[VĐTT] Chúng Ta Không Đáng Tin Đến Mức Nào?

Trong bộ phim “Chuộc lỗi” (Atonement), Briony là nhân chứng cho vụ án tấn công tình dục mà em họ của cô là nạn nhân. Briony đã tố cáo người tình của chị gái ruột, khẳng định mình tận mắt …

Trong bộ phim “Chuộc lỗi”(Atonement), Briony là nhân chứng cho vụ án tấn công tình dục mà em họ của côlà nạn nhân. Briony đã tố cáo người tình của chị gái ruột, khẳng định mình tậnmắt trông thấy. Sau khi Briony đứng ra làm chứng, người tình của chị gái cô dínhvào cáo buộc tấn công tình dục, một chàng thanh niên chính trực bị đẩy vào tù,sau này phải chủ động xin gia nhập quân ngũ để được ra tù, nhưng vết nhơ về tộilỗi không có thật khiến chàng thanh niên giỏi giang này chỉ dừng ở quân hàmBinh nhì. Vào tù, nhập ngũ, chiến tranh, chàng thanh niên này chết trên chiếntrường. Ít lâu sau, chị gái của Briony cũng qua đời trong một vụ đánh bom. Lờichứng của Briony đã hủy hoại một mối tình sâu đậm, gián tiếp đẩy hai người vàotình huống tồi tệ nhất là cái chết.

Sau này, bản thân Briony đã nhận ra rằng thủ phạm không phải người tình của chị gái, mà là một gã đàn ông khác. Chỉ vì trước khi vụ án xảy ra, Brouny đã sớm hiểu lầm những ngôn ngữ của tình yêu giữa chị gái và người tình là sự quấy rối, Briony đã giữ nguyên định kiến ấy và cho rằng người tình của chị gái là một gã tồi tệ. Gã tồi tệ, thì chỉ có thể gây ra những chuyện tồi tệ. Briony không chắc chắn về bóng đen mình đã nhìn thấy, nhưng đã tự xâu chuỗi mọi sự kiện, tự khẳng định rằng người gây tội lỗi chính là người tình của chị.

Trí nhớ được ngụy tạo có thể gâyra hậu quả tai hại. Sau này, bản thân Brouny cũng luôn sống trong cảnh dằn vặtvì đã chia cắt mối tình sâu dậm của chị gái mình. Thông thường, ta hay vô tình tựthêm vào những gì ta không nhớ để có được một ký ức đầy đủ, rồi lại tự tin rằngký ức ấy là sự thật. Thấy trong bóng tối mập mờ một bóng đen, thì đã vội vãdùng trí tưởng tượng, dùng định kiến của mình để điểm mặt chỉ tên bóng đen ấy.Cũng có thể, Brouny không ngụy tạo ký ức, mà ngay từ thời điểm nhận thức sự kiện,Brouny đã đưa ra những nhận thức sai lầm. Bộ não của chúng ta thường xử sự cảmtính và tư lợi, đứng trước một sự kiện, hiện tượng, những cảm xúc như yêu ghét,dục vọng, vị lợi,… sẽ khiến chúng ta đánh giá sai lầm những gì chúng ta nghe thấy,nhìn thấy. Nhưng phần nhiều chúng ta không tự ý thức được điều này, chúng ta vẫntin chắc mình đúng, thậm chí tin chắc mình không thẹn với lòng nữa là đằngkhác. Chúng ta thường xem xét sự vật, sự kiện theo những gì chúng ta mong muốnnó phải là thay vì những gì nó vốn là, hoặc xem xét nó như những gì ta đã quenthấy. Khi trái với ý nguyện của ta, thì ta cố xoay sở để giải thích sự vật, sựkiện đó theo thành kiến của ta. Vì vậy mà có người cho rằng, chứng cứ thành thựcbao giờ cũng dễ tìm hơn chứng cứ xác thực.

Do đó, trong những trường hợp quan trọng hoặc cần thiết, chúng ta nên hoài nghi chính mình, và hiểu rằng sự hoài nghi này là tiền đề cho sự tin tưởng. Chúng ta sẽ cần lật đi lật lại, xoay sở nhiều góc nhìn trước khi khẳng định niềm tin của chính mình. Chúng ta có thể trả lời một số câu hỏi để có thể tách bạch cảm tính, thành kiến của bản thân ra khỏi sự vật, sự việc như: Chúng ta có đang tư lợi không, tức là vì sợ thiệt thòi cho mình nên đã không thừa nhận sự thật? Chúng ta có yêu ghét đặc biệt với đối tượng hay không? Chúng ta có phải vì tránh sự xung đột, muốn thuận theo đám đông nên đã lờ đi sự thật hay không? Chúng ta có quá thiên về một phe phái, thiên về dân tộc, tôn giáo… của mình nên đánh giá phiến diện hay không?

Chúng ta không quá đáng tin, vìđôi khi chúng ta tư lợi, cảm tính, đôi khi chúng ta hoặc nhận thức sai lầm hoặcghi nhớ sai lầm. Tầm nhìn của chúng ta là giới hạn, cả tầm nhìn sinh học (củađôi mắt) và tầm nhìn của tâm trí. Nhà tâm lý học nhận thức Daniel Simons từngthực hiện một thí nghiệm (tóm lược lại) như sau: ông dựng một video về hai nhómngười, một nhóm mặc áo trắng và nhóm còn lại mặc áo đen. Mỗi nhóm tung một quảbóng trong khi di chuyển. Sau khi hoàn thiện video, ông cho những người thamgia nghiên cứu xem và yêu cầu họ đếm số lần đội áo trắng chuyền bóng qua lạicho đồng đội. Hầu hết mọi người đều trả lời đúng số lần. Nhưng khi Daniel hỏithêm: “Có ai nhìn thấy con khỉ đột không?” thì một nửa trong số họ đều khôngnhìn thấy. Một con khỉ đột được chèn vào video, xuất hiện vài giây, to, rõràng, ngay chính giữa màn hình. Tâm trí chúng ta cũng có giới hạn, như đôi mắtcủa chúng ta. Nó lựa chọn điều này để chú tâm, và vô tình bỏ qua những điềukhác. Trong thí nghiệm nêu trên, đôi mắt chúng ta mải tập trung vào số lần chuyềnbóng giữa các thành viên, vô tình bỏ qua sự xuất hiện đột ngột của chú khỉ đột.Vì sự giới hạn của tâm trí, nên đôi khi chúng ta phải quay ngược lại hoài nghichính mình, chất vấn chính mình, liệu chúng ta có bỏ lỡ điều gì không? Chúng tacó đang chăm chú vào một góc của bức tranh mà bỏ qua toàn cảnh?  

Chúng ta không hoàn toàn đáng tin. Trong một số trường hợp, sự không đáng tin của chúng ta vô thưởng vô phạt, không gây ra hậu quả. Nhưng trong một số trường hợp thì không. Rất khó để mô tả cụ thể những trường hợp có thể dẫn đến hậu quả, hay giải pháp cho những trường hợp như thế, tuy nhiên, bạn có thể giữ nhận thức rằng bản thân không… quá đáng tin, để luôn chừa ra một khả năng là chúng ta có thể sai. Chúng ta có thể sai, điều đó không có gì đáng ngại cả, chúng ta là con người, nên chúng ta có thể sai, vốn dĩ việc của chúng ta là luôn nỗ lực cho mọi thứ trở nên hoàn thiện, chứ không phải luôn hoàn thiện ngay từ đầu.

————————————-

Tác giả: Thu Giang

Tham gia cộng đồng Viết Để Trưởng Thành tại: https://www.facebook.com/groups/2600614563539615/

BẢN THẢO
Bài viết liên quan