[VĐTT] Sự Tĩnh Lặng Không Làm Hèn Yếu Con Người Đâu

Tôi sống cùng những tiếng ồn Hình như trước khi bắt đầu tập thiền, rất hiếm khi tôi làm bạn với tĩnh lặng. Tôi luôn ở trong những cuộc giao tiếp với thế giới bên ngoài, nhà cửa, trường lớp, …

Tôi sống cùng những tiếng ồn

Hình như trước khi bắt đầu tập thiền,rất hiếm khi tôi làm bạn với tĩnh lặng. Tôi luôn ở trong những cuộc giao tiếp vớithế giới bên ngoài, nhà cửa, trường lớp, các lớp học, các sự kiện, làm việc.Tôi giao tiếp với mọi người, vì lẽ dĩ nhiên phải thế. Ở trong một môi trường cónhiều cá nhân mà bản thân lại từ chối giao tiếp thì hơi lạ, hơn nữa, sự giao tiếpgiúp mọi thứ được vận hành trơn tru. Lúc nào tôi cũng tham gia vào dòng chảygiao tiếp với thế giới bên ngoài để thực hiện một điều gì đó. Ngay cả những khiở một mình, khi tất cả những yếu tố của thế giới bên ngoài đều đã vắng bóng,tôi vẫn không yên lòng, tôi nối một sợi dây từ mình đến thế giới bên ngoài,nghe xem bên ngoài nói gì. Tiện thay, mạng xã hội là sợi dây hoàn hảo giúp tôilàm điều này. Nếu không dùng mạng xã hội, thì tôi cũng đang làm một công việcnào đó. Sự tĩnh lặng mà tôi có được là một sự tĩnh lặng cơ học, tức là khônggian xung quanh không có âm thanh, không có tiếng ồn, nhưng không phải một sựtĩnh lặng trong tâm trí. Tôi luôn để mình phải hoạt động, phải làm một điều gìđó, có lẽ vì tôi sợ tĩnh lặng.

Nhưng khi sống trong những tiếng ồn, khi có nhiều tiếng nói xung quanh đồng thời cất lên, tôi để lạc mất tiếng nói của chính mình. “Hãy để tâm đến tiếng nói nội tâm nhỏ bé nhưng bền vững trong bạn hơn là những tiếng nói ồn ào, náo loạn từ bên ngoài.” Tiếng nói nội tâm rất bền vững, bởi vì nó luôn ở đó, luôn cố gắng báo cho tôi biết một điều gì. Nhưng nó nhỏ bé, một khi bị lấn át bởi những tiếng ồn từ bên ngoài, nó lọt thỏm, nó chìm nổi giữa những âm thanh bên ngoài, tôi không nghe rõ nữa.

Sự tĩnh lặng cho những điều chưa từng nói

Thánh Bernard có nói: “Anh sẽ tìm được một cái gì rộng rãi và sâuthẳm trong những cánh rừng hoang vu vắng lặng hơn là sách vở”. Như trăngkhông soi mình được ở mặt hồ nổi sóng, trăng chỉ có thể soi mình nơi mặt nướcphẳng lặng, tĩnh lặng có ý nghĩa như thế. Tĩnh lặng cho những điều trước naychưa từng nói. Tĩnh lặng cho những điều trước nay ta chưa từng nghe tiếng nóibên trong mình thổ lộ. Nó đã cố thổ lộ đến ta, nhưng bị tiếng ồn bên ngoài chelấp mất. Nếu nó đã nỗ lực phần nó đến vậy, thì phần ta, ta cũng phải bỏ ra nỗ lựctương xứng để lắng nghe xem nó đang cố gắng truyền tải điều gì.

Nó kể về một điều gì đó rất xấu xínơi ta? Hình như có lúc ta tham lam, hình như có lúc ta dùng giận dữ như mộtcông cụ để nâng cao vị thế của bản thân hòng trấn áp người khác, hình như cólúc ta nhỏ nhen ích kỷ, hình như có lúc… Nó kể về một ước vọng sâu thẳm trongta? Hình như nó vẫn luôn bảo ta về sứ mệnh thuộc về ta, cái sứ mệnh mà giờ phútnày ta thấy nhiều điều ngăn trở ta thực hiện quá, nhưng giả mà nếu chỉ còn mỗihôm nay để sống, có lẽ ta sẽ thực hiện ngay chưa biết chừng. Nó trách móc nhưngcũng an ủi những lúc ta suy sụp, rằng dầu gì ta vẫn còn ở đây, còn ở thế giannày.

 Thường ta không quen nghe, “đôi tai” ta quen nghe những âm thanh từ bên ngoài, hơn là những vang động từ bên trong. Nhưng chính những điều vọng lại từ bên trong mới là những điều sâu thẳm nhất, những gì gần với con người bản nguyên của ta nhất. Nhưng có lẽ cũng vì thế mà ta sợ hãi. Ta sợ hãi vì phải đối diện với chính mình.

Một người chị của tôi từng thamgia một khóa thiền mười ngày (tôi không nhớ rõ là phương pháp thiền gì), trongsuốt khóa thiền này, mọi người im lặng tuyệt đối, không nói chuyện, thậm chíkhông tương tác, người tham gia tránh cả những giao tiếp bằng ánh mắt. Suốt mườingày này chỉ dành để đối diện với chính mình. Người chị của tôi chia sẻ đó là mộttrải nghiệm khó tả, nhiều lúc thậm chí thấy khó nhọc. Bởi vì phải bóc trần hếttất cả, chỉ còn lại mình với mình, không có tiếng động nào, không có hỗ trợnào, chỉ còn mình với mình, trong sự tĩnh lặng tuyệt đối. Nhưng sự tĩnh lặng ấycho phép nội tâm cất tiếng.

Văn hào André Maurois có nói: “Trong sự im lặng ban đêm và trong sự im lặngcủa tâm hồn, trên những khoảng bao la man mác thì mọi sự phù phiếm vô giá trị đềubị gạt bỏ hết, và ta có thể xây dựng được những công trình lâu dài. Sự tĩnh mịchkhông bao giờ làm hèn yếu con người đâu.”

Để lắng nghe tiếng nói bên trong?

1. Ngồi yên và quan sát tâm trí

Tâm trí luôn tràn ngập những suynghĩ, ta tập quan sát những suy nghĩ của mình. Mình đang nghĩ về vấn đề gì? Chỉquan sát mà không phán xét. Không nhận xét suy nghĩ này là tiêu cực hay tích cực,không khó chịu cũng không vui mừng trước những suy nghĩ của mình. Tách mình rakhỏi những suy nghĩ đó, chỉ đóng vai trò là người quan sát, không tham dự vàodòng chảy suy nghĩ của bản thân. Khi ta có thể tách mình ra khỏi dòng chảy, talắng nghe bản thân được nhiều hơn, ta bình tĩnh hơn. Tựa như trước một cơn bão,nếu ta thả mình theo sự cuốn xô của cơn bão, thì ta gần như chỉ cuốn theo nó chứkhông để ý được gì khác, nhưng khi ta tách khỏi cơn bão, ta quan sát cơn bão,ta đủ bình tĩnh để nhìn nhận nó.

2. Viết nhật ký

Trong quá trình viết nhật ký, cố gắng thành thực với bản thân mình, không cần sợ hãi bị ai đánh giá, bị ai phán xét, cứ để cho những tiếng nói bên trong được cất lời, bởi vì tất cả những gì bản thân viết ra lúc này đều chỉ được giữ kín cho riêng bản thân thôi.

Khi những suy nghĩ ở trong tâmtrí, chúng thường mơ hồ và hỗn loạn, nhưng ngôn từ cho phép chúng được “mặc”vào một hình hài, chúng dần trở nên rõ ràng hơn. Có một lần tôi quyết định viếtvề một tổn thương của mình, dù câu chuyện đã qua 2, 3 năm rồi, vì có một sự kiệnxảy ra gợi lại chuyện cũ trong tôi, và tôi cảm giác bản thân vẫn chưa hoàn toànđược chữa lành. Tôi quyết định viết lại chuyện cũ, nhớ lại mình đã trải qua nhữnggì, đã cảm thấy thế nào, đã suy sụp và tuyệt vọng ra sao. Cho đến lúc ấy, tôi mớinhận ra rằng bấy lâu nay tôi luôn lầm tưởng mình đã quên hết chuyện cũ, thờigian đã giúp tôi chữa lành tổn thương rồi. Nhưng không, cho đến lúc viết ra, đếnlúc viết lại cảm giác suy sụp nhất, cơ thể tôi bắt đầu khóc, tôi không kìm đượcnước mắt, dường như cho đến lúc ấy, tổn thương trong tôi mới hoàn toàn được lắngnghe, và được chữa lành.

3. Tìm đến thiên nhiên rộng lớn

Với tôi, những chuyến du lịchkhông chỉ có ý nghĩa thăm thú vùng đất mới, trải nghiệm văn hóa, gia tăng liênkết với những người đồng hành, mà còn là cơ hội để tôi biết về sự nhỏ bé của bảnthân.

Khi đứng trước thiên nhiên hùngvĩ, bao giờ tôi cũng cảm giác mình tĩnh lại, mình đối diện với rộng lớn của tựnhiên, rồi mình quay trở lại nhìn ngắm sự nhỏ bé của mình, gửi gắm vào mình nhiềuước vọng về sự lớn lao.

André Maurois có nói: “Ở giữa sự nhộn nhịp tưng bừng của các đô thị lớn, một tuồng hát, một bài báo, một câu chuyện ngồi lê đôi mách cũng sẽ thành ra điều quan trọng, lấn át cả công việc của ta, cả tình cảm đứng đắn của ta. Nhưng dưới cảnh trời sao mênh mông bát ngát, những chuyện vụn vặt ấy phải chìm lần mất hẳn trong bóng tối.”

————————————-

Tác giả: Thu Giang

Tham gia cộng đồng Viết Để Trưởng Thành tại: https://www.facebook.com/groups/acm.vietdetruongthanh/

BẢN THẢO
Bài viết liên quan