Tương lai tươi sáng: Sự kết nối giữa sức tưởng tượng sống động với sức khỏe tâm lý

Tâm lý của một người không chỉ ảnh hưởng đến hiện tại mà còn ảnh hưởng đến tương lai, điều này đã được chứng minh một cách khoa học và được tóm tắt lại trong bài viết này.



Khi tưởng tượng tương lai của mình, bạn nhìn thấy gì? Trong một nghiên cứu gần đây về mục đích tưởng tượng của tập san Clinical Psychological Science (Tâm lý khoa học thực hành), câu trả lời trải rộng từ vượt qua các kỳ thi và du lịch thế giới đến đạt được mục tiêu luyện tập mới và củng cố mối quan hệ bạn bè cùng gia đình. Nhưng đối với những người tham gia bị trầm cảm, tương lai trong họ tăm tối hơn nhiều, chẳng nói đến nếu họ có thể tưởng tượng ra. Theo lời của một người tham gia bị trầm cảm nặng:


“Mọi thứ thật mờ mịt, nó gần nhau đen tuyền… Có lẽ đó là lý do tôi không đặt mục tiêu - bởi vì tôi chẳng nhìn thấy gì cả.”


Họ không cô độc. Beau Gamble (đến từ đại học Auckland, New Zealand) và đồng nghiệp tìm ra được, trong 153 người trưởng thành tham gia ở New Zealand, những người có chỉ số hạnh phúc cao hơn có thể miêu tả sống động khi đạt được mục tiêu của họ. Thêm vào đó, những người có trí tưởng tượng về một tương lai tích cực hơn giống như có chỉ số hạnh phúc cao hơn sau 2 tháng, còn những người thấy khó khăn với việc tưởng tượng một tương lai tươi sáng gần như vẫn trầm cảm.


“Sức tưởng tượng là một khả năng thích ứng - điều chúng ta nên sử dụng để giúp từng người đạt được tương lai họ muốn,” Gamble và đồng nghiệp đã viết. “Tài liệu này có thể có quan hệ mật thiết với việc thiết kế mục tiêu - nền tảng cho trí tưởng tượng để giảm bớt dấu hiệu của việc trầm cảm hoặc tăng sự tích cực cho các mặt tính năng.”


Các nhà nghiên cứu bắt đầu bằng cách yêu cầu người tham gia lên danh sách các mục tiêu ngắn, vừa và dài hạn. Sau khi chọn hai mục tiêu quan trọng nhất cho khoảng thời gian, những người tham gia dành ba phút tưởng tượng và miêu tả bằng lời viễn cảnh tương lai liên quan đến từng mục tiêu được chọn.


Người tham gia cũng đánh giá khả năng đạt được và tầm quan trọng của từng mục tiêu và sự vui sướng hay thất vọng họ nghĩ nó sẽ gợi lên, cùng với việc hoàn thành một loạt câu hỏi về độ hạnh phúc và buồn rầu. Hai tháng sau, những người tham gia sẽ trả lời câu hỏi lần nữa và báo cáo tiến trình đạt mục tiêu của họ.


Tóm lại, những người tham gia cho rằng mục tiêu của họ sẽ đạt được và quan trọng với họ cho thấy chỉ số hạnh phúc cao hơn, trong khi những người đối mục tiêu của họ khó kiểm soát hay khó có thể mang lại niềm vui thường hay trầm cảm. Đặc biệt, người tham gia coi mục tiêu đạt được và quan trọng cũng miêu tả tương lai tích cực hơn - trở thành những người tiên đoán chắc chắn nhất hai tháng sau.


“Chúng tôi nhìn thấy xu hướng mạnh mẽ giữa các khía cạnh khi đề ra mục tiêu và sức tưởng tượng cùng các dấu hiệu của sự hạnh phúc và trầm cảm,” Gamble và đồng nghiệp đã viết.


 “ Cho dù đã kiểm tra các triệu chứng trầm cảm hoặc so sánh người với mức độ trầm cảm nghiêm trọng và những người với triệu chứng không đáng nói, hiệu quả cũng đã được chứng minh”


Điều còn lại ở đây là nếu việc cổ vũ mọi người đặt mục tiêu khác nhau có thể bảo vệ họ khỏi sự trầm cảm, các nhà nghiên cứu cho hay, mặc dù nghiên cứu trước đã đề xuất việc tưởng tượng một tương lai tích cực hơn có thể giúp những người trầm cảm đạt được năng lượng để tương tác với các hoạt động có ích hơn.



——————————————————————-

Biên dịch: SweetIvy

Biên tập: Ori

Ảnh: https://unsplash.com/s/photos/bright-future

Nguồn:

< https://www.psychologicalscience.org/publications/observer/obsonline/the-future-is-bright-vivid-imagination-is-linked-to-mental-health.html >

BẢN THẢO
Bài viết liên quan