Trí Nhớ: Những Điều Bạn Chưa Biết Về Khả Năng Ghi Nhớ Của Mình

Trí nhớ con người không hoạt động theo cách bạn nghĩ – và điều đó có thể khá rắc rối đấy. Bạn sẽ là gì nếu không có ký ức? Khả năng để ghi nhớ quá khứ và dùng nó …

Trí nhớ con người không hoạt động theo cách bạn nghĩ – và điều đó có thể khá rắc rối đấy.

Bạn sẽ là gì nếu không có ký ức? Khả năng để ghi nhớ quá khứ và dùng nó để thông báo bước đi tiếp theo của bạn quan trọng đến mức nào? Tôi sẽ trả lời thay bạn: nó ở ngay đây cùng với hít thở và ăn uống. Người ta nghĩ rằng việc hiểu cách thức trí nhớ hoạt động như thế nào sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu của tất cả mọi người trong mọi xã hội. Suy cho cùng, trí nhớ hình thành nên nền tảng tính cách và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta.

Tuy nhiên, thực tế là hầu hết mọi người dù cho sở hữu trí thông minh hay được giáo dục đều biết rất ít về trí nhớ. Nguyên nhân là do vấn đề trí nhớ không nằm trong chương trình học thường xuyên của các trường trung học. Ngay cả hầu hết sinh viên đại học cũng không hề hay biết về lợi ích của việc học cách bộ não của họ biến những trải nghiệm thành ký ức. Điều này rất quan trọng vì trí nhớ, vì tất cả sự vĩ đại của nó, gây ra cho chúng ta những vấn đề nghiêm trọng khi ta không tôn trọng mục đích và những giới hạn của nó. Mỗi khoảnh khắc trôi qua, vô số người mắc lỗi nghiêm trọng trong đời sống cá nhân cũng như nghề nghiệp của họ chỉ đơn giản là vì họ không học được cách bộ não khơi gợi lại quá khứ. 

Dĩ nhiên, bộ não con người vẫn là một vũ trụ bí ẩn theo nhiều cách. Các nhà khoa học hiện vẫn đang làm việc để mở khóa bí mật của trí nhớ. May mắn thay, đã có đủ thông tin được tiết lộ để cung cấp cho chúng ta một số hướng dẫn về hướng đi khôn ngoan hơn và an toàn hơn trong cuộc sống hàng ngày.

“Tiến trình bộ nhớ của chúng ta không phát triển để lưu giữ những ghi chép chính xác và chi tiết về những sự kiện trong đời ta. Bộ não không phải là nhân viên tốc ký hay nhân viên ghi chép cá nhân của bạn.”

Bài học đầu tiên và quan trọng nhất là trí nhớ con người không đáng tin cậy. Còn tệ hơn cả không đáng tin cậy nữa. Đừng quên điều này. Tiến trình bộ nhớ của chúng ta không phát triển để lưu giữ những ghi chép chính xác và chi tiết về những sự kiện trong đời ta. Bộ não không phải là nhân viên tốc ký hay nhân viên ghi chép cá nhân của bạn.

Tốt hơn hết bạn nên coi trí nhớ như một đầu vào hữu ích. Đó là nơi thông tin lưu trữ được truyền lên để giúp ta ứng phó trong hiện tại và lên kế hoạch cho tương lai. Nó không nhằm mục đích cung cấp bản sao hay bản ghi rõ ràng về những gì đã thực sự xảy ra. Dù điều này có thể làm cuộc sống của ta trở nên rắc rối nhưng phần lớn thời gian nó vẫn hoạt động tốt. Chúng ta không cần ghi nhớ mọi chi tiết về mọi thứ. Vì vậy, mọi nỗ lực đều sẽ cực kỳ không hiệu quả. 

Hơn 200 triệu năm loài người tồn tại, chúng ta đã sống sót và phát triển phần lớn vì trí nhớ của ta hoạt động đủ tốt. Nhưng ngày nay, trong thế giới hiện đại tràn ngập thông tin, một thế giới siêu kết nối và thay đổi nhanh chóng, càng nhiều vấn đề nảy sinh khi con người không hiểu về trí nhớ và do đó đặt quá nhiều niềm tin vào nó. 

Trong cuốn sách của tôi mang tên Good Thinking: What You Need to Know to Be Smarter, Safer, Wealthier, and Wiser (tạm dịch: Tư duy tốt: Điều bạn cần biết để thông minh, an toàn, giàu có và khôn ngoan hơn), tôi đề nghị mọi người cần phải nhận thức được trí nhớ có tính liên kết và xây dựng. Chẳng có một trật tự nhất định hay hợp lý nào cho nó cả. Trí nhớ không giống như những tệp dữ liệu lưu trong ổ cứng máy tính được sắp xếp theo chủ đề hay thứ tự thời gian. Một ký ức sẽ bị giấu kín và liên kết với các ký ức hay khái niệm khác theo cách mà không nhất thiết phải thực tế hay logic. Điều này lý giải tại sao một mùi vị hay âm thanh cụ thể có thể gợi lên một ký ức, dù nó thậm chí không hề quan trọng trong trải nghiệm gốc (trải nghiệm có mùi vị hay âm thanh đó). Đó cũng là lý do chúng ta luôn không thể lập tức nhớ lại một ký ức chúng ta cần, ngay cả khi nó ở đâu đó trong khu rừng thần kinh.

Trí nhớ của chúng ta mang tính tính xây dựng vì những hồi ức về trải nghiệm trong quá khứ được ghép lại với nhau từ nhiều thông tin. Hãy nghĩ về nó như thể bộ não đang kể bạn nghe một câu chuyện về một sự kiện trong quá khứ. Câu chuyện này dựa trên sự quan sát, cảm giác, mùi vị, những điều nghe được, v.v. Trí nhớ con người về những trải nghiệm quá khứ đến với ta theo cách tương tự như cách các nhà khảo cổ học và thám tử cảnh sát sử dụng các mẩu thông tin từ hiện vật và manh mối để tạo nên những câu chuyện về con người và sự kiện trong quá khứ.

“Bất kỳ ai cũng có thể nhớ sai bất kỳ điều gì.” 

Một nghiên cứu mới tiết lộ của nhà các nhà tâm lý học nghiên cứu Daniel Simons và Christopher Chabris cho thấy niềm tin của công chúng về trí nhớ cách xa thực tế như thế nào. Những nhà nghiên cứu đã hỏi những câu đơn giản về trí nhớ và sau đó so sánh câu trả lời của họ với câu trả lời của các vị chuyên gia nghiên cứu về trí nhớ. Dưới đây là một vài phát hiện chủ yếu từ nghiên cứu của họ: 

Trong đầu bạn không có máy quay video… và 63% số người dân được khảo sát đồng ý hoặc hầu hết đồng ý rằng trí nhớ của con người “hoạt động như một máy quay video, ghi lại chính xác những sự kiện chúng ta thấy và nghe để ta có thể xem xét và kiểm tra lại sau đó.” Không ai trong số các chuyên gia (0%) đồng ý hoặc hầu hết đồng ý rằng trí nhớ giống như một máy quay video. Đa số các chuyên gia (93,8%) không đồng ý với điều này.

Lời khai tự tin không nhất thiết là lời khai chính xác… và 37% số người được phỏng vấn (hơn ⅓) đồng ý hoặc hầu hết đồng ý rằng “lời khai của một nhân chứng tự tin đã đủ bằng chứng để kết tội một bị cáo phạm tội.” Một lần nữa, không một chuyên gia nào tham gia vào nghiên cứu chắc chắn hay hầu hết đồng ý với điều này, mà có tới 93,8% không đồng ý một cách chắc chắn.

Những quan niệm sai lầm về sự tự tin và độ đáng tin cậy xuất hiện rất nhiều khi phải đối mặt với những lời khẳng định lạ thường. Ví dụ như, khi một người khẳng định họ đã nhìn thấy tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh, Bigfoot, ma, thiên thần, hay nói cách khác, tôi ít quan tâm tới sự tự tin hay chân thật của họ vì tôi biết rằng những điều đó không vượt quá sự không đồng nhất của chúng ta khi nhớ lại các sự kiện quá khứ một cách chính xác. Bởi bất kỳ ai cũng có thể nhớ sai bất kỳ điều gì. 

Tôi thích miêu tả hệ thống trí nhớ như một ông lão ngồi bên đống lửa trại đâu đó sâu thẳm trong não. Ông ấy có ý tốt và muốn giúp đỡ. Nhưng ông lão không cho bạn thấy quá khứ như một số phù thủy với một cánh cổng thời gian. Điều tốt nhất mà ông có thể làm là kể cho bạn nghe những câu chuyện về quá khứ của bạn. Và cũng như những người kể chuyện hay khác, ông chỉnh sửa câu chuyện để có ảnh hưởng, sự hiệu quả, chức năng và sự rõ ràng. Ông nói cho bạn những gì ông cho là bạn cần phải biết.

Đôi khi, ông thậm chí còn tô điểm câu chuyện bằng cách thêm thắt một chút hương vị và độ chính xác sẽ chẳng là gì cả. Hay, ông lão có lẽ quyết định bỏ đi một vài thứ để giúp bạn bớt đau đớn hay xấu hổ. Ông cũng phạm phải những lỗi sai trung thực, rất nhiều, rất nhiều lần trong số đó. Có lúc, ông chỉ bối rối hay cẩu thả và bỏ đi điều gì đó quan trọng. Ông thậm chí có thể thêm vào những thông tin không chính xác một cách tình cờ. Có lẽ ký ức đặc biệt về nụ hôn đầu tiên của bạn ở trường trung học đã thấm đẫm với những trải nghiệm của thời đại học hay một cảnh trong bộ phim mà bạn đã xem nhiều năm về trước. 

Khả năng lưu trữ và nhớ lại lượng lớn những thông tin của bộ não con người là chìa khóa dẫn đến thành công và sự sống còn của chúng ta. Nhưng nó cũng đi cùng với nhiều đặc trưng và hạn chế mà ta không ngờ được. Chúng ta không thể dựa vào trí nhớ của mình 100%, cho dù chúng ta có cảm thấy chắc chắn đến thế nào đi nữa. Bạn có lẽ tin rằng bạn có thể tái hiện lại một điều gì đó từ quá khứ. Nhưng bạn không thể. Bạn có thể thấy quá khứ rõ ràng trong tâm trí mình. Nhưng đó không phải lịch sử cá nhân mà bạn đang xem. Đó sẽ là một vở kịch hay nhất. Khi bạn nhớ về điều gì, bộ não sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện và nó có thể bị mất đi rất nhiều trong quá trình vận chuyển thông tin.

———————————–

Dịch: Hannah

Biên tập: Hương

Nguồn ảnh: Pinterest

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: https://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan