10 Dấu Hiệu Của Trầm Cảm Ẩn Hoàn Toàn

Điều gợi ra sự tò mò trong việc tìm ra Hội chứng trầm cảm ẩn hoàn toàn (PHD) chính là câu hỏi: Nếu bạn không biết cách bộc lộ nỗi đau của mình, làm thế nào những người khác có thể nhận thấy …

Điều gợi ra sự tò mò trong việctìm ra Hội chứng trầm cảm ẩn hoàn toàn (PHD) chính là câu hỏi: Nếu bạn không biết cáchbộc lộ nỗi đau của mình, làm thế nào những người khác có thể nhận thấy chuyệngì đang diễn ra? Làm cách nào để bạn tự mình nhận ra nó?

Việc tốt nhất là xác định những gì hình thành nên hội chứng che giấu trầm cảm một cách hoàn hảo (một thuật ngữ tôi tạo ra). Vậy hội chứng là gì? Đó là một nhóm các hành vi và quan niệm được nhận thấy có tương quan với nhau, giống như muối và tiêu. Khi biết được một trong hai, bạn sẽ nhận ra thứ còn lại. Việc xác định những đặc tính của hội chứng hy vọng sẽ bổ sung thêm những kiến thức hữu-ích-và-cần-thiết cho vốn hiểu biết của riêng bạn, cho dù bạn là một cá thể, phụ huynh, bác sĩ, nhà trị liệu, giáo viên hoặc là một người bạn. Đã đến lúc ngừng xem phần giới thiệu về trầm cảm này –  một phần không đủ phù hợp với tiêu chuẩn của căn bệnh trầm cảm điển hình, nhưng cũng có khả năng gây hại như vậy.

Dưới đây là 10 đặc điểm chính củaPHD. Không phải tất cả những đặc điểm này đều có ở những người có thể nhận thấybản thân họ đang trải qua PHD. Nhưng chúng khá nhất quán. 

 Nếu bạn đối mặt với PHD…

1. Bạn là người cực kỳ cầu toàn, với giọng nói chỉ trích, dằn vặt không ngừng trong sâu thẳm của sự hổ thẹn dữ dội.

Có tính cầu toàn là một chuyện. Bạn cố gắng làm hết sức mình: “Làm việc gì thì cũng phải quyết tâm làm đến nơi đến chốn.” Tuy nhiên, bạn luôn có thể âm thầm trách móc bản thân vì không đạt kết quả cao nhất. Bạn có thể cho phép bản thân không thành thạo ở một lĩnh vực nào đó – chẳng hạn như, cười và nói rằng bạn không thể trượt ván bằng bất cứ giá nào. Hoặc bạn không thể kể chuyện cười. Nhưng nếu đó là một hoạt động hay một cái gì đó đầy ý nghĩa mà bạn theo đuổi, thì nó cần thể hiện sự hoàn hảo, đặc biệt là khi nó được người khác thấy hoặc đánh giá. Bạn là bậc phụ huynh hoàn hảo, là người luật sư giỏi nhất, là trưởng lớp, hoặc là người bạn tốt nhất. Bạn luôn ước lượng và đánh giá tình trạng của mình, và nếu như không đáp ứng được kỳ vọng mong muốn, bạn sẽ bị áp lực đè nặng. Sự hổ thẹn trong thâm tâm làm chi phối thế giới và những sự lựa chọn của bạn.

2. Bạn biểu lộ tinh thần trách nhiệm cao hoặc quá mức cần thiết.

Bạn rất ý thức về bổn phận, nghĩavụ, sự trung thành, và là người đáng tin cậy khi có việc gấp rút cần hoànthành. Bạn là người đầu tiên nhận thấy có vấn đề không ổn đang diễn ra và tìmhướng giải quyết. Bạn là một nhà lãnh đạo giỏi, nhưng không phải là người đạidiện tốt nhất. Ý thức trách nhiệm này có thể trở thành sự tổn thương, vì có thểbạn sẵn sàng trách bản thân mình thay vì dành một ít thời gian để có cái nhìn tổngthể. Khuynh hướng này có thể khiến bạn dễ bị thao túng.

3. Bạn gặp khó khăn trong việc chấp nhận và bày tỏ cảm xúc về nỗi đau.

Tôi biết, khi tôi ngồi đối diện ai đó dù đang cười rạng rỡ với mình nhưng họ lại mô tả về một sự mất mát to lớn hoặc sự thất vọng, rằng hình như tôi đã vô tình nhìn thấy một con người khác đang ẩn mình. Không phải lúc nào cũng vậy. Nhưng đó là câu hỏi tôi bắt đầu tự đặt ra cho bản thân khi là nhà trị liệu.

Sự tức giận bị né tránh hoặc bỏ mặc. Nỗi buồn thì được che giấu vào sâu thẳm. Sự thất vọng chỉ dành cho những kẻ than vãn. Bạn thậm chí không thể dùng từ ngữ để bộc lộ hết những cảm xúc này. Bạn dành hầu hết thời gian lẩn quẩn trong tâm trí thay vì kết nối với trái tim – phân tích, giải mã, suy nghĩ thấu đáo mọi thứ.

4. Bạn rất hay lo lắng và tránh những tình huống mình không có khả năng kiểm soát.

Bạn không phải là người dễ dàng tậptrung vào hiện tại. Nếu bạn tập yoga, bạn có lẽ sẽ ghét tư thế cuối cùng là hítthở và thư giãn. Bạn có thể yêu thích việc nấu ăn, nhưng khó có thể ngồi thưởngthức bữa ăn cùng những vị khách.

Nhu cầu kiểm soát rất lớn, và bạn dành nhiều thời gian lo lắng về những thứ có thể xảy ra ngăn cản sự kiểm soát đó. Trớ trêu thay, việc che giấu sự lo lắng này là rất quan trọng. Vì thế có lẽ đối với những người khác, sự hiện diện này không rõ ràng. Mọi người sẽ lắc đầu và tự nói với bản thân, “Bạn dường như không bao giờ có chút bận tâm về thế giới. Bạn chẳng nghiêm túc tý nào cả.”

Bạn cho rằng nếu mọi thứ diễn ra dễ dàng với mình và không tốn quá nhiều công sức, sự lo lắng cua bạn sẽ được che đi, ngay dưới nụ cười của mình.

5. Bạn tập trung cao độ vào công việc, xem thành tựu mình có được như một cách để cảm thấy có giá trị.

“You’re only as good as your last success.” (Nếu không cải thiện và nỗ lực để làm tốt hơn, bạn sẽ chỉ ở mức mà mình đạt được trước đó). Bạn dựa vào hoạt động và thành tựu có được để đánh lạc hướng bản thân khỏi những nỗi sợ hay sự bất an ẩn sau bên trong có khả năng sẽ lộ diện.

Tất cả chúng ta đều làm điều này ởmột mức độ nhất định. Nếu bạn có một ngày tồi tệ, sẽ thật tuyệt nếu hoàn thànhviệc gì đó mà có lẽ bạn đã trì hoãn. Hoặc bạn được thăng chức trong công việc.Hoặc ai đó gửi email cho bạn nói rằng sự tốt bụng của bạn có ý nghĩa như thếnào với họ. Mục đích và sự nỗ lực đều có giá trị.

Nhưng bạn đã đi quá xa rồi. Bạn có lẽ không biết điều gì sẽ mang lại cảm giác tự tôn ngoại trừ những thành tựu và nhiệm vụ. Và đó chính là vấn đề.

6. Bạn có sự quan tâm chủ động và chân thành đối với hạnh phúc của người khác, trong khi dành rất ít sự quan tâm đó tới thế giới nội tâm của mình.

Đây không phải là sự quan tâm giả tạo, và nó không phải là giả vờ hay không chân thành. Nó là thật: Quan tâm tới những người khác là việc bạn làm rất tốt. Tuy nhiên, bạn không để người khác nhận thấy bất cứ nhược điểm nào. Bạn không tiết lộ nỗi đau trong quá khứ. Vợ/chồng bạn có thể biết, nhưng nó không phải là vấn đề được nhắc tới. Có một bức tường được dựng lên ngăn chặn bất cứ ai phát hiện ra rằng bạn cô đơn hay kiệt sức, trống rỗng hay quá mức chịu đựng.

Sẽ đặc biệt đáng sợ nếu ý định tự tử xuất hiện.Và bạn không cho phép ai chen vào. Buồn thay, kể cả khi bạn cho phép, có lẽ họvẫn không tin. “Cái gì, mày á? Trầm cảm? Mày có tất cả mọi thứ trên đờimà.” Và điều đó có thể dẫn đến những hậu quả thảm khốc.

7. Bạn coi nhẹ hoặc gạt bỏ tổn thương hay sự lạm dụng trong quá khứ, hay hiện tại.

Cơ chế phân chia cảm xúc là một kỹ năng. Đó là khả năng bạn có thể bị tổn thương, buồn chán, thất vọng, sợ hãi hoặc tức giận về việc nào đó và gạt bỏ những cảm xúc này qua một bên cho đến một thời điểm mà bạn có thể đối phó với chúng tốt hơn. Những người khỏe mạnh làm điều này suốt. Bạn thậm chí có thể làm điều này với tâm trạng vui vẻ hoặc hạnh phúc. Có những lúc không thích hợp để bay nhảy ca hát.

Tuy nhiên, nếu bạn đối mặt với PHD, bạn phân chia cảm xúc quá mức một cách cứng nhắc. Bạn đóng những chiếc hộp cứng nhắc để nhốt chặt những cảm giác đau đơn, một cách vô ý hay cố tình, đẩy chúng vào một khoảng sâu kín tăm tối trong tâm trí. Việc này cho phép bạn làm giàm đi, tránh né, hoặc loại bỏ ảnh hưởng của những trải nghiệm cuộc đời đã gây ra nỗi đau trong quá khứ hay ở hiện tại.

Một người phụ nữ đối mặt với PHD gần đây đã email cho tôi là cô ấy đã được chuẩn đoán mắc chứng Rối loạn căng thẳng hậu chấn (PTSD), và điều đó đã hoàn toàn bác bỏ nó. “Những gì xảy ra với tôi không phải là cái gì lớn lao cả,” cô ấy viết. “Những điều tồi tệ hơn nhiều đã xảy ra với người khác.” Điều đó có thể đúng hoặc không, nhưng nỗi đau vẫn là nỗi đau.

8. Bạn có những vấn đề về sức khỏe tâm thần, liên quan đến việc kiểm soát hay thoát khỏi nỗi lo âu.

Bạn sống cuộc đời của mình theo một hướng được kiểm soát và quản lý rất tốt. Vì vậy, những chẩn đoán tâm thần thực tế đi kèm PHD có thể là những chứng rối loạn liên quan đến hành vi kiểm soát, chẳng hạn như rối loạn ăn uống và/hay rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế. Đồ uống có cồn hay những liều thuốc an thần cũng có thể được dùng để thoát khỏi nỗi lo âu. 

9. Bạn có niềm tin mãnh liệt vào việc “trân trọng những thứ tốt lành mình đang có” là nền tảng của hạnh phúc

Tôi tin vào việc trân trọng những phước lành bạn đang có. Đúng vậy: Việc này lành mạnh, nó có thể giữ cho bạn lạc quan và biết ơn. Tuy nhiên, nếu đã đọc đến đây và xác định mình có PHD, bạn có lẽ cảm thấy tội lỗi hay thậm chí là hổ thẹn nếu cảm thấy bất kỳ điều gì ngoài việc luôn tích cực. Thể hiện lòng trắc ẩn với bản thân ư? Điều đó là không thể; bạn đã có quá nhiều phước lành trên đời rồi. Và bất kỳ thứ gì về lòng trắc ẩn sẽ được cho là than vãn hay phàn nàn. Và điều này không được cho phép.

10. Bạn gặp khó khăn về cảm xúc trong các mối quan hệ cá nhân, nhưng lại thành công lớn trong sự nghiệp.

Nhược điểm về sự thân mật thực sự là điều rất khó với bạn. Mặc dù quyết tâm nỗ lực để thành công, bạn có vẻ không có khả năng trở thành một người có thể dễ dàng có mối quan hệ ở mức thân mật. Trên thực tế, bạn có lẽ sẽ chọn một người tri kỉ cũng không cho phép hoặc không có nhược điểm. Mối quan hệ của bạn sẽ dựa chủ yếu vào những gì bạn làm cho đối phương thay vì bạn là ai trong mắt họ, với sự quan tâm nhiều đến những đứa con, sự nghiệp của bạn và là cặp đôi trông thật hoàn hảo.

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

Nguồn: 10 Signs Of Perfectly Hidden Depression

Dịch: Ngọc Linh

Biên tập: #Zealous

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan