[VĐTT] THÀNH PHỐ CỦA THẾ GIỚI BÊN KIA

Tôi gọi Huế là thành phố của thế giới bên kia. Không phải vì nó là thành phố “chết”, mà là khi đến Huế, thời gian như trôi chạm về lịch sử của thế kỷ trước. Vì từ tên đường, tên phố đến các di tích và cả cách con người Huế sống, đều hướng về những người đã từng quản trị cả một đất nước, có nhiều công lớn trong lịch sử dân tộc, những người đã chọn Huế làm một vùng đất kinh kỳ cho thời dĩ vãng. Đến Huế, một cảm giác cố đô vẫn còn đó, nồng đậm trong hương vị thời gian.


Tôi vẫn hay tự nhủ về các vùng miền khác nhau, rằng mỗi bước chân mà ta đi, ta không chỉ ngắm nhìn, mà còn hiểu rõ hiểu sâu thẳm về con người và văn hóa vùng đất đó. Tự nhiên tạo ra tích cách, cuộc sống tạo nên góc nhìn. Mỗi vùng đất, đều có những nét riêng của nó.

Tôi gọi Huế là thành phố của thế giới bên kia. Không phải vì nó là thành phố “chết”, mà là khi đến Huế, thời gian như trôi chạm về lịch sử của thế kỷ trước. Vì từ tên đường, tên phố đến các di tích và cả cách con người Huế sống, đều hướng về những người đã từng quản trị cả một đất nước, có nhiều công lớn trong lịch sử dân tộc, những người đã chọn Huế làm một vùng đất kinh kỳ cho thời dĩ vãng. Đến Huế, một cảm giác cố đô vẫn còn đó, nồng đậm trong hương vị thời gian.


Tôi đến Huế vào những ngày đầu tháng 6 nắng hoang hoải, ngay từ trên đường từ sân bay về đến thành phố Huế, chỉ thấy một màu xanh mướt mát. Chợt nhớ về câu tục ngữ nhiều năm trước trong sách giáo khoa, mà lòng vui thú vì có ngày được thấy nó trực tiếp

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Nhắc đến Huế là không thể nào quên được những công trình đền đài lăng tẩm, nơi săn sóc thế giới bên kia của các vua triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng trong triều đại Việt Nam. Vì thời gian có hạn, tôi không thể ghé thăm hết tất cả lăng tẩm, chỉ dừng chân tại ba lăng nổi tiếng nhất: Lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức và lăng Khải Định, nhưng cũng đủ để trầm trồ trước vẻ trầm mặc và cổ xưa của một thời


Lăng Minh Mạng

Là con trai thứ tư của vua Gia Long, Minh mạng là ông vua thứ hai trong lịch sử triều Nguyễn. Sinh thời ông vốn là người tinh thông Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh và không thích phương Tây. Chính vì vậy toàn bộ kiến trúc của lăng Minh Mạng được xây dựng trên cơ sở tư tưởng chịu ảnh hưởng của Nho học. Lăng Minh Mạng có diện tích khoảng 26 ha được xây dựng vô cùng thâm nghiêm với 40 công trình kiến trúc lớn nhỏ. Ngay từ khi bước vào, tôi đã cảm nhận được màu xanh của cây cối đã mấy trăm năm tuổi, cái tĩnh lặng của sông hồ, cái vững chãi của núi non. Dường như vua Minh Mạng xây lăng cho mình, là để tìm một nơi an dưỡng thật đẹp khi đi sang một thế giới tuyệt vời hơn. Bao trùm lên nó không có sự hiện diện của cái chết, của tang thương, chỉ thấy được sự yên tĩnh, thoải mái và thanh tịnh trong tâm hồn. 

Điều đặc biệt nữa ở đây chính là những công trình kiến trúc được sắp xếp đối xứng, song song theo một trục ở giữa. Bên này có gì bên kia cũng không phải có đó. Giữa khuôn viên ấy, đầm sen vẫn tỏa hương thơm ngát. Đơn độc nhưng mộc mạc, là biểu tượng không thể thiếu khi nhắc tới lăng tẩm Việt Nam.



Lăng Tự Đức

Tự Đức là vị vua trị vì lâu nhất trong 13 vị vua triều Nguyễn. Vốn là một ông vua hiếu thảo, uy nghiêm uy quyền song mang đầy tâm hồn mẫn cảm, yêu thích thiên nhiên và nghệ thuật, Tự Đức được người đời mệnh danh là “ông vua thi sĩ”. Cuộc đời ông cũng có nhiều thăng trầm. Lên ngôi khi đất nước khó khăn, bên ngoài có giặc xâm lược, bên trong huynh đệ tương tàn tranh giành ngôi báu. Bản thân tự đức hay đau ôm, không có con. Để trốn tránh những biến cố trong đời, ông cho xây dựng khu lăng tẩm như một tiêu cung để tiêu sầu. Lăng Tự Đức thể hiện rất rõ con người nhà vua: vừa có sự uy nghiêm, uy quyền xong cũng không kém phần nhẹ nhàng thanh thoát đầy chất văn thơ, nghệ sĩ.

Lăng rộng như một công viên lớn, đầy phong thủy hữu đình với hai phần: khu tẩm điện và khu lăng mộ. Nếu khu tẩm điện thể hiện rõ uy quyền, đủ đầy và sự khắt khe của một vị vua đang tại vị thì khu tẩm điển mang kiến trúc ngược lại. Nó thâm nghiêm hơn, cổ kính hơn và thể hiện ước vọng bá vương muôn đời. Không có những đường nét thẳng tắp như vua Minh Mạng, lăng có sự hài hòa và uốn lượn như chìm hẳn vào thiên nhiên, dù đây là công trình do con người kiến tạo nên, thể hiện rõ nhất ở con đường làm bằng gạch uốn lượn qua từng địa điểm. 

Nhìn chung, tổng thể kiến trúc này đầy trang trọng và mỹ thuật cao được cấu tạo hài hòa giữa đồi núi nhấp nhô, cây cỏ tốt tươi, rừng thông xanh biếc, khe hồ nước chảy du dương thành một khung cảnh êm đềm thơ mộng và hết sức tươi đẹp, phảng phất nét u trầm thanh nhã. Song, điều tôi ấn tượng nhất có lẽ là hồ Linh Khiêm, hồ sen với những nét mộc mạc, đậm đặc chất thơ, mà nhìn vào đó, người ta hiểu ra được vài điều trong tâm hồn của tiên nhân đã khuất.



Lăng Khải Định

Không cổ điển như lăng Minh Mạng, không thơ mộng như lăng Tự Đức, cũng không rộng như những lăng tẩm của tiền nhân, Khải Định làm lăng tẩm của mình có diện tích khá nhỏ hẹp. Song đây được xem là công trình kiến trúc cuối cùng của nhà Nguyễn và cũng là công trình nổi bật nhất bởi những giá trị nghệ thuật độc đáo mà nó mang lại.

Sự xâm lược của Pháp đã mở cánh cửa phong kiến Việt Nam để một làn gió mới của văn hóa Tây Âu tràn vào nước ta. Hơn nữa Khải Định là một ông vua mang nét ngông, hiếu kỳ, chuộng cái mới song vẫn có sự sàng lọc, là một ông vua “mặc comple bên trong khoác long bào, bên ngoài, ngực lấp lánh Bắc Đẩu Bội Tinh, thắt lưng gắn bóng đèn điện chớp đỏ” thì cũng không khó hiểu khi ông đem vào lăng tẩm của mình những điều độc đáo và mới lạ. Lăng khải định có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến trúc truyền thống và kiến trúc nước ngoài như như Ấn Độ giáo (cổng trụ hình tháp), Phật giáo (trụ biểu dạng stoupa), kiến trúc Roman Gothic (những hàng cột bát giác, vòm cửa cao rộng)…Và chính sự ngông nghênh ấy, chính sự chọn lọc tài hoa ấy đã để lại cho con cháu đời sau một kiệt tác nghệ thuật.

Điều làm tôi ấn tượng nhất của Lăng Khải Định là nội thất cung Thiên Định. Ba gian giữa trong cung đều được trang trí phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh màu. Có thể nói đây là nơi thể hiện sự đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sứ và thủy tinh. Trong cung Thiên Định còn có hai bức tượng đồng. Bức tượng bên ngoài, nhà vua mặc đồ binh sĩ Pháp, được đúc tại Việt Nam. Bức tượng trên áng thờ, tỉ lệ 1:1 được đúc tại Pháp bởi hai nghệ nhân người Pháp, và dát vàng bởi những nghệ nhân người Huế. Mộ phần của nhà vua nằm ngay dưới áng thờ này. Tuy nhiên khi vào trong cung không thể chụp ảnh, nên thực sự không thể ghi lại những đường nét phía trong này.



Điểm đặc biệt nhất của Huế có lẽ còn là một công trình vô cùng đồ sộ còn được lưu giữ đến ngày nay –Hoàng thành Huế. Hoàng thành Huế sở hữu một không gian vô cùng rộng lớn bao gồm hơn 140 công trình kiến trúc, đền đài độc đáo khác nhau, mang nhiều giá trị lịch sử nhất định được xây dựng suốt trong dọc chiều dài lịch sử triều Nguyễn bao gồm Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, Lầu Ngũ Phụng, Cung Diên Thọ và Tử Cấm Thành. Đến với nó, cả một quãng thời gian trong quá khứ đều lần lượt hiện ra, bình dị sâu sắc.



Người Huế sống chậm. Như một thời của đất Thần Kinh vẫn còn phảng phất đâu đây. Người Huế hiền hòa, chậm rãi. Bên này sông Hương, nhà cửa vẫn không xây cao hơn chiếc lầu cao nhất trong Đại nội Huế, để bày tỏ lòng thành kính với vua chúa. Nhưng buổi tối tôi đi dạo bộ ở nơi này, vẫn văng vẳng đâu đó tiếng sáo buồn buồn, thấy các bạn trẻ đá cầu, thấy người ta ôm đàn guitar ở quảng trường Ngọ Môn hát cho vui đời.


Nhiều người bảo Huế buồn. Huế chỉ buồn với người ham vui. Huế chỉ vui với những ai coi bình yên là nơi nuôi dưỡng tâm hồn. 

BẢN THẢO