Tính Cách ISTP – Người Nghệ Sỹ Bậc Thầy- Phù Hợp Với Những Công Việc Nào?

ISTP là một trong 16 loại hình tính cách trong MBTI (Myers-Briggs Type Indicator). ISTP là viết tắt của bốn từ: Hướng nội (Introversion), Tình cảm (Sensing), Suy nghĩ (Thinking), và Nhận thức (Perception). ISTP biểu thị một loại tính …

ISTP là một trong 16 loại hình tính cách trong MBTI (Myers-Briggs Type Indicator). ISTP là viết tắt của bốn từ: Hướng nội (Introversion), Tình cảm (Sensing), Suy nghĩ (Thinking), và Nhận thức (Perception). ISTP biểu thị một loại tính cách đặc biệt logic và đầy hy vọng. Một người được xếp vào ISTP là người sáng suốt và có hệ thống, họ tìm thấy cảm hứng trong khi quan sát và giải quyết vấn đề. Loại hình tính cách này có xu hướng thực tế, tỉ mỉ, và không quan tâm đến những thứ hão huyền, không rõ ràng. 

Nghề nghiệp phù hợp nhất với loại hình tính cách ISTP?

Theo Myers-Briggs, ISTP là những người biết suy nghĩ thấu đáo và giỏi giải quyết các vấn đề. Những điểm mạnh này khiến họ phù hợp với những ngành công nghiệp như: xây dựng, công nghệ và sản xuất – bất kỳ lĩnh vực nào mà sử dụng công cụ là máy tính và những thiết bị điện tử khác. Những phân tích mà không có sự giải thích là sự kết hợp đặc biệt những nét tốt đẹp nhất của một ISTP. Họ yêu thích những công việc yêu cầu phải giải quyết những tình huống khó khăn, đặc biệt là giải quyết một mình.

ISTP là người như thế nào nơi công sở? 

ISTP là những nhân viên chăm chỉ và xuất sắc. Họ nổi tiếng vì họ dồn hết tâm huyết vào một dự án hoặc vấn đề cho đến khi đạt được một giải pháp hoàn thiện, và họ luôn sẵn sàng làm mọi thứ nếu cần. Bộ óc biết phân tích nâng cao giá trị của họ trong những trường hợp có liên quan đến con số và phương trình, và họ rất đáng tin cậy trong những trường hợp phải tư duy phản biện và tính toán.

ISTP luôn có một thái độ lạc quan và không phải người thích giao du. Họ thường thích làm việc độc lập, tìm thấy nguồn cảm hứng trong khi tự giải quyết các vấn đề. Sự thiếu tương tác với đồng nghiệp (đặc biệt là với những loại hình tính cách khác) có thể khiến người thuộc loại tình cách này gặp khó khăn trong những việc có tính chất giao tiếp cao. Một ISTP sẽ hoạt động tốt hơn trong môi trường yên tĩnh và không bị gián đoạn.

Nghề nghiệp phù hợp nhất với loại hình tính cách ISTP là gì?

Artwork by Sanäa K._Instagram

Nguồn: https://www.instagram.com/n-by=sanaakblog

ISTP giỏi nhất trong những công việc có tính thực hành cao và cần động não. Họ thử nghiệm tính tương thích cá nhân với những vị trí liên quan đến kỹ sư, lắp đặt, hoặc cơ khí. ISTP sẽ đặc biệt thấy những ngành công nghiệp yêu cầu các giải pháp giàu tưởng tượng và sáng tạo hoặc cần sự giao tiếp với đồng nghiệp và/ hoặc khách hàng không hấp dẫn đối với họ. Chúng tôi đã tổng hợp top 9 công việc dành riêng cho ISTP dựa vào những điểm mạnh và điểm yếu của họ: 

1. Kỹ sư phần cứng máy tính

ISTP không chỉ thích sử dụng máy tính như một công vụ giải quyết vấn đề, mà họ còn tìm thấy nguồn cảm hứng trong chính việc bảo dưỡng phần cứng máy tính. Mô tả công việc của một kỹ sư phần cứng máy tính bao gồm nghiên cứu, thiết kế, phát triển, và kiểm tra kết cấu, hệ thống máy tính. Những thứ này có thể bao gồm bộ định tuyến, bảng mạch in, thiết bộ bộ nhớ và bộ xử lý. Một người làm nghề này tạo điều kiện cho những tiến bộ trong ngành công nghệ máy tính phát triển thông qua tư duy phản biện và kĩ năng kỹ sư- những điểm mạnh mà ISTP đã có sẵn. 

2. Người điều hành nhà máy hóa chất

Bản chất tỉ mỉ và rõ ràng của công việc này khiến nó trở nên hấp dẫn với ISTP. Người điều hành nhà máy hóa chất phải quan sát, điều hành cụ thể và đảm bảo những quy tắc an toàn trong một nhà máy sản xuất hóa chất. Họ phải đảm bảo rằng thiết bị đang hoạt động đúng cách và điều kiện làm việc luôn an toàn, không có sự chậm trễ và không được mắc lỗi. 

3. Thợ điện

Một nghề phù hợp khác với ISTP là thợ điện. Công việc này bao gồm xây dựng, định cỡ, xử lý sự cố và sửa chữa thiết bị điện. Một người thợ điện sẽ dành thời gian của họ tham quan những công trình xây dựng, quan sát máy móc và cấu trúc, nhận biết những sai sót kĩ thuật, và phát triển những giải pháp phân tích, thực tế để sửa chữa bất kỳ vấn đề nào nổi lên. ISTP sẽ thấy bản thân thích hợp với công việc này vì nó phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và rất có hệ thống.

4. Thanh tra nông nghiệp

Những thanh tra nông nghiệp chịu trách nhiệm về việc đảm bảo vật nuôi và những tài nguyên thiên nhiên khác được chăm sóc, dự trữ và sử dụng đúng cách. Điều này bao gồm sự quan sát tại trận về cơ sở vật chất, máy móc và những yếu tố sản xuất như thịt bò, cá, gia cầm, phân bón và lúa mì. Một thanh tra nông nghiệp phải tuân thủ những nguyên tắc hiện hành của chính phủ liên quan đến việc thi hành cơ sở vật chất và có thẩm quyền được niêm phong bất cứ cơ sở vật chất nào không tuân thủ. 

Artwork by Ry_Twitter

Nguồn: https://twitter.com/rymakes/

5. Thợ máy kĩ thuật tự động

Một công việc phù hợp khác cho ISTP là thợ máy kĩ thuật tự động. Vị trí này đòi hỏi sự kiểm tra, duy trì, sửa chữa ô tô và xe tải nhẹ. Thợ máy kĩ thuật tự động là chuyên gia trong việc sửa chữa bên trong các phương tiện, đặc biệt là động cơ và khung gầm. Công việc này yêu cầu nền tảng kiến thức đầy đủ về những phụ kiện ô tô và hệ thống điện, cũng như là sự tỉ mỉ và am hiểu nguyên lý làm việc. 

6. Kỹ sư cơ khí

Kỹ sư cơ khí là một trong những phạm vi kỹ sư rộng nhất, làm nó trở nên lý tưởng cho những ISTP mới chập chững vào nghề. Mô tả công việc của một kỹ sư cơ khí bao gồm việc phân tích những thiết bị cơ khí và thiết bị nhiệt, giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, và hoàn thành việc sửa chữa. Họ phát triển và kiểm tra những mẫu đầu tiên của những thiết kế và thiết bị cơ khí mới. Họ làm việc với những máy móc như thang máy, thang cuốn, trạm chuyển tiếp tự động và hệ thống băng tải. 

7. Thợ kĩ thuật điện tử hàng không 

Với những ISTP có hứng thú với hàng không và khí động lực liên quan đến máy móc, thợ kĩ thuật điện tử hàng không là một công việc hoàn hảo. Công việc bao gồm tập hợp, lắp đặt, duy trì và sửa chữa thiết bị hàng không. Một thợ kĩ thuật điện tử hàng không sẽ làm việc với những thành phần cố định bên trong như hàng hải, hệ thống ra-đa, radio và động cơ, hoặc những thành phần lớn hơn ở bên ngoài như phần thân và cánh.

8. Thanh tra công trình xây dựng

Một thanh tra công trình & xây dựng có trách nhiệm đảm bảo cấu trúc tuân theo những quy tắc quốc gia và địa phương, mã xây dựng và đặc điểm kỹ thuật hợp đồng. Công việc này bao gồm xem xét các kế hoạch, kiểm tra các tòa nhà, chỉ huy việc xây dựng, khảo sát thiết bị và kiểm chứng rằng mọi quy tắc an toàn đều được tuân thủ. Đây là một công việc lý tưởng cho những ISTP vì nó yêu cầu một người tỉ mỉ và có óc phân tích. 

9. Kỹ sư dân dụng

Với những ISTP có hứng thú với lĩnh vực xây dựng nói chung, kỹ sư dân dụng có thể là một nghề lý tưởng. Những kỹ sư dân dụng dành thời gian của họ làm việc với mọi dự án công trình – thiết kế, trợ giúp xây dựng, và giám sát nhân công. Họ có thể làm việc công cộng hoặc riêng tư và ký các hợp đồng xây dựng nhà, cầu, sân bay, đường hầm và đường xá. Công việc này cần tính toán rất nhiều và yêu cầu khả năng quản lý.

Dịch: Lộc

Biên tập: MaiMinh họa: Bảo Trân

Nguồn: https://www.ziprecruiter.com

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan