“Tôi không có cá tính” – lý do tại sao và phải làm gì về điều đó?

Tôi đấu tranh với sự tự ti và lo lắng bởi những gì người khác đánh giá về tôi. Tôi luôn thấy rằng mình không có bất kì quan điểm cá nhân nào để chia sẻ. Khi ở chỗ đông người, tôi cảm thấy ức chế, tê liệt, bất lực và lạc lõng.


"Tôi không bao giờ cho phép bản thân khám phá hay thử những điều mới mẻ, xây dựng các mối quan hệ thân thiết, hay nói chuyện với người lạ. Tôi đấu tranh với sự tự ti và lo lắng bởi những gì người khác đánh giá về tôi. Tôi luôn thấy rằng mình không có bất kì quan điểm cá nhân nào để chia sẻ. Khi ở chỗ đông người, tôi cảm thấy ức chế, tê liệt, bất lực và lạc lõng.



Nếu bạn thấy mình có liên quan đến những điều này và muốn phát triển tính cách của bản thân nhưng không biết phải làm sao, những hướng dẫn dưới đây sẽ cho bạn công cụ để phát triển một tính cách thú vị hơn và tham gia vào những cuộc trò chuyện một cách hào hứng hơn."


Một vài dấu hiệu cho thấy bạn có thể không có cá tính


Mọi người đều có thể phát triển một cá tính cuốn hút trong khi vẫn sống là chính mình, nhưng điều đó đến một cách tự nhiên hơn với một số người so với những người khác. Nếu bạn tự hỏi liệu rằng mình có phải một người nhạt nhẽo hay không, hãy cân nhắc xem bạn đã từng trải qua những tình huống này chưa:


  • Bạn có gặp khó khăn trong việc bày tỏ quan điểm của mình trước nhiều quan điểm trái chiều, làm sáng tỏ một tình huống, tạo ra những câu chuyện cười mà mọi người thật sự thấy vui vẻ?
  • Bạn có thường xuyên cảm thấy trống rỗng, vô cảm và nói chuyện với giọng điệu nhàm chán?
  • Bạn thường không có quan điểm cá nhân và chỉ bắt chước người khác?
  • Bạn có xu hướng trở nên tiêu cực và buồn chán?
  • Bạn cảm thấy trống rỗng và dường như không có điều gì để đóng góp?


Tại sao tôi không có cá tính?


Khi chúng ta nghi ngờ bản thân, chúng ta có xu hướng cảm thấy dè dặt, bất lực và yếu đuối. Ta có thể trở nên im lặng, lạc lõng và bị động như thể trốn trong vỏ bọc của riêng ta để trốn tránh những tình huống không mong muốn và sự tương tác với mọi người. Ta có thể cảm thấy bị tổn thương và cơ thể sẽ đóng chặt lại để bảo vệ ta về mặt cảm xúc, và sau đó chúng càng làm sự bất an và ức chế của ta trầm trọng hơn.


Dưới đây là một vài lý do tại sao chúng ta có thể phải đấu tranh để cá tính của bản thân được tỏa sáng:


  • Chúng ta có xu hướng đặt giá trị bản thân qua cách mà chúng ta nghĩ rằng người khác sẽ đánh giá về bản thân mình. Nếu chúng ta từng bị chế nhạo và bị bắt nạt khi còn nhỏ thì sau này ta thường cảm thấy mọi người khinh thường mình, thậm chí đến cả hàng chục năm sau đó. 
  • Có lẽ bạn đã tự dán nhãn bản thân mình với sự cản trở hay sự vô dụng và phải chật vật để thoát khỏi nó.
  • Có lẽ bạn đang tôn sùng những người khác, nghĩa là bạn nâng cao địa vị của người khác nhưng lại không làm thế với chính mình. Điều này có thể dẫn tới việc đi theo sau người khác và trở nên quá sợ hãi khi đi con đường của chính mình. 
  • Cảm thấy bị ảnh hưởng bởi người khác. Sự tự tin của chúng ta dao động suốt cả ngày qua những gì chúng ta làm, những nơi chúng ta tới, những người ta ở cùng và cảm giác thoải mái khi khẳng định giá trị của bản thân. Sự tự tin của chúng ta đặc biệt mờ nhạt trước những người mà ta muốn gây ấn tượng hay những người mà ta cảm thấy rằng họ đang đánh giá mình.
  • Sự chán nản có thể khiến ta suy nghĩ tiêu cực về bản thân và thiếu động lực để làm điều gì đó hay tương tác với mọi người.


Cách để phát triển cá tính của bạn


Từ việc xem những video trên youtube đến việc tham gia một lớp học diễn xuất, có rất nhiều cách để giúp bạn phát triển. Bạn cần xác định những công việc mà bạn làm tốt nhất. Bất cứ khi nào bạn thấy chùn chân sợ hãi, hãy dừng lại, và nhớ rằng bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu đạt được mục tiêu của mình. Điều có có thể sẽ không thoải mái, nhưng bằng cách gia tăng sự tự tin của bạn, sống một cách nhiệt huyết hơn, tham gia vào những hoạt động bạn thích, và chia sẻ ánh đèn sân khấu, bạn sẽ sống một cuộc sống trọn vẹn với một cá tính hấp dẫn.


Dưới đây là những cách để phát triển một cá tính thú vị:


1.    Học các phương pháp để vượt qua sự tự ti của mình


Sự lo lắng có thể khiến bạn suy nghĩ quá nhiều và trở nên ngại ngùng. Những suy nghĩ tiêu cực của chúng ta thường bắt nguồn từ những niềm tin cốt lõi mà ta đã có từ khi ta còn là những đứa trẻ và hình thành những lăng kính mà qua đó ta nhìn nhận bản thân, nhìn nhận người khác và những tình huống thường ngày.

Sự tự nghi ngờ bản thân có thể khiến chúng ta có ít động lực để giao tiếp xã hội, sống cuộc sống tươi đẹp nhất và phát triển cá tính của chính mình. Thay vào đó, để giúp bạn ngày càng tự tin hơn:


  • Đào sâu lý do đằng sau những cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Xem xét kỹ càng lý do tại sao bạn có những cảm xúc như vậy, có những suy nghĩ như vậy và có những hành vi như vậy.
  • Tạo một danh sách gồm 10 phẩm chất mà bạn yêu thích trong cuộc sống của mình và 10 thứ mà bạn cảm thấy biết ơn. Tiếp tục nhìn lại và thêm vào danh sách đó mỗi ngày. Bất cứ khi nào bạn nghi ngờ bản thân, hãy xem lại danh sách này.
  • Ưu tiên chăm sóc bản thân mình và bạn sẽ thấy thoải mái hơn trong việc thể hiện bản thân.
  • Hãy ngừng lại việc so sánh bản thân mình với người khác. Mỗi chúng ta đều có những câu chuyện riêng, những cuộc hành trình và mục đích riêng.


2.    Kết nối với những người có cùng suy nghĩ


Hãy xem xét việc tham gia Meetup.com, Facebook hay những hội

nhóm xã hội gồm những người có cùng sở thích với bạn và hiểu bạn. Luyện tập để

thu hút những người bạn mới trong cuộc trò chuyện và cùng nhau tận hưởng những

sở thích của bạn.



3.    Tạo những kế hoạch mới


Trở nên tự tin hơn, lịch sự mở rộng không gian và bắt đầu hành

động ngay cả khi bạn không muốn, bắt đầu chia sẻ và tiếp cận với mọi người để

gây ấn tượng trong cuộc trò chuyện thay vì đợi họ đến với bạn.


4.    Chia sẻ suy nghĩ của bản thân


Nếu bạn còn chần chừ bởi lo lắng những gì người khác nghĩ về mình, hãy thử chia sẻ những suy nghĩ của bạn, cho dù điều đó không thoải mái. Những người khác có thể rất muốn biết suy nghĩ và quan điểm của bạn. Không sao cả khi thể hiện sự không đồng ý một cách lịch sự, vì điều đó sẽ giúp bạn mở rộng được góc nhìn và suy nghĩ của bản thân. Nếu bạn cảm thấy sợ, hãy làm từng bước nhỏ:


“Tôi thực sự thích bài hát này.”

“Tôi rất hứng thú với...”


5.    Làm cuộc trò chuyện của bạn trở nên thú vị hơn


Tôi rất nhàm chán. Làm sao để cuộc trò chuyện của tôi thú vị hơn?”


Những cuộc trò chuyện là sự kết nối, giao tiếp và lắng nghe. Có thể rất khó để bạn vượt qua những lời bàn tán và duy trì tâm trạng cũng như ý thức của mọi người. Vì thế, sau khi có người muốn đáp lại câu nói ban đầu của bạn, hãy thử đặt những câu hỏi mở để khuyến khích họ nói về bản thân họ. Ví dụ, bạn có thể xem xét bắt đầu cuộc trò chuyện với những câu hỏi mở sau:


  • Phần nào hay nhất của ...?
  • Điều gì khó khăn nhất trong ...? 
  • Bạn cảm nhận như thế nào về ...?  
  • Bạn hiểu như thế nào về ...?  
  • Điều gì đã khiến bạn ngạc nhiên ...?    
  • Tại sao bạn muốn ...?  
  • Điều đó được hình thành như thế nào ...?


Hãy chú ý lắng nghe những gì họ nói với bạn. Rất hiếm khi có ai đó thực sự lắng nghe người khác, điều đó sẽ khiến bạn nổi bật hơn. Khi họ đã chia sẻ xong, chuyển sang những suy nghĩ và ý kiến của bạn về những gì họ vừa nói. Điều này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về bạn. Kiểu trò chuyện qua lại như thế này đã được chứng minh là sẽ làm cho các cuộc trò chuyện hấp dẫn hơn và làm tăng thêm sự thân thiết.


6.    Luyện tập kỹ năng kể chuyện


Khi bạn chia sẻ những câu chuyện, bạn có thường lan man, nói lắp hay bị quên giữa chừng không? Điều này có thể gây khó khăn cho người khác để theo dõi mạch truyện, và họ có thể cảm thấy nhàm chán. Chú ý xem họ có cảm thấy hấp dẫn không hay họ chỉ đơn giản là gật đầu để tỏ ra lịch sự. Chấp nhận rằng bạn có một chút nhàm chán và nhạt nhẽo là một nửa của cuộc chiến. Đó cũng là điều cốt yếu để hiểu tại sao lại như vậy và sau đó dành thời gian để cải thiện bản thân.


7.    Hãy thừa nhận rằng bạn muốn thay đổi


Đây là một bài tập giúp đánh giá sự tiến bộ của bạn: hãy hít thở sâu rồi thở ra để thư giãn, lặp lại ba lần. Nhắm mắt lại. Bắt đầu thiền và cảm nhận cảm xúc cả bạn ngay lúc này. Nếu bạn đọc bài viết này và đồng ý với những dấu hiệu được đề cập đến, điều đó thật tuyệt vời. Nó có nghĩa là bạn đã sẵn sàng để chấp nhận rằng bạn đang không sống một cuộc sống tốt đẹp nhất. Chấp nhận hoàn cảnh thực tế của bạn là bước quan trọng đầu tiên để thay đổi, và bạn có thể thiết lập mục tiêu của bạn ngay bây giờ.


8.    Tạo mục tiêu cá nhân


Hãy lưu ý những phẩm chất mà bạn ngưỡng mộ về tính cách của người khác. Tạo ra mục tiêu cho bản thân liên quan tới những gì bạn sẽ làm để phát triển cá tính của bạn.


  • Suy ngẫm và hình thành quan điểm từ những gì bạn nghe, bạn cảm nhận, bạn thấy và bạn làm. 
  • Nếu bạn muốn tiếp xúc với những góc nhìn mới, hãy thử bắt đầu với việc xem phim và những chương trình khác với thói quen thường ngày của bạn, nghe podcast vui nhộn, đọc sách hay tạp chí, nói chuyện với những người bạn chưa bao giờ gặp.
  • Hãy thể hiện lòng biết ơn, nhắc nhở bản thân rằng bạn xứng đáng và hãy yêu bản thân để xây dựng sự tự tin của mình.
  • Luyện tập các kỹ năng giao tiếp và xã hội bằng cách gặp gỡ mọi người, gọi cho bạn bè cũ và gặp gỡ những nhóm bạn mới.


Dịch bởi: Eliana

Biên tập: Rabbie

Nguồn ảnh: Pexels

Nguồn bài: https://socialpronow.com/blog/no-personality/










BẢN THẢO
Bài viết liên quan