Tuýp Người INFP(Người Hòa Giải) Phù Hợp Với Những Công Việc Nào?

INFP là gì? INFP là một trong 16 loại nhân cách trong trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indicator), thuộc nhóm Nhà lý tưởng hóa (Idealist) trong phân loại The Four Temperaments của David Keirsey. INFP viết tắt cho …

INFP là gì?

INFP là một trong 16 loại nhân cách trong trắc nghiệm tính cách MBTI (Myers-Briggs Type Indicator), thuộc nhóm Nhà lý tưởng hóa (Idealist) trong phân loại The Four Temperaments của David Keirsey. INFP viết tắt cho hướng nội (Introversion), trực giác (Intuition), cảm giác (Feeling) và khách quan (Perception) – những nét tính cách cốt lõi cho mẫu người này.

Những người thuộc nhóm INFP có một số đặc trưng sau:

  • Dễ thấu cảm và thực lòng quan tâm đến người khác.
  • Những chiến lược gia nghĩ xa, hướng tới tương lai.
  • Đam mê với sự phát triển và sáng tạo.
  • Giao tiếp xuất sắc.
  • Hướng tới việc tạo ra kết quả ngay lập tức.

INFP là người như thế nào?


Là một INFP, bạn có thể có một tầm nhìn sáng tỏ về cách mà mọi thứ nên vận hành, và những suy nghĩ lý tưởng hóa của bạn là động lực thúc đẩy bạn tạo ra sự thay đổi trong thế giới.


Mẫu người này có thể tìm thấy cảm hứng ở bất kỳ đâu. Nếu nhận được đủ động lực và sự khuyến khích, INFP có thể sử dụng cái đầu mơ mộng của mình để khiến cuộc sống của bản thân và người khác tốt hơn.


INFP thể hiện ra sao trong công việc?


Mẫu người INFP quan tâm đến một công việc phù hợp với các giá trị của họ hơn là mức lương mà công việc đó mang lại. Họ cũng quan tâm sâu sắc đến việc phát triển bản thân cũng như thăng tiến và được thúc đẩy bởi sự nhận thức về ý chí – điều này có thể khiến họ không thỏa mãn với vị trí trong một doanh nghiệp theo mô hình truyền thống. Hơn nữa, mẫu người này rất thích được thể hiện cá tính của bản thân và cần có một không gian làm việc cho phép họ thể hiện sự độc đáo của mình.


Công việc tốt nhất của INFP là gì?


Sau đây là top 10 công việc có thể giúp mẫu người INFP thể hiện được hết tiềm năng của mình.


1. Tác giả

 Là kiểu người thấu cảm bẩm sinh, INFP có một khả năng độc đáo cho phép họ kết nối dễ dàng với cảm xúc của độc giả. Cá tính cũng góp phần giúp ý tưởng của họ không bị kẹt trong lối mòn, vậy nên họ hiếm khi phải lo về việc mất cảm hứng.

2. Marketing

Những tố chất khiến mẫu người INFP phù hợp với công việc viết lách cũng mở cho họ thêm một cánh cổng với nghề marketing. Họ sáng tạo và bằng trực giác nhạy bén, họ hiểu được những sở thích, nhu cầu, khó khăn của đối tượng mà chiến lược marketing hướng tới. Sở trường kỳ lạ này xuất phát từ việc INFP có thể dễ dàng đặt mình vào vị trí của người khác. Từ đó mà họ hình dung được những nỗi sợ, kỳ vọng, niềm vui của khách hàng và điều gì sẽ khiến những khách hàng tiềm năng tìm đến sản phẩm của họ.

3. Nhà tham vấn tâm lý

Ứng dụng các liệu pháp hỗ trợ tâm lý chính là công việc hoàn hảo để mẫu người INFP tận dụng được sự quan tâm chân thành, tự nhiên đối với con người của họ. Không phải ngẫu nhiên mà INFP được ví là “Người chữa lành” bẩm sinh. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng giúp họ rất nhiều trong việc xây dựng được mối quan hệ sâu sắc với thân chủ.

4. Giáo viên

Một trong những yếu tố thiết yếu để tạo nên một nhà giáo tuyệt vời chính là tính nhẫn nại, và tính cách này thường xuất phát từ sự đồng cảm và thấu hiểu. Trên hết, INFP là những nhà quan sát sắc sảo, nhờ vậy họ đúc kết được một lượng tri thức to lớn về thế giới để cung cấp cho học sinh. Những giáo viên thuộc mẫu INFP cũng rất tận tâm với sự phát triển và tính sáng tạo của người học, vì thế những học sinh của họ sẽ luôn được khuyến khích “tư duy bên ngoài chiếc hộp”.

5. Nhà Tâm lý học hoặc Tâm thần học

Mặc dù chỉ chiếm 10-15% dân số chung, nhưng một nghiên cứu đã cho thấy rằng gần một phần ba Tâm lý gia thuộc mẫu người INFP hoặc ENFP. 85% Tâm lý gia cũng xem trực giác là phương tiện tốt nhất để họ khai thác được thông tin từ thân chủ. Kỹ thuật này trùng hợp với xu hướng sử dụng trực giác một cách tự nhiên của INFP.

6. Thiết kế đồ hoạ

Công việc này có thể là nghề nghiệp lý tưởng cho những người INFP có con mắt nghệ thuật. Giữa hình ảnh, bố cục, màu sắc, văn bản, thì nhà thiết kế đồ họa mang nhân cách INFP có ảnh hưởng to lớn nhất đến tính mỹ thuật của thành phẩm.

7. Chuyên viên quản trị nhân sự

Vai trò của họ là giúp nhà quản lý duy trì sự hài lòng trong cơ quan, đảm bảo quyền lợi của người lao động, tổ chức tuyển dụng, và những công việc khác liên quan đến nguồn nhân lực. Công việc này đòi hỏi người đảm nhiệm phải có khả năng đọc vị người khác và đồng thời nhận ra được nhu cầu của ứng viên. Khả năng thấu cảm bẩm sinh của INFP là một lợi thế lớn trong lĩnh vực này, vì chuyên gia HR đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các công ty, tổ chức duy trì sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên.

8. Chuyên viên quan hệ công chúng

Những người INFP mạnh về kỹ năng giao tiếp sẽ thể hiện tốt trong công việc quan hệ công chúng. Với vai trò là một chuyên viên PR, bạn chính là trung gian giữa công chúng và khách hàng của mình. Thiên hướng tiếp nhận thông tin chính là điểm mạnh của bạn khi bước chân vào lĩnh vực này.

9. Vật lý trị liệu hay trị liệu nghề nghiệp

Đây là một công việc rất phù hợp với mẫu người INFP. Công việc thường ngày của một nhà trị liệu nghề nghiệp khá phong phú nhưng nhìn chung bao gồm: xây dựng lịch trình sinh hoạt giúp phục hồi chức năng cho bệnh nhân, giúp họ cải thiện các kỹ năng và chức năng để thực hiện tốt các công việc hằng ngày, hoặc hỗ trợ bệnh nhân hồi phục sau chấn thương nghiêm trọng. Nhà vật lý trị liệu hay trị liệu nghề nghiệp phải rất tận tâm trong suốt quá trình hỗ trợ bệnh nhân hồi phục. Chính điều này khiến INFP rất phù hợp với công việc, vì họ được ví như “Người chữa lành”.

10.  Huấn luyện viên thể thao

Những huấn luyện viên thể thao thành công là những người giao tiếp giỏi, hòa giải tốt, biết tư duy chiến lược, và INFP hội đủ những phẩm chất này. Hơn hết thảy, huấn luyện viên cần có khả năng xây dựng được mối quan hệ với những vận động viên để hiểu và tạo được động lực cho họ.

Lời người dịch: Trên đây là một số công việc phù hợp với mẫu hình tính cách INFP để bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên để chọn được công việc phù hợp nhất với bản thân cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác. Bao gồm cả sở thích, khả năng, nhu cầu bản thân, tài chính và thị trường lao động, vân vân. Chúc bạn tìm được công việc phù hợp nhất với mình.

———————————-

Dịch: Lyo Kiu

Biên tập: Hương

Nguồn ảnh: Pinterest

Nguồn: https://www.ziprecruiter.com/blog/what-are-the-best-occupations-for-infp-personality-type/

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan