờ một tuần và cảm thấy phiền khi người phụ nữ anh ta hẹn hò muốn gặp anh ta nhiều hơn 1 lần 1 tuần. Hay cô gái hẹn hò với hàng tá người đàn ông trong nhiều năm nhưng lại nói rằng cô không muốn có “bất kỳ điều gì nghiêm túc” và quả quyết chia tay khi cô đã chán ghét họ. Đàn ông thường thuộc kiểu người này hơn phụ nữ.


Kiểu lo âu – né tránh


Kiểu lo âu – né tránh: Kiểu lo âu – né tránh (còn được biếtđến là “kiểu sợ sệt”) là tập hợp những gì tồi tệ nhất của hai kiểu nói trên.Người lo âu – né tránh không chỉ có nỗi sợ về sự ràng buộc và sự thân mật, mà họcòn không tin tưởng và mắng mỏ người khác vì cố tới gần họ. Người lo âu – né tránh thường dành nhiều thời gian một mình và khốn khổ, hoặc ở trong những mối quan hệ bạo hành hay rối loạn chức năng.


Theo nhiều nghiên cứu, chỉ có rất ít dân số thuộc kiểu lo âu– né tránh, và họ thường có vô vàn vấn đề về cảm xúc trong cuộc sống của mình.(Ví dụ, lạm dụng chất, trầm cảm,…)


Cũng như hầu hết những mẫu hình tâm lý (psychologicalprofiling) khác, những kiểu gắn bó này thường không đi một mình (monolithic), có bản chất không định hướng (scalar) và tương đối độc lập. Ví dụ, theo như Amir Levie và Rachel Heller trong cuốn sách Attached [Sự gắn bó], tôi đạt 75% điểm gắn bó an toàn, 90% điểm gắn bó né tránh, và 10% là lo âu. Và tôi đoán rằng 3 đến 5 năm trước, tôi thuộc kiểu an toàn ít hơn và lo âu nhiều hơn, mặc dù mức độ né tránh của tôi vẫn luôn gần như tuyệt đối (bất kỳ bạn gái nào của tôi cũng đều sẽ nói như vậy).


Mấu chốt ở đây là, bạn có thể bộc lộ những xu hướng của nhiều kiểu gắn bó khác nhau tùy vào từng hoàn cảnh và với tần suất khác nhau. Mặc dù vậy, mỗi người thường có một kiểu gắn bó vượt trội hơn cả. Vì thế, người thuộc kiểu “an toàn” vẫn sẽ có những hành vi thuộc loại né tránh hay lo âu, và người thuộc kiểu “lo âu” đôi khi cũng có những hành vi an toàn… Không có ai thuộc một kiểu hoàn toàn và cũng chẳng có ai không thuộc kiểu nào. Cả kiểu người lo âu và né tránh vẫn sẽ đạt một điểm số nhất định trên thang điểm an toàn. Nhưng người lo âu – né tránh thường sẽ ghi điểm cao trên thang điểm lo âu và né tránh, và có số điểm thấp trên thang điểm an toàn.


Các kiểu gắn bó được hình thành như thế nào?


Như tôi đã nói, sự gắn bó của chúng ta khi trưởng thành thường hình thành từ mối quan hệ với ba mẹ (hay là người chăm sóc) khi còn nhỏ. Khi còn là những đứa trẻ bất lực, đây là mối quan hệ đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta, vì vậy, nó tự nhiên hình thành nên một “bản thiết kế” cho việc chúng ta nhìn nhận như nào về mọi mối quan hệ khi trưởngthành.


Chúng ta sử dụng bản thiết kế mối quan hệ này khi ở cuối độtuổi thơ ấu và ở độ tuổi vị thành niên, đó là khi chúng ta bắt đầu có những mối quan hệ quan trọng khác ngoài mối quan hệ với ba mẹ. Nhóm bạn đồng trang lứa bắt đầu có vai trò to lớn trong cuộc sống khi chúng ta tiếp tục hành trình mở rộng mối quan hệ với những người khác. Những trải nghiệm này tiếp tục ảnh hưởng tới xu hướng gắn bó của chúng ta khi chúng ta có mối quan hệ tình cảm lãng mạn với những người khác giới, từ đó cũng ảnh hưởng tới kiểu gắn bó của chúng ta.


Vì vậy, mặc dù những trải nghiệm đầu đời với ba mẹ sẽ có ảnh hưởng sâu sắc tới những mối quan hệ khác, nhưng nó không phải yếu tố duy nhất quyết định kiểu gắn bó (mặc dù là yếu tố rất lớn) và kiểu gắn bó của bạn có thể thay đổi theo thời gian (sẽ đề cập ở phần sau của bài viết).


Mặc dù vậy, nhìn chung thì kiểu gắn bó an toàn được phát triển từ thời thơ ấu, khi nhu cầu của đứa trẻ được ba mẹ đáp ứng đều đặn, đồng thời nó cũng nhận được đủ tình yêu thương và quý mến. Chúng cảm thấy mình có đủ năng lực khi ở giữa những người bạn đồng trang lứa, nhưng cũng thoải mái với những khuyết điểm của bản thân ở một mức độ nào đó. Chúng cũng thể hiện những ranh giới lành mạnh, vững chắc; có thể nói ra những nhu cầu của mình trong các mối quan hệ; và không sợ rời khỏi một mối quan hệ xấu nếu cảm thấy cần thiết.

Chiến lược gắn bó lo âu xuất hiện từ thời thơ ấu ở những đứatrẻ không nhận được đầy đủ tình yêu thương và sự chăm sóc. Chúng thường có cái nhìn tích cực về bạn bè, nhưng lại có cái nhìn tiêu cực về bản thân. Những mối quan hệ lãng mạn của họ thường bị lý tưởng hóa quá mức và lòng tự tôn của họ phụ thuộc quá nhiều vào những mối quan hệ này.


Chiến lược gắn bó né tránh xuất hiện từ thời ấu thơ ở những đứa trẻ chỉ được đáp ứng một vài nhu cầu trong khi phần lớn thời gian khác thì bị bỏ rơi (ví dụ, cậu bé được cho ăn đều đặn, nhưng không được ôm ấp đầy đủ). Họthường có cái nhìn tiêu cực về người khác nhưng lại nhìn nhận tích cực về chính bản thân mình. Họ chưa từng phụ thuộc quá nhiều vào những mối quan hệ tình cảmlãng mạn để cảm nhận sự thân mật và cảm thấy rằng mình có thể không cần ngườikhác hỗ trợ về mặt cảm xúc.


Kiểu gắn bó lo âu – né tránh thường phát triển từ những thời thơ ấu có sự bạo hành hoặc thờ ơ vô cùng. Họ thường trải qua nhiều khó khăn khi gắn kết với bạn bè nhưng cũng chẳng thể làm được. Họ tìm kiếm cả sự thân mật lẫn độc lập trong những tương tác lãng mạn, đôi khi là mong đợi 2 điều đó cùng một lúc, và từ đó dẫn đến, như bạn cũng có thể hình dung, những mối quan hệ hỗn loạn, rối loạn chức năng.


Các kiểu gắn bó và sự tổ chức trong mối quan hệ


Những người thuộc kiểu gắn bó khác nhau thường sắp xếp bản thân trong các mối quan hệ bằng những cách thức có thể dự đoán được. Người thuộc kiểu an toàn thường có khả năng hẹn hò với (hoặc là xử lý, phụ thuộc vào cách nhìn nhận của bạn) cả người thuộc kiểu lo lắng và né tránh. Họ đủ thoải mái với bản thân để có thể cho người thuộc kiểu lo âu mọi kiểu trấn an mà người đó cần, và cho người thuộc kiểu né tránh đủ không gian để không cảm thấy bị đe dọa.


Người thuộc kiểu gắn bó lo âu và né tránh thường rơi vào mốiquan hệ với nhau nhiều hơn là với người có cùng kiểu gắn bó. Điều đó nghe có vẻphản trực giác (counter-intuitive), nhưng có sự sắp đặt đằng sau sự điên rồnày. Người né tránh rất giỏi trong việc trốn tránh và làm nản lòng người khácnên đôi khi chỉ có người lo âu mới sẵn sàng bám trụ lại và nỗ lực nhiều hơn đểđối phương mở lòng.


Ví dụ, người đàn ông thuộc kiểu né tránh có thể thành côngtrong việc lẩn tránh những cú thúc nhằm gia tăng sự thân mật của người phụ nữthuộc kiểu an toàn. Sau đó, người phụ nữ kiểu an toàn sẽ chấp nhận sự từ chốivà bước tiếp. Nhưng người phụ nữ thuộc kiểu lo âu thì chỉ càng trở nên quyếttâm hơn khi người đàn ông này cố gắng đẩy cô ấy đi. Cô sẽ gọi điện hàng tuần hoặchàng tháng cho tới khi anh ta đầu hàng và có cam kết với cô ấy. Điều này khiếncho người đàn ông thuộc kiểu né tránh có đủ sự đảm bảo mà anh ta cần để hành xửđộc lập, và người phụ nữ thuộc kiểu lo âu sẽ ở bên và chờ đợi anh ta.


Thường thì những mối quan hệ này sẽ tạo ra một sự cân bằngmang tính lệch lạc khi họ rơi vào mô típ kẻ theo đuổi – người bỏ chạy, điều màcả người lo âu và người né tránh đều cần để có thể cảm thấy thoải mái với sựthân mật.


Người lo âu – né tránh chỉ hẹn hò với người giống họ hoặcngười thuộc nhóm lo âu hoặc né tránh có mức độ gắn bó an toàn thấp. Những mốiquan hệ kiểu này rất lộn xộn, nếu không muốn nói thẳng ra là bạo hành hay thờơ.


Tất cả những điều này đều củng cố cho ý tưởng, cũng là kết luận trong cuốn sách của tôi, rằng trong mối quan hệ, người thiếu an toàn sẽ gặp người thiếu an toàn và người an toàn sẽ gặp người an toàn, dù những người thiếu an toàn không hoàn toàn giống nhau. Nói thẳng thì, dành cho tất cả những người đã gửi mail cho tôi phàn nàn về việc những người họ gặp là tự ti, hay có vấn đề về tin tưởng, hay khó khăn và gia trưởng … thì hãy để tôi nói cho bạn một tin buồn.


Bạn thuộc kiểu gắn bó nào?

Nếu bạn không có ý tưởng gì về kiểu gắn bó của bạn và muốnlàm bài test, hãy làm bài này. Nó là nguồn tham khảo tuyệt vời có thể giúp chobạn hiểu rõ hơn về sự gắn bó trong các mối quan hệ khác nhau – ba mẹ, bạn bè,các mối quan hệ tình yêu.


Tôi cũng thích nó bởi vì tôi có thể biết được nhiều khía cạnhcủa sự gắn bó thay đổi như thế nào theo thời gian.


Nếu bạn không muốn làm bài test (thời gian làm bài khoảng 10phút thôi), thì đại ý của nó nằm ở đây: nếu bạn luôn né tránh sự ràng buộc, nhữngmối quan hệ tình yêu, đóng những cánh cửa lại, hoặc là không chia sẻ điều gì vớiđối phương, thì bạn rất có thể thuộc kiểu gắn bó né tránh.


Còn nếu bạn luôn lo lắng về người bạn đời của mình, cảm thấyhọ không thích bạn nhiều như bạn thích họ, muốn gặp họ 24/7, luôn cần sự trấn an từ phía họ, thì bạn có thể thuộc kiểu gắn bó lo âu.


Ngược lại, nếu bạn thấy thoải mái với việc hẹn hò, với việc thân mật với họ và có khả năng vạch ra những ranh giới rõ ràng với họ, nhưng cũng không bận tâm việc phải ở một mình, thì bạn có thể thuộc kiểu gắn bó an toàn.


Thay đổi kiểu gắn bó của bạn


Tin tốt là kiểu gắn bó có thể thay đổi theo thời gian – mặc dù khá chậm và khá khó khăn.


Nghiên cứu chỉ ra rằng, một người lo âu hay né tránh khi bước vào mối quan hệ dài hạn cùng với người an toàn thì có thể gia tăng mức độ an toàn theo thời gian. Không may thay, người lo âu hay né tránh cũng có thể làm giảm mức độ an toàn của người thuộc kiểu gắn bó an toàn xuống gần bằng họ nếu không cẩn thận.


Tương tự như vậy, những sự kiện tiêu cực trong cuộc sống, như ly hôn, mất con, tai nạn nghiêm trọng, cũng có thể khiến người có kiểu gắn bó an toàn rơi vào kiểu gắn bó thiếu an toàn hơn.


Ví dụ, một người đàn ông an toàn ở mức độ nào đó khi kết hônvới một người lo âu, anh ta có thể giúp vợ mình cảm thấy an toàn hơn, nhưng khi gặp vấn đề về tài chính, cô ấy lại quay về mức độ lo âu ban đầu, lừa dối và ly hôn người đàn ông đó vì tài sản của anh ta, khiến anh ta rơi vào tình trạng né tránh. Anh ta sẽ tiếp tục lơ đi sự thân mật và quan hệ tình dục không ràng buộc với phụ nữ trong 10 năm tiếp theo, với nỗi sợ hãi về việc thân mật với bất kỳ ai trong số đó.


Nếu bạn bắt đầu nghĩ rằng hành vi né tránh hay lo âu tương đương với hội chứng giả alpha (fake alpha syndrome) và những hành vi thiếu an toàn khác mà tôi nói về đàn ông trong cuốn sách của mình, thì bạn đã đúng rồi đấy. Kiểu gắn bó của chúng ta có sự liên kết chặt chẽ với sự tự tin vào bản thân và những người khác.


Nhà tâm lý học Bartholomew và Horowitz đã đưa ra một mô hình cho thấy sự gắn bó của con người liên quan thế nào đối với mức độ tiêu cực/tích cực trong hình ảnh về bản thân và hình ảnh về những người khác.


Người an toàn thể hiện hình ảnh bản thân tích cực và có cái nhìn cũng tích cực về người khác. Người lo âu thì có suy nghĩ tiêu cực về chính mình, nhưng nghĩ tốt về người khác (vì thế mới có những hành vi cần sự quan tâm).


Kiểu người né tránh sẽ có cái nhìn tích cực về bản thân, tiêu cực về người khác (điều này giải thích cho sự kiêu căng và nỗi sợ cam kết), và người lo âu – né tránh thì nhìn mọi người và mọi thứ đều tiêu cực (vì vậy họmới không có khả năng vận hành trong các mối quan hệ).

Sử dụng mô hình này như một tấm bản đồ, một người hoàn toàn có thể định vị bản thân mình để trở thành kiểu người gắn bó an toàn.

Người lo âu có thể làm việc với chủ đề phát triển bản thân, vạch ra ranh giới lành mạnh và nuôi dưỡng hình ảnh cá nhân tích cực. Một trong những lời khuyên phổ biến nhất của tôi dành cho phái mạnh là tìm điều gì đó họ giỏi và đam mê để làm và biến chúng thành trọng tâm trong cuộc sống của họ, thay vì đi tìm phụ nữ.


Kiểu người né tránh có thể làm việc với chủ đề mở lòng hơn với những người khác, và nuôi dưỡng những mối quan hệ thông qua việc chia sẻ nhiều hơn. Một lời khuyên phổ biến khác của tôi dành cho đàn ông chính là: việc tìmra điều tốt đẹp ở trong những người mà bạn gặp chính là nhiệm vụ của bạn. Người khác không có trách nhiệm phải thể hiện cho bạn thấy. Hãy tò mò hơn. Ngừng phán xét đi.


Và tất nhiên, một vài bạn có thể đang đọc và nghĩ là, “Tôi muốn độc thân và ngủ với bất kỳ ai mình muốn. Tôi chẳng muốn thay đổi gì.” Và đó là sự thật – nhiều người sống cuộc sống hạnh phúc, thành đạt dù họ là kiểu người gắn bó lo âu hay né tránh. Một vài người thậm chí còn có những mối quan hệ dài hạn tốt đẹp khi là một người lo âu hay né tránh.


Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng những người có kiểu gắn bó an toàn thì thường hạnh phúc hơn và cảm thấy được nâng đỡ nhiều hơn, có ít nguy cơ mắc trầm cảm hơn, khỏe mạnh hơn, duy trì mối quan hệ bền vững hơn và trở nên thành công hơn những người thuộc nhóm khác.

Và tôi có thể nó với bạn từ chính trải nghiệm của mình, tôi cảm thấy bản thân đã chuyển từ kiểu gắn bó né tránh cao (và kiểu lo âu nhẹ) sang kiểu gắn bó an toàn hơn trong suốt 6 năm làm việc với bản thân về chủ đềnày. Và tôi có thể khẳng định rằng, tôi cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện hơn trong những mối quan hệ và trong tình cảm của tôi với người phụ nữ mình yêu so với trước kia.

Tôi sẽ không đánh đổi điều này vì bất cứ điều gì khác.


Dịch: Viethuongle

Biên tập: Lyo Kiu

Minh họa: Lyo Kiu

Nguồn ảnh: Pinterest

Nguồn bài viết: https://markmanson.net/attachment-theory?fbclid=IwAR12hhx0mEeflOJo_BSQp_V6I40Ctsj8lSU1ym1-sYUabaCnXwGUhpLYWp4

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan