Vài Người Nói Dối Rất Nhiều

Hầu hết mọi người đều khá trung thực, nhưng có những người người nói dối rất nhiều. May mắn thay, hầu hết mọi người đều có xu hướng thẳng thắn và trung thực trong giao tiếp. Chúng ta thích sự …

Hầuhết mọi người đều khá trung thực, nhưng có những người người nói dối rất nhiều.

May mắn thay, hầu hết mọi người đềucó xu hướng thẳng thắn và trung thực trong giao tiếp. Chúng ta thích sự thật từngười khác, và cũng như thế, chúng ta thành thật với họ. Thẳng thắn trong giaotiếp là tiền tệ của sự tương tác xã hội và cũng là nền tảng của các mối quanhệ. Giao tiếp thiếu sự trung thực sẽ trở nên vô nghĩa và những sự tương tác xãhội sẽ trở nên vô dụng.

Thực tế là, chúng ta không nói dốithường xuyên, vì vậy mọi người thường cho rằng chúng ta đang trung thực. Mặc dùmọi người thích việc trung thực hơn, hầu hết chúng ta đều nói dối. Điều quantrọng là không phải tất cả chúng ta đều không trung thực. Đúng thế, hầu hếtchúng ta nói dối…nhưng vài người nói dối rất nhiều.

Khi tôi hỏi mọi người: “Ai nóidối?”, tôi thường nghe được câu trả lời: “Tất cả mọi người!”. Điều này có thểkhông hoàn toàn chính xác nhưng sự thật cũng gần như vậy.

Có một vài người không nói dối chútnào. Trẻ nhỏ không nói dối, chúng đặc biệt trung thực cho tới khi chúng haituổi. Khi bọn trẻ lớn hơn và bắt đầu tiếp cận đến việc nói dối, phần còn lạicủa xã hội sẽ phạt chúng vì sự không trung thực và cố gắng hướng bọn trẻ trởthành những công dân trung thực.

Trẻ con học cách thực hiện việc nóidối cẩn thận hơn, đặc biệt là tiết chế lời nói dối, chúng giữ lại lời nói dốicho những tình huống quan trọng cần chiến lược. Evelyne Debey nhận thấy rằngmọi người nói dối nhiều nhất khi ở độ tuổi thiếu niên, sau đó những lời nói dốigiảm dần khi họ bước vào độ tuổi trưởng thành, và sẽ tiếp tục giảm nữa khi tớituổi già. Vì vậy, so với những nhóm tuổi khác thì thanh thiếu niên nói dối rấtnhiều. Thế nhưng bên cạnh đó, vẫn có những nhóm người nói dối rất nhiều.

Vào thập niên 90, Bella DePaulo đãthực hiện một chuỗi nghiên cứu, trong đó bà ấy đã yêu cầu những người tham giaviết lại nhật kí những cuộc trò chuyện trong vòng hai tuần. Họ được hướng dẫntheo dõi những lời nói dối và ghi lại trong nhật kí. Những gì bà ấy nhận ra là,trung bình người ta nói dối hai lần một ngày. Dù con số này có thể sai lệch mộtchút nhưng nó chỉ ra rằng chúng ta đều nói dối hai lần một ngày.

Một phân tích gần đây hơn về nhữngquyển nhật kí đó cũng chỉ ra rằng, trong khi con số trung bình là hai lời nóidối mỗi ngày thì thực tế, chúng không được chia đều như thế. Trong khi hầu hếtmọi người không nói dối hoặc chỉ nói dối một lần thì có vài người nói dối rấtnhiều. Đây cũng là một phát hiện mà tôi đã khám phá được trong nghiên cứu củamình. Có vẻ như trong khi hầu hết chúng ta khá trung thực thì có một số ngườingoài kia đang tạo nên phần lớn sự thiếu trung thực trong xã hội.

Những mẫu chung từ một số ít nhữngcá nhân này đã cho thấy hầu hết những lời nói dối tuân theo nguyên lý Pareto,được biết như là “quy luật thiểu số quan trọng”. Nói ngắn gọn, nguyên lý nàynói rằng trong một bộ phận dân số, khoảng 20% số người giải thích cho 80% hànhvi của dân số. Ví dụ, khi nói tới việc tiêu thụ rượu ở Mĩ, có dưới 80% số ngườimà trung bình cứ mỗi người thì uống một đồ uống có cồn mỗi tuần. Tuy nhiên, hơn20% kia thì cứ mỗi người sẽ tiêu thụ 45 đồ uống có cồn một tuần. Do đó, thiểusố quan trọng đại diện cho một số lượng không cân xứng trong hành vi uống rượu.

Những người nói dối tuân theo mộtkiểu mẫu tương tự. Theo một nghiên cứu gần đây, 60% những người được ghi lạikhông nói dối trong suốt một ngày, 25% khác nói một hoặc hai lời nói dối mỗingày. Do vậy, 85% mọi người khá trung thực. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ khoảng1% được ghi lại nói hơn 20 lời nói dối mỗi ngày! Chúng tôi đã mô phỏng lại pháthiện này trong một nghiên cứu gần đây về việc nói dối. Dường như một nhóm ngườitương đối nhỏ trong xã hội chúng ta chắc chắn phải chịu trách nhiệm chính chophần lớn lời nói dối và sự thiếu trung thực.

Vậy những người nói dối nhiều này làai? Nhân cách là một yếu tố quyết định nhiều nhất tới việc nói dối. Trong mộtthí nghiệm tôi đã thực hiện cùng với Haylie Jones, chúng tôi thấy rằng nhữngngười có chủ nghĩa Machiavellianism cao (những người thích thao túng, vô cảm vàthờ ơ với đạo đức) có xu hướng nói dối nhiều hơn một cách đáng kể so với mộtngười bình thường.

Trong một nghiên cứu khác, tôi nhậnthấy rằng những người nói dối nhiều có xu hướng là những người có lòng tự trọngthấp (theo Hart, Lemon, Curtis, & Griffith trên báo). Thêm vào đó, họ có xuhướng là những người thiếu lương tâm và cởi mở với những trải nghiệm mới. Trongmột nghiên cứu khác gần đây, chúng tôi điều tra liệu số lượng lời nói dối màmột người nói có liên quan tới thái độ của người đó dối với sự thiếu trung thựchay không. Từ đó chúng tôi đã nhận thấy rằng, những người coi việc nói dối nhưmột hành vi có thể chấp nhận được trong văn hóa có khả năng cao hơn là mộtngười nói dối nhiều.

Các nhà nghiên cứu khác đã nghiêncứu biến số về nhân khẩu học với những người nói dối nhiều, nhận thấy rằngtrong số họ có nhiều khả năng là đàn ông hơn phụ nữ, đặc biệt là những ngườitrẻ. Họ cũng có khả năng là những người có nghề nghiệp, địa vị cao. Nếu chú ýnhiều hơn vào nghề nghiệp của họ thì những người nói dối nhiều có xu hướng lànhững người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và công nghệ.

Những kẻ nói dối phi thường nhấtkhông phải lúc nào cũng tránh xa sự dối trá của họ. Serota và Levine đã nhậnthấy rằng những người nói dối nhiều có khả năng cao phải kết thúc những mốiquan hệ tình cảm của họ bởi sự thiếu trung thực. Họ cũng có khả năng cao bịkhiển trách, thậm chí là đuổi việc bởi sự gian dối. Có lẽ những hậu quả nghiêmtrọng bởi việc nói dối nhiều này là nguyên nhân khiến cho số lượng những kẻ nóidối vô độ chỉ tồn tại ở một mức rất nhỏ trong xã hội.

Dường như hầu hết mọi người đều nói dối. Chúng ta học cách để nói dối khi còn trẻ, và đa phần chúng ta giảm dần việc đó khi bước vào thời kì trưởng thành, phần lớn người lớn không nói dối thường xuyên. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta nên khôn ngoan để cảnh giác với “những trái táo thối” ngoài kia, những người thường xuyên dùng việc lừa dối để lợi dụng người khác. Có vài người nói dối rất nhiều.

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

Nguồn: Some Lie a Lot

Dịch: Lê Minh Thuý Nga

Biên tập: #Zealous

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan