Tránh nhàm chán bằng sự tận tâm làm việc và những gợi ý từ chuyên gia

Làm thế nào để tránh sự nhàm chán và cảm thấy có ích, nhiều động lực hơn trong công việc? Theo dõi bài viết này có thể giúp bạn nảy ra một vài ý tưởng đấy.


Thời gian dường như trôi đi thật chậm. Bạn cũng chẳng có chút động lực nào. Bạn cảm thấy tài năng của mình như thể bị lãng phí.


Nếu bạn cảm thấy vậy thì bạn không cô đơn đâu. Trong khi cuộc khảo sát gần đây của Gallup về mức độ hài lòng trong công việc đang tăng lên, thì một phần lớn lực lượng lao động nói rằng họ cảm thấy năng lực của họ vượt quá tiêu chuẩn công việc thông thường và cảm thấy khá nhàm chán về những điều họ làm trong 40 giờ hoặc hơn một tuần qua.


Việc những người lao động cảm thấy quá nhàn rỗi có thể dẫn đến nhiều hành vi không tốt tại nơi làm việc, ví dụ như thái độ làm việc kém và các xung đột cá nhân tăng lên. Sự chán nản liên hệ mật thiết đến các vấn đề thúc đẩy động lực.


Một nghiên cứu gần đây từ một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Hàn Quốc đã phát hiện ra rằng cảm giác được “được trao cơ hội” đến với công việc có thể giúp các nhân viên tránh được những hành vi tiêu cực đi kèm với sự nhàm chán tại nơi làm việc.


Những người tham gia vào nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Hàn Quốc này đã điền vào một bảng câu hỏi đo lường mức độ phù hợp với công việc và cảm giác buồn chán của họ trong suốt những tháng qua. Họ cũng báo cáo mức độ mà họ thực hiện các hành vi lệch lạc tại nơi làm việc (ví dụ: xúc phạm đồng nghiệp), cũng như các hành vi đem lại lợi ích cho chủ lao động và đồng nghiệp của họ (như làm thêm hay giúp đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ). Cuối cùng, các nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia đánh giá mức độ họ cảm nhận về một công việc đúng nghĩa với mình. Bảng câu hỏi cũng bao gồm các phép đo lường liên quan đến những đặc điểm gây nhiễu như rối loạn thần kinh và trạng thái dễ nổi giận.



Đúng như dự đoán, những người lao động tự nhận mình quá giỏi so với tiêu chuẩn của công việc mà họ đảm nhận cảm thấy chán nản nhiều hơn, còn tỷ lệ các hành vi đạo đức tốt thấp hơn so với những người không làm khảo sát.


Trái ngược với kỳ vọng của các nhà nghiên cứu, ý thức mạnh mẽ về sự nghiệp cũng chẳng thể ngăn cảm cảm giác chán nản ở các nhân viên, dẫn đến các hành vi kém như đi muộn, vắng mặt, ăn cắp đồ dùng văn phòng để sử dụng cho mục đích cá nhân. Tuy nhiên, những người tham gia báo cáo rằng kể cả khi cảm thấy mình có ích trong công việc thì điều đó cũng không khiến sự chán nản làm giảm đi các hành vi hợp tác, ví dụ như giúp đỡ đồng nghiệp hay tăng ca để hoàn thành nhiệm vụ.


Nhóm nghiên cứu thừa nhận một số hạn chế trong các phát hiện của họ, bao gồm cả việc nghiên cứu dựa vào các báo cáo chủ quan của bản thân từ một nhóm đồng nhất: thanh niên, người trưởng thành có việc làm tại châu Á. Họ nói rằng nghiên cứu trong tương lai nên xem xét tác động của việc thu hút lao động ở các nhóm tuổi, các nền văn hóa và nghề nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, những phát hiện này báo hiệu rằng các nhà quản lý và giám đốc điều hành có thể cần phải xem xét thiết kế công việc đa dạng hơn trong khi vẫn trau dồi sự tận tâm cho nhân viên của mình.


---------------------------

Dịch bởi: bluewhale52

Biên tập: Ori

Ảnh: Photo by Ken Tomita from Pexels

Tham khảo:

Eastwood, JD, Frischen, Fenske, MJ & Smilek (2012)

Kim J., Park J., Sohn, Lim, JI (2019)

Dedication Buffers Employees Against Boredom, Study Suggests

Available at:

<https://www.psychologicalscience.org/news/minds-business/dedication-buffers-employees-against-boredom-study-suggests.html> [Accessed 31st August 2021]

--------------------------


BẢN THẢO
Bài viết liên quan