[VĐTT] Tổn Thương: Khi Vết Nứt Trở Thành Những Hoa Văn

Vì sao lại chối bỏ tổn thương? Đến thời điểm hiện tại, tôi có thể bình tĩnh đối diện và kể lại những gì mình đã trải qua, nhưng vào thời điểm câu chuyện xảy ra, tôi cảm giác nhiệt …

Vì sao lại chối bỏ tổn thương?

Đến thời điểm hiện tại, tôi có thể bình tĩnh đối diện và kể lại những gì mình đã trải qua, nhưng vào thời điểm câu chuyện xảy ra, tôi cảm giác nhiệt huyết trong lòng mình bắt đầu xuất hiện những kẽ nứt. Khi nhận được giải Khuyến Khích quốc gia, nhiều cảm xúc tiêu cực kéo đến trong tôi, cảm tưởng nhiệt huyết, công sức, mong chờ, ước vọng đổ bể hết cả. Có thể nhiều người cảm thấy một giải thưởng không là gì, tôi đồng ý, nhưng ấy là tôi của thời điểm hiện tại, tôi của thời điểm hiện tại đồng ý rằng một giải thưởng không phải là điều có thể khiến trời đất sụp đổ, tận thế kéo đến, nhưng tôi của cái ngày nhận được kết quả thì khác. Khi ấy, thế giới của tôi bé tin hin, chỉ xoay quanh chuyện học hành trường lớp giải thưởng, thì thất bại đó đủ lớn lao, tổn thương đó đủ đau lòng. Tôi có một tài khoản Instagram riêng tư để đăng tải những cảm xúc cá nhân, khoảng thời gian đó, tôi có đăng lên tài khoản này một câu thế này: “Chiến binh thì không cần lời an ủi.” Chắc hồi đấy tưởng thế là ngầu, bây giờ nghĩ lại thấy hơi ngớ ngẩn một chút.

Nhưng cũng tự thông cảm cho bảnthân trong quá khứ, vì thời điểm đó tôi xù lông lên để bảo vệ những tổn thươngtrong mình, tôi dựng lên một lớp che chắn kín kẽ, để không ai động chạm vào vếtthương của tôi. Tôi cố gắng phóng đại sự mạnh mẽ của mình hòng mong mỏi khôngai biết rằng trong lòng tôi bấy giờ cũng yếu đuối dặt dẹo và cần được chở che. Tôicảm tưởng tôi đang cố gắng bảo vệ một cái tôi khác của bản thân – bấy giờ đã lẩntrốn ở đâu đó trong sâu thẳm tâm trí. Nhưng tôi bấy giờ còn non nớt, nên khôngbiết rằng bên ngoài càng tỏ ra mạnh mẽ hòng chối bỏ tổn thương bao nhiêu, thìphần tôi bị tổn thương kia càng lẩn sâu, càng lẩn sâu càng khó chữa lành. Nhưngtôi bấy giờ con nớt, nên không biết như thế không phải mạnh mẽ. Tôi ngớ ngẩn vìnghĩ rằng để lộ ra chuyện mình tổn thương là một tì vết, một khiếm khuyết, mộtđiều gì đó không nên.

Nhưng ai mà chẳng có quyền tổn thương. Vì sao tôi lại tự tước đoạt quyền được tổn thương của mình, trong khi là con người thì không loại trừ khả năng bị tổn thương? Vì sao tôi lại chối bỏ một phần rất con người của bản thân mình?

Chăm sóc tổn thương thay vì bỏ mặc tổn thương

Thừa nhận mình tổn thương không phảilà yếu đuối. Dường như chúng ta sợ một khi thừa nhận mình tổn thương, tức là thừanhận chúng ta yếu đuối, và cũng tức là thừa nhận chúng ta có khả năng gục ngãtrước cuộc đời này. Chúng ta chỉ muốn bảo vệ mình thôi, ấy là ước vọng rấtchính đáng. Chúng ta cố gắng chối bỏ tổn thương để tỏ ra mạnh mẽ cũng chỉ vì muốnbảo vệ chính mình. Bởi vì chúng ta sợ nếu không dựng lên những lớp che chắn,thì chúng ta sẽ lại bị tấn công, chúng ta sợ nếu bị tấn công vào thời điểm bảnthân đang mong manh thì chúng ta sẽ vụn vỡ mất.

Nhưng khi chúng ta phân ra một phầnlớn sức lực để xây nên lớp che chắn bên ngoài, chúng ta chỉ còn lại một phần sứclực để chăm lo cho những tổn thương bên trong. Chúng ta đã không toàn tâm toàný xoa dịu tổn thương bên trong mình, chúng ta còn từ chối nhận sự hỗ trợ từ ngườikhác. Sức mạnh xoa dịu bị phân tán, không được hỗ trợ, như thế, quá trình chữalành của chúng ta có thể bị gián đoạn, bị bỏ bê.

Chúng ta nên dành năng lượng của mình cho sự xoa dịu và chữa lành. Sao chúng ta không thử nghĩ khác đi? Rằng việc chúng ta để lộ ra rằng bản thân cũng tổn thương, cũng có lúc mong manh, cần nhiều lòng can đảm, nhiều mạnh mẽ biết chừng nào. Chúng ta vượt qua nỗi lo sợ sẽ bị tổn thương thêm nữa, để chúng ta đối diện với tổn thương của mình, để chúng ta trao cho người khác cơ hội giúp chúng ta chữa lành.

Khoảnh khắc chúng ta thừa nhận sựtổn thương của mình, chúng ta cảm nhận được nguồn sức mạnh của lòng can đảm.Chúng ta biết không thể nào hoàn toàn tránh khỏi những tổn thương trong cuộc đời,nên cứ hoài lo sợ tổn thương và hoài lo sợ thừa nhận mình tổn thương dường nhưchỉ đẩy chúng ta vào một vòng luẩn quẩn. Chúng ta thừa nhận tổn thương củamình, chăm sóc nó, và lại tiếp tục lên đường, chúng ta biết rằng trong tươnglai mình sẽ còn bị tổn thương bởi cuộc đời, nhưng điều đó không làm chùn bướcchân chúng ta đâu…

Khi vết nứt trở thành những hoa văn

Đây không phải ý tưởng của tôi. Đây là ý tưởng từ một người chị của tôi. Quả thực, chị làm tôi rung cảm. Vết nứt của những tổn thương có thể là khiếm khuyết, là tượng trưng cho vỡ vụn, hỏng hóc. Nhưng những vết nứt cũng có thể là những hoa văn độc đáo, tạo hình nên gương mặt riêng biệt của mỗi chúng ta.

Điều này gợi nhắc tôi về nghệ thuật Kintsugi [*] của Nhật Bản – nghệ thuật hàn gắn gốm vỡ bằng vàng ròng cũng mang triết lý trân trọng vẻ đẹp từ những rạn nứt tâm hồn. Với nghệ thuật Kintsugi, nghệ nhân sẽ sử dụng vàng ròng để tiến hành gắn lại những mảnh gốm vỡ, sau khi được gắn lại bằng vàng ròng, những tác phẩm thậm chí còn trở nên độc đáo và hoàn thiện hơn nhiều. Chúng trở thành những tác phẩm nghệ thuật mới, biểu tượng cho sức mạnh, sự mong manh, cho vẻ đẹp trong sự thiếu hoàn hảo.

Những vết nứt, những tổn thươngkhông phải là thứ cần giấu giếm, bởi vì không ai trên đời không từng chịu đựngtổn thương, không từng có những vết nứt trong tâm hồn. Khi chúng ta can đảm đốidiện với những “vết nứt cuộc đời”, chúng ta nhận ra rằng chính những vết nứt ấyđã góp phần tạo nên chúng ta của hiện tại, trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn, canđảm hơn.

[*] Nghệ thuật Kintsugi: [https://cafef.vn/kintsugi-nghe-thuat-dung-vang-rong-han-gan-gom-vo-va-triet-ly-cuoc-song-ton-vinh-ve-dep-tu-nhung-ran-nut-tam-hon-cua-nguoi-nhat-20190615084204234.chn]

————————————-

Tác giả: Thu Giang

Tham gia cộng đồng Viết Để Trưởng Thành tại: https://www.facebook.com/groups/acm.vietdetruongthanh/

BẢN THẢO
Bài viết liên quan