Tổng quan về Rối loạn lưỡng cực

Cùng khám phá những khác biệt cốt yếu giữa những kiểu loại Bài viết này gồm: – Các triệu chứng – Nguyên nhân – Chẩn đoán – Điều trị – Ứng phó – Với trẻ em Chứng Rối loạn lưỡng …

Cùng khám phá những khác biệt cốt yếu giữa những kiểu loại

Bài viết này gồm:

– Các triệu chứng

– Nguyên nhân

– Chẩn đoán

– Điều trị

– Ứng phó

– Với trẻ em

Chứng Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng sức khỏe tâm lý được chia thành các giai đoạn (thường được biết như là các loại) của các xáo trộn cảm xúc cực mạnh. Chứng bệnh này ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và hành vi của con người.Có hai loại Rối loạn lưỡng cực chính: lưỡng cực loại I và lưỡng cực loại II.

Theo Hệ thống Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders), rối loạn lưỡng cực loại I bao gồm các hưng cảm (mania) mãnh liệt và trầm cảm thường xuyên. Rối loạn lưỡng cực loại II có ít cảm xúc hưng phấn hơn và được gọi là hưng cảm nhẹ (hypomania).

Triệu chứng

Mặc dù có sự khác biệt lớn khi nói đến hưng cảm trong hai loại rối loạn lưỡng cực, chúng vẫn có một số điểm tương đồng về triệu chứng.

Giai đoạn trầm cảm

Ở rối loạn lưỡng cực I, một (hoặc nhiều hơn) giai đoạn trầm cảm điển hình thường xảy ra, nhưng không bắt buộc phải xảy ra. Rối loạn lưỡng cực II bao gồm một hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm hơn. Những triệu chứng thường gặp xuất hiện trong giai đoạn trầm cảm chủ yếu bao gồm:

Mất ngủ hoặc ngủ nhiều
Rơi nước mắt mà không giải thích hoặc không kiểm soát được
Cực kì mệt mỏi
Mất hứng thú với mọi thứ mà bệnh nhân thích trong suốt thời kì tâm trạng ổn định
Liên tục xuất hiện suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử

Cả hai loại rối loạn có thể bao gồm các giai đoạn của thời kì tâm lí ổn định – trạng thái cảm xúc bình thường.

Hưng cảm

Các giai đoạn hưng cảm kéo dài ít nhất 7 ngày. Một trải nghiệm hưng cảm mà mỗi cá nhân có thể trải qua là:

Cảm thấy phấn chấn

Ít có nhu cầu ngủ

Ham muốn tình dục tăng cao

Ảo giác hoặc hoang tưởng

Năng lượng gia tăng đáng kể

Trong một giai đoạn hưng cảm, các cá nhân có thể có các hành vi có tính rủi ro hoặc liều lĩnh. Ví dụ, có người có thể lạm dụng những hành động tình dục nguy hiểm, tiêu xài tiền vô độ, hoặc ra những quyết định bốc đồng.

Cần lưu ý điều quan trọng là một người trải qua hưng cảm không đồng nghĩa với việc họ sẽ trở nên bạo lực hoặc nguy hiểm.

Đôi khi người ta đoán chừng rằng một người trải qua “giai đoạn hưng cảm” có nghĩa là họ sẽ trở thành “người điên”. Điều đó là không đúng.

Hưng cảm nhẹ

Một cá nhân trải qua thời kì hưng cảm nhẹ có thể trải nghiệm những triệu chứng tương tự nhưng chức năng của chúng sẽ không bị quá suy yếu. Vài người trải qua hưng cảm nhẹ của rối loạn lưỡng cực II cảm thấy có rất nhiều năng lượng và giảm dần cảm giác muốn ngủ.

Một giai đoạn của hưng cảm nhẹ không leo thang đến nỗi khiến một người phải nhập viện, điều mà có thể xảy ra với một người mắc chứng hưng cảm – đặc biệt nếu anh ta hoặc cô ta trở nên nguy hiểm đối với người khác và/hoặc với chính bản thân họ.

Nguyên nhân
Trong khi nguyên nhân chính xác của rối loạn lưỡng cực loại I vẫn chưa rõ, di truyền được tin là đóng một vai trò đáng kể. Điều đó được chứng minh bởi một nghiên cứu ở một cặp song sinh mà trong đó có một hoặc cả hai đều mắc chứng rối loạn lưỡng cực loại I. Trong 40% cặp sinh đôi giống hệt nhau (những cặp này có cấu trúc gen giống hệt nhau) thì cả hai đều được phát hiện là mắc chứng rối loạn lưỡng cực so với ít hơn 10% cặp sinh đôi mà không có cấu trúc gen hoàn toàn giống nhau. Những nhân tố gây nên chứng bệnh này bao gồm những bất thường trong hệ thần kinh của một người, bất thường trong chất dẫn truyền thần kinh, và những tác nhân ngoại cảnh như bị thương tổn hoặc bị lạm dụng thời thơ ấu.

Chẩn đoán

Khi chẩn đoán chứng rối loạn lưỡng cực (theo loại đang nói này), một y sĩ hay bác sĩ lâm sàng phải loại trừ các bệnh lí khác như Rối loạn phân liệt cảm xúc, Tâm thần phân liệt, Hoang tưởng ảo giác, hoặc Rối loạn tâm thần hình thái.Rối loạn lưỡng cực không thể được chẩn đoán giống các chứng bệnh mà việc thử máu, chụp X quang, hay kiểm tra sức khỏe có thể cung cấp một chẩn đoán chính xác. Chẩn đoán dựa trên một tập các tiêu chuẩn mà một người phải gặp để được xem là bị rối loạn lưỡng cực.

Một chẩn đoán đúng thường bao gồm những bài kiểm tra đặc biệt để loại bỏ các tác nhân vật lý khác. Điều này có thể bao gồm một bảng thuốc, kiểm tra hình ảnh (chụp CT hoặc MRI cho não bộ), tiến hành Điện não đồ (EEG), và một lượng pin đầy cho các chẩn đoán máu. Bác sĩ của bạn cũng sẽ hỏi bạn vài câu hỏi, và bạn nên cố gắng hết sức hợp tác tốt với đội ngũ chăm sóc sức khỏe để xác nhận một chẩn đoán và tìm ra kế hoạch điều trị phù hợp cho bạn.

Điều trị

Điều trị rối loạn lưỡng cực loại I là một việc mang tính chất cá nhân cao và tùy thuộc vào từng loại và mức độ nghiêm trọng từ các triệu chứng của một người đang trải qua.
Thuốc ổn định tâm trạng là mấu chốt của quá trình chữa trị, và những tác nhân khác cũng thường được dùng như:

Một loại thuốc ổn định cảm xúc như lithium
Anticonvulsants để ổn định các trạng thái dao động cảm xúc
Antipsychotics để kiểm soát các triệu chứng loạn tâm thần như hoang tưởng và ảo giác, cũng như những loại thuốc mới hơn “không điển hình” thì antipsychotics có các thành phần ổn định cảm xúc của riêng nó.
Antidepressants (thường ít được kê đơn hơn vì nó có thể làm người bệnh nổi điên)

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, sốc điện (ECT) có thể được sử dụng để làm dịu đi cơn thịnh nộ hoặc trầm cảm cực độ.

Cả hai loại đều có thể được điều trị đúng cách. Bởi vì hưng cảm nhẹ ít nghiêm trọng hơn hưng cảm xảy ra ở rối loạn lưỡng cực loại I, rối loạn lưỡng cực loại II thường được miêu tả như là “nhẹ nhàng” hơn loại I – nhưng điều này không hoàn toàn chính xác. Chắc chắn, những người thuộc rối loạn lưỡng cực loại I có thể có những triệu chứng nghiêm trọng hơn trong suốt giai đoạn hưng cảm, nhưng hưng cảm nhẹ vẫn có những triệu chứng trầm trọng mà nó có thể gây ra những hậu quả làm thay đổi cuộc sống và nên được xem xét đúng cách. Thêm vào đó, nghiên cứu chỉ ra rằng rối loạn lưỡng cực loại II bị ảnh bởi những giai đoạn trầm cảm dài hơn và nghiêm trọng hơn. Thực tế, qua thời gian người thuộc rối loạn lưỡng cực loại II ít có khả năng trở lại bình thường để cân bằng tâm trạng.Một nghiên cứu đặc biệt được thực hiện về việc rối loạn loại II được liên kết với điều kiện sức khỏe liên quan kém hơn loại I. Điều này vẫn đúng thậm chí trong suốt thời kì tâm trạng ổn định.

Vì vậy, các chuyên gia có khuynh hướng tin rằng rối loạn lưỡng cực loại II thì không thể gây bệnh như loại I được vì nó có thể dẫn đến những ngày trầm cảm và không làm gì tốt giữa các giai đoạn. Điều trị thích hợp có thể được theo đuổi cho tất cả các loại rối loạn lưỡng cực, và bạn nên làm việc với đội ngũ chăm sóc sức khỏe của bạn để tìm ra liệu pháp thích hợp nhất cho mình.

Ứng phó

Như nhiều tình trạng bệnh tâm thần khác, rối loạn lưỡng cực liên quan tới một sự kì thị trong xã hội, thứ mà làm việc đối phó với tình trạng này trở nên khó khăn hơn cho bạn và người bạn yêu. Biết rằng việc kì thị đó rất thường hay phát triển bởi vì sự thiếu kiến thức – những người đưa ra bình luận hay những phân biệt đối xử thường không biết gì hoặc có nỗi sợ dựa trên những gì họ nghĩ là họ biết về rối loạn lưỡng cực.Dù có hay không thì những người bị rối loạn lưỡng cực đối mặt trực tiếp với những kì thị. Họ nên biết rằng việc tốt nhất để đối phó với tình trạng này là kết nối với những người đang trải qua điều tương tự và nhờ đến sự giúp đỡ của những chuyên gia. Bạn cũng có thể chiến đấu với sự kì thị để giúp bạn ứng phó tốt hơn với sự kì thị và tìm ra những đặc quyền của bạn.

Với trẻ em

Rối loạn lưỡng cực có thể xuất hiện ở trẻ em trong bất kì độ tuổi nào. ba mẹ và người thân để ý đến những dấu hiệu lạ là vô cùng quan trọng. Họ nên để ý đến khả năng vận hành của trẻ, những cảm xúc và tiền sử bệnh rối loạn lưỡng cực của gia đình. Với việc chẩn đoán kịp thời, một kế hoạch điều trị tốt hơn để quản lí những dấu hiệu có thể được lập ra.

Con bạn có nguy cơ mắc chứng rối loạn lưỡng cực không?Rối loạn lưỡng cực là một loại rối loạn cảm xúc phức tạp. Nếu bạn lo lắng không biết bạn hay người bạn yêu có những triệu chứng của rối loạn lương cực hay không, hãy tìm đến các biện pháp chăm sóc y tế để đưa ra những đánh giá thích hợp. Mặc dù bệnh rối loạn lưỡng cực không thể được chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nó có thể được điều trị. Với những liều thuốc và sự hỗ trợ phù hợp, những triệu chứng có thể được quản lí với mục đích khiến cho chất lượng cuộc sống không bị ảnh hưởng trầm trọng.

Dịch: Kim Dung

Nguồn: https://www.verywellmind.com/bipolar-disorder-overview-378810

Nguồn ảnh: Pinterest

Nếu bạn thấy bài viết bổ ích, dự án có ý nghĩa đối với cộng đồng, donate cho A Crazy Mind qua: http://acrazymind.vn/donate/ nhé!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: A Crazy Mind”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày!
(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan