[VĐTT] Liệu Đam Mê Có Luôn Là Một Đích Đến?

Chúng ta thường hay trao đổi về đam mê. Nói về đam mê như những khởi phát của niềm tin vào một tương lai tất yếu. Bàn về đam mê như một ước mơ tất thảy mang con người ta …

Chúngta thường hay trao đổi về đam mê. Nói về đam mê như những khởi phát của niềmtin vào một tương lai tất yếu. Bàn về đam mê như một ước mơ tất thảy mang conngười ta đến được một điểm đến đáng hứa hẹn nào. Rồi người ta nghĩ về đam mênhư cuộc sống, đam mê rất cần, đam mê là yếu tính, đam mê là thành tố đươngnhiên cần có khi mỗi chúng ta ấp ủ những hồi ức ấu thơ ngày nào để đặt chânbước đến một miền đất hứa cho tương lai, và cho khát vọng. Từ đó, sinh ra trongmộng tưởng của vỏ bọc này, người ta được cấy vào tâm thức sự khả dĩ cần có củađam mê, đam mê là cầu nối gắn kết sự tự do trong cuộc đời dẫu đương đi qua bấtcứ hình thái xã hội nào, đam mê là cái để bám víu và vịn vào như thể nếu khôngcó, mọi ngã rẻ đi đến đâu cũng hóa hư vô, vướng trong khốn cùng, gói vào trốngrỗng.

Rồingười ta yêu đam mê và nghĩ về đam mê như một người tình, một trái tim sẻ nửađương cần hòa quyện, kết đôi. Người ta cần đam mê như thể người ta cần một hạnhphúc, thiếu nó rỗi bỗng lạc lõng bơ vơ. Bằng ước muốn, rồi mong muốn, rồi khátvọng, rồi tham vọng, đam mê trở thành tiền tố đầu tiên cho một cuộc đời có ýnghĩa. Sự trống vắng đó cứ chiếm dần khoang tâm hồn của một con người vốn đãsẵn bộn bề, khi sự cần thiết để tự cho mình một đam mê hóa thành nỗi ám ảnh nhưthẩy không có nó, đời sống này trơ trọi một hoang tàn, vu vơ hóa bụi trần. Bằngcách đó, con người lớn lên đặt dấu chân đầu tiên trên con đường đi tìm mục đíchlà phải đi tìm đam mê, đam mê như một ánh mặt trời rọi soi trên những khố hạnhvà trống trải, đam mêm tự đồng nhất nó với mục đích, đam mê tự hòa nhập lấy nóvới giá trị. Vậy là, chưa có đam mê là chưa có mục đích, chưa có đam mê là cuộcđời mình đến đây chưa có giá trị sao?

***

Đôi lần đọc sách cũng thấy vui. Vui bởi được thoát ra được khỏi những phần thực – thực đến sầu đau của một đời đương thấy trước mắt, để đến với nơi nao tuy chân khó chạm đất nhưng tâm khảm sẵn lòng bày biện trò vui, một cuộc chinh chiến đến một vùng xứ sở khó gọi cho được một cái tên, chỉ biết ấy là nơi cần đến và ấy là nơi cho ta được khúc tấu nhạc ru ngủ Bộn Bề, đánh lừa Chán Nản, xua đuổi Thực Tại – một mình mình giữa một cõi được ướm trên miền sáng tạo. Tôi có được đọc về Suối Nguồn của Ayn Rand. Tôi thắc mắc nhiều điều về những hạnh phúc sở tại nơi mình sau khi đọc xong quyển sách, tôi nghi vấn về những yếu tố cấu thành cuộc sống đương là của bản thân. Không hẳn là yêu thích Roark hoàn toàn, nhưng nhân vật được lý tưởng hóa như bản thể được tách chiết ra từ tác giả đúng thực khơi gợi trong tôi những suy nghĩ cuốn dòng, xếp lớp, gối quyện vào nhau châu tuần nhiều khoảnh khắc trong đêm. Roark không ở gần ba mẹ. Roark không là một sinh viên tốt nghiệp xuất sắc. Roark không nhất biến trong số đông, roark từ chối đi thứ khái niệm đại trà. Với anh, cái tôi đương thời phải có một sự hoàn thiện, và sứ mệnh của cá nhân trong cuộc sống này không phải chỉ có cống hiến cho cả một lớp người ngoài kia mà sứ mệnh đó còn nằm ở việc tự sống cho chính mình theo cách đẹp nhất, tự hoàn thiện lấy một lý tưởng nội sinh. Roark bị cả một mạng lưới truyền thông chê trách, phê bình như gã sống vị kỷ, hẹp hòi. Roark bị buộc phải đánh đổi nhiều thứ, bao gồm cả cơ hội và thành công (theo cách hiểu của số đông) để đi theo lý tưởng chính mình. Anh phá bỏ tòa nhà do chính mình xây khi biết nó bị thay đổi bởi ý muốn ngoại tại. Anh sẵn sàng ra tòa trong tư cách bị cáo chỉ để minh chứng cho một cái tôi. Rồi cuối truyện, độc giả thấy được sự hoàn chỉnh của một bản thể người, lý tưởng riêng, hạnh phúc riêng, cuộc đời riêng. Đóng lại những trang văn đó, một đà ý niệm rối bời đổ xô vào ý thức. Liệu trong cái “ngày nay”, sống bằng cách ấy, niềm tin ấy, cái tôi theo cách ấy, bản thân mình rồi sẽ đi tới đâu. Đặt chân đến ngõ nào. Ảo mộng hay thiết thực? Chủ nghĩa cá nhân hay chủ nghĩa vị kỷ? Được đồng cảm hay bị khước từ? Được chấp nhận hay bị ruồng bỏ? Đời thực liệu có như những trang văn, hạnh phúc theo cách ấy có cho người ta một niềm tin đích thực vào chính mình? Quan trọng hơn hết thảy, đam mê theo cách của Roark, trong chiều kích hiện tại của đời sống này, liệu còn làm khởi tạo cho đến cùng giá trị sống không, hạnh phúc cho mình không, mục đích thiết thực không? Thậm chí tôi chọn lựa bảo toàn đam mê của mình, làm sao tôi biết nó đúng hay sai, làm sao nói cho tận điều mà đam mê chính mình vẫn còn khiếm khuyết? Roark tài giỏi, sự xuất sắc trong năng lực cho anh cơ sở để biết bản thân mình giỏi. Vậy còn tôi, còn bạn, còn chúng ta? Thế nào là giỏi và thế nào là đáng tin vào năng lực vốn có, và có bao giờ có bất cứ ai dám khẳng định sự toàn diện của chính mình, làm sao có thể …

Cuộcđời này được phỏng tác trên những trang văn và cả màn ảnh. Nhưng cuộc đời quanhững lăng kính ấy chỉ gợi nhắc con người ta một phần về sự lựa chọn, rằng làvẫn còn nằm yên đó những lựa chọn cho một cuộc đời. Lăng kính của văn chương vàphim ảnh được khởi tạo từ lý tưởng chủ quan dựa trên hiện thực khách quan,nhưng không có thế lực vô cơ hay hữu cơ nào, ngôn ngữ hay hình ảnh có thể đemlại cho cuộc sống ý niệm về bản thân cuộc đời. Cuộc đời một con người không thểlà cái bên ngoài chính cá nhân đó vì chỉ với quá trình kiến tạo bản thân cánhân đó mới làm nên được cuộc đời. Hay nói một cách giản đơn đi, là lý tưởngtrong văn học, điện ảnh hay hội họa là lý tưởng của một cuộc đời khả dĩ của bảnthân nhân vật có được từ năng lực tư duy của tác giả, đạo diễn, họa sĩ; chứ nókhông thể định hình rập khuôn một cách chế định cho cá nhân mỗi con người đươngsống, đời thực, người thực. Văn chương xâm thực vào bên trong hạt nhân của cuộcđời, rút ra một chiêm nghiệm và kết tinh thành câu chữ để rồi làm động lực trởlại cho những con người chúng ta. Chỉ là, văn chương dù khổ đau hay bất hạnh,là “vườn tình ái” hay “sa mạc cô liêu” (từ dùng của Xuân Diệu), là chân trờithấy được hay “đại ngàn tối sẫm” (Xuân Quỳnh) – cũng sẽ không bao giờ có thểthay thế được cuộc sống, đời sống hay con người. Như vậy, điều này có tác độngra sao đến việc tạo thành đam mê cho bản thân mình?

Đammê không có được bởi sự nghĩ ngợi, lập trình hay do đọc mà có, do xem mà thấy,do ngẫm mà thành. Đam mê vốn là sự bất định, đam mê không phải một con đườngthẳng tắp kéo đến tận cùng, êm đẹp giữa những màu xanh và tươi rối giữa nhữngđốm mây hồng. Đam mê là phần còn lại của một cuộc đời giằng co giữa những đốicực. Là cái điểm đến thoáng qua nhưng cứ níu chân một lãng khách vùng viễn xứ.Đam mê là cái có được bằng cái trải qua, con đường đã đi, bóng hình đã thấy, nụcười đã làm xuyến xao, bất hạnh đã nếm, khoái lạc đã cảm, ân tình đã chia, niềmtin đã mất hoặc còn. Đam mê là cái có được bởi những diện kiến phần sâu xa nhấtcủa cuộc sống này, có lẽ không hào nhoáng và có hậu như trên trang văn hay phimảnh, nhưng nó sẽ là lựa chọn cần thiết cho sứ mệnh làm người, sống trọn mộtcuộc đời với nó.

***

Nhiềucô chú, nhiều người lớn tuổi, ba mẹ, anh chị cứ hay hỏi về đam mê của một đứabé. Rằng con ước ao trở thành người như thế nào? Con muốn làm công an hay sẽlàm bác sĩ? Con thích làm văn phòng hay thích đi đây đi đó bên ngoài? Nếu khicó thể xác định được đam mê từ lúc còn bé thơ như thế, và nếu hành trình chinhphục được điều đó thẳng táp đường chim bay, thì có lẽ thế giới này sẽ “phẳng”lắm – “phẳng” vì sẽ chẳng có ai là dở tệ, “phẳng” vì mất đi những đối cực,“phẳng” vì sự thuần đơn của một số kiếp, chẳng chao đảo chập chờn, cứ yên vị,an nhiên bằng cách đó.

Rồi khi lớn lên, đứa bé mới chợt nhận ra thế giới đầy âu lo biết nhường nào. Cái giấc mơ thuở bé nó chẳng thể thành thực được vì khi bé, thước phim hành động làm nó thấy kịch tính và hấp dẫn, nó chọn làm công an, bác sĩ gì đó. Ngày nó lớn lên và đủ để biết phần còn lại của một thứ nghề, nó thấy rõ chỉ cái mong muốn thôi thì chắc còn thiếu sót quá đổi. Nó sẽ bắt đầu lạc lõng, chong chênh bởi những xung quanh chẳng còn gì bấu víu. Nó oán trách cái ước mong thuở bé cứ buộc nó đi theo để rồi giờ nó chẳng còn thấy thế giới dành cho nó vị trí ở chỗ đấy nữa. Sau này khi đi những bước chân dài hoặc ngắn, xa hay gần, nó cũng sẽ nhận ra đam mê không phải cái gì bản thân mỗi con người muốn đều có, đam mê là phần còn xót lại của những va chạm đầu tiên. Xao xuyên một cảm niệm muốn gắn bó trọn đời. Nó có thể trở thành một nhân viên bất động sản, một người quản lý sự kiện, hay bất cứ ngành gì khiến nó cảm thấy cuộc sống là phẩn đầu tiên đưa nó gần hơn với điều nó muốn gắn bó sau này.

Chẳngcó người dạy về phần “lệch pha” của cuộc đời so với ước mong, chỉ có người dạyvề một thứ đam mê màu hồng. Chẳng có người dạy về nỗi ám ảnh hiện sinh trongnhững thời khắc lạc lõng chơi vơi, chỉ có người dạy về niềm tin cho thứ đam mêdịu vợi. Chẳng có người dại về khốn cùng và sự phẫn uất bi ai, chỉ có người dạyvề phần đang ao ước, lung linh một nỗi khát khao. Người ta sẽ chẳng ai sẵn sàngcho đam mê của bản thân, chỉ cho đến khi đã vượt qua khắc nghiệt, khi bản thânthấu tận cái giá phải trả cho mỗi đam mê mình mong ước thì thứ đam mê ấy mớithúc đốc nghị lực ẩn sâu bên trong tiềm lực mỗi con người. Cái giá chẳng aimong rằng nó sẽ như thế nào, chỉ duy nhất biết rằng có lẽ nó sẽ đắt lắm, vì nódùng một phần quãng đời của con người ta, nó hạn định lại thời giờ người tađược sống để chi cho việc khám phá, tìm tòi về đam mê và năng lực. Liệu có mấyai sẵn sàng và đầu tư cho đến tận cùng đam mê của chính mình, và liệu có mấy aiôm lấy được một mộng tưởng thành thực, mấy ai hiểu thấu được về thời ấu thơ vớinhững ước ao tuy đẹp những có phần mộng ảo, mấy ai vỡ òa phát hiện sự mâu lậpcủa chuỗi đời ngày xưa và chuỗi đắng cay hiện tại, mấy ai, mấy ai …?

Có lẽđam mê cũng sẽ không phải là điều gì đó châu tuần với đời sống một cách lâudài. Tháng năm lèo lái con người đi qua nhiều khoảnh khắc, mà khoảnh khắc mớilà điều làm nên cuộc sống này. Có khi thứ đam mê ấy chỉ tự nó bộc phát ra,chẳng có ai chạm tới hay ngăn cản sự tuôn tràn. Một cái ngành không đảm bảo chongười ta đến được cái nghề đương nhiên theo đó. Học về ngành cho người ta trithức, nhưng đời sống còn rộng hơn, nó dạy cho người ta về cảm nhận và trảinghiệm. Người học nghề y trở thành nhà báo, người học nhà báo thành chính trịgia, người học về luật trở thành kỹ sư cơ khí,… Như vậy, phần sau đó mới đi đếncùng một quãng đời có ý nghĩa, phần sau cùng ấy mới là đam mê đích thực, đam mêkhông tự do mình muốn mà có, mà từ mình “trải” mà có. Bản thân cái ngành cáinghề đã là điều gì đó đặc biêt, màu nhiệm và trùng phức như chỉnh bản thể cuộcđời. Vì thế đừng mong rằng bước chân mình đi cứ như dạo trên hoa giữa thềmnắng. Đời đâu chỉ một ánh hồng của vệt lân tinh?

***

Trả lời cho câu hỏi đầu bài (“Vậy là, chưa có đam mê là chưa có mục đích, chưa có đam mê là cuộc đời mình đến đây chưa có giá trị sao?”). Chưa có đam mê, cuộc đời vẫn còn một mục đích: Mục đích đi tìm đam mê đích thực. Chưa có đam mê, cuộc đời vẫn có một giá trị: Giá trị để đầu tư cho phần còn lại của sự sống. Đam mê thì lại đến ở phần còn lại này, chứ nó không phải phần trước đó – vì trước đó cũng chỉ là một vỏ bọc, chiêm nghiệm rồi mới cho đam mê một hạt nhân.

Tác giả: Võ Lập Phúc

——————

Cuộc thi Viết Để Trưởng Thành được tổ chức định kỳ 02 tháng/lần. Thông tin chi tiết về cuộc thi vui lòng xem tại: http://bit.ly/CuocthiVDTT

Bản quyền bài viết thuộc về A Crazy Mind và cuộc thi Viết Để Trưởng Thành. Mọi đăng tải lại cần trích dẫn nguồn đầy đủ theo cú pháp: “Tên tác giả – Nguồn: A Crazy Mind – Viết Để Trưởng Thành”

BẢN THẢO
Bài viết liên quan