[VĐTT] Tình yêu dành cho bản thân là điều không thể?

Thế giới tuy rộng lớn nhưng liều thuốc có thể chữa lành những vết thương chỉ có tình yêu thương. Hãy lấp đầy yêu thương trong mỗi chúng ta. Đó là cách duy nhất để chúng ta cảm nhận được trọn vẹn tình yêu thương đến từ những người xung quanh.

Tình yêu dành cho bản thân là điều không thể?



Thế giới

tuy rộng lớn nhưng liều thuốc có thể chữa lành những vết thương chỉ có tình yêu thương.



Truyện kể rằng trong một l

n đi dạo bên hồ, Narcissus cảm thấy khát nên cúi xuống để uống nước. Bất ngờ, chàng nhìn thấy bóng mình dưới nước. Quá ngạc nhiên và say đắm hình ảnh của chính mình, chàng đau khổ tự lao mình xuống nước tự tử do tình yêu dành cho chính mình không bao giờ được đáp lại. Tất cả chúng ta đều khao khát được yêu thương. Chúng ta lao vào tìm kiếm tình yêu bên ngoài với niềm tin rằng tình yêu dành cho chính bản thân mình là điều "không thể có" để rồi giống như chàng Narcis

sus tự hủy hoại bản thân mình.



Nhưng có một sự thật là

nếu chúng ta không thể yêu thương, ấp ủ lấy chính bản thân mình thì chúng ta cũng không bao giờ cảm nhận được tình yêu từ bên ngoài đủ trọn vẹn, ấm áp, hay nồng nàn như nh

ững gì chúng ta luôn mong đợi.

Thuở thơ bé, người gần gũi chúng ta nhất là cha mẹ, rồi đến các thành viên trong gia đình. H

ọ là những nguồn cung cấp tình yêu chính của chúng ta, đặc biệt là cha và mẹ. Chúng ta cần tình yêu thương từ cả đôi bên, tình yêu thương từ một bên

dù cố đến đâu cũng không thể bù đắp nổi cho bên còn lại. Đó là nhu cầu cân bằng tự nhiên luôn hướng về nguồn cội.

Khi đó toàn bộ tình yêu của chúng ta đặt vào cha mẹ và chúng ta cũng mong nhận lại đươc tình yêu như vậy. Nhưng các bậc cha mẹ không phải ai cũng biết cách thể hiện tình yêu thương, cơm áo gạo tiê

̀n đã khiến họ mệt mỏi, sao nhãng đi đứa con của mình. Cách thể hiện tình yêu thương duy nhất và rất phổ biến trong xã hội hiện nay của các bậc cha mẹ là chu cấp đầy đủ cho con cái về mặt vật chất, đáp ứng mọi nhu cầu lẫn yêu cầu về mặt vật chất của đứa trẻ. Đây cũng là cách dễ nhất đối với họ vì mọi hoạt động trong

cuộc sống thường ngày của họ đều hướng tới mục tiêu cao nhất là kiếm ra tiền. Yêu thương con là lo cho con được đầy đủ, không thua bạn kém bè, là mua cho con những chiếc điện thoại đời mới nhất, là cho con vào những trường học nổi tiếng nhất, v.v... Nhưng như thế là chưa đủ.




Đó mới chỉ là chăm lo đầy đủ về những nhu cầu ở bên ngoài, còn nhu cầu về mặt tình cảm bên trong của đứa trẻ nữa. Các bậc cha mẹ đã quên mất rồi. Sau một ngày làm việc mệt nhoài ngoài kia, trở về nh

à cha mẹ nào cũng mong muốn được nghỉ ngơi, được cầm điện thoại để cập nhật mạng xã hội. Họ ít dành thời gian chuyện trò với người bạn đời, và với con cái của mình. Họ không thể nào chịu nổi việc dành dù chỉ 5 -10 phút mỗi tối cho những trò chơi với con

trẻ. Những tâm tư tình cảm của đứa trẻ bị gạt sang một bên, "trẻ con thì biết gì".

Cách đây một tuần tôi có dịp được trò chuyện với một giáo viên mầm non, bạn ấy có chia sẻ bạn đang nhận dạy tại nhà chương trình giáo dục sớm cho trẻ 0 đến 36 tháng tuổi. Đó đều là những phương pháp mà các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể tự tìm hiểu và thực hành với con cái, để đứa trẻ được gần gũi và cảm nhận tình yêu thương nhiều hơn từ cha mẹ, nhưng không. Rất nhiều bậc phụ huynh đ

ã lựa chọn giao hoàn toàn việc giáo dục những đứa con bé nhỏ, non nớt của mình cho các gia sư, các giáo viên m

ầm non. Lớn hơn nữa là các trường lớp theo cấp bậc, việc giáo dục được phó thác hoàn toàn cho nhà trường. Con học giỏi hay học dốt là tại thầy cô, con hư cũng là tại thầy cô với bạn bè cùng lớp, hoặc là tại do chính đứa trẻ không biết đường mà ăn học thành người.

Những đứa trẻ đáng thương luôn khao khát tình yêu thương, sự quan tâm từ cha mẹ. Chúng làm mọi việc để có thể thu hút sự chú ý của các bậc phụ huynh, để được yêu thương, để cảm thấy an toàn với tình yêu thương đó nhiều hơn nữa. Chỉ cần sự chú ý từ họ thôi là đứa trẻ đã thấy được quan tâm, yêu thương hơn chút rồi dù cho cách mà chúng thu hút sự chú ý là tiêu cực hay tích cực. Ít nhất là c

húng vẫn còn tồn tại, không vô hình trong mắt cha mẹ chúng. Nhiều đứa bé nổi loạn, quậy phá ở trường lớp; lại có những đứa bé cố gắng học giỏi nhất lớp trong nhiều năm liền; lại có những đứa bé luôn cố gắng làm một đứa con ngoa

n, không bao giờ phản kháng dù những điều mà cha mẹ chúng muốn đi ngược lại với sở thích cá nhân của chúng.

Như vậy đó, nếu không có những bậc cha mẹ minh triết, thì ngay từ những ngày ấu thơ chúng ta đã phải "vật lộn" một cách vô thức để có được tình yêu từ những người tưởng chừng như yêu thương chúng ta vô điều kiện. 




Trưởng thành theo thời gian, các mối quan hệ dần được mở rộng, nguồn cung cấp tình yêu của chúng ta cũng mở rộng theo đó. Không còn chỉ giới hạn trong gia đình, cuộc tìm kiếm tình yêu của chúng ta cũng vì thế mà càng thêm gây cấn, kịch tính và cam go. Những người bạn thân, những anh/cô người yêu lần lượt bước vào cuộc đời của chúng ta. Khi yêu, trong số chúng ta, đặc biệt là những cô gái, không ít lần làm mình làm mẩy hờn dỗi vu vơ vì người yêu không lắng nghe mình nói chuyện, vì người yêu nhìn ngắm một người ngang qua đ

ường, vì người yêu mình đến muộn, hoặc chẳng vì lí do gì hết. Hay hàng ngày đều hỏi rằng người kia có yêu mình nhiều không, nhiều đến thế nào. Ám ảnh hơn nữa là chúng ta bắt họ phải chứng minh tình yêu của họ bằng c

ách làm theo mọi yêu cầu của chúng ta, không được phản kháng. Như cách chúng ta đã làm để có được tình yêu từ cha mẹ.


‘Không làm theo lời mình nói, vậy là anh ấy không tôn trọng mình, mình không có vai trò quan trọng với anh ấy, anh ấy không yêu mình,’

một cô gái suy nghĩ. Đến mức cực đoan là chúng ta chì chiết, nhận xét tiêu cực, coi thường, đánh giá thấp về khả năng của nửa kia, thậm chí đe dọa làm tổn hại đến họ hoặc chính bản thân chúng ta, khiến họ cảm thấy thấp kém, cảm thấy họ mới là người may mắn vì đã có được người yêu như mình, để thao túng họ, để họ luôn phụ thuộc vào mình về mặt cảm xúc, và cả về mặt tài chính (thường gặp ở phái mạnh nhiều hơn), để mình thấy được an toàn trong tình yêu đầy sợ hãi và bạo lực cả về tinh thần và thể xác. Tất cả những hành vi trên từ cấp độ nhẹ nhất cho tới cực đoan đều với mục đích nhằm trấn an bản thân rằng mình được yêu thương và mình xứng đáng với tình yêu đó. Chúng ta bao biện cho những hành vi tiêu cực làm tổn hại đến cả người khác lẫn bản thân bằng khẩu hiệu 'đấu tranh và hi sinh nhân danh tình yêu'.

Thế còn tình yêu dành cho bản thân mình thì sao? Do tình yêu dành cho con người bên trong mỗi chúng ta không đủ nên chúng ta mới phải đi tìm kiếm tình yêu từ bên ngoài để lấp đầy.

Thiếu thốn, lạc lối yêu thương cho nên mới cần tìm kiếm yêu thương!




Có bao giờ chúng ta ngồi lại và cảm thấy chính bản thân mình cũng cần được tự mình vuốt ve, vỗ về, khen ngợi, chấp nhận và tha thứ. Tình yêu bản thân ở đây không chỉ là những hành động chăm sóc cho bản thân về mặt hình thức như ăn ngon mặc đẹp, du lịch hay có tình yêu, sự nghiệp viên mãn theo đúng chuẩn xã hội đương thời. Nhiều người làm rất tốt những việc này nhưng bên trong vẫn không thấy trọn vẹn.


Đủ làm sao được khi chúng ta vẫn không dám nhìn nhận, đối mặt với và chấp nhận những góc khuất trong con người mình. Chúng ta không làm những việc khiến trái tim chúng ta ca hát, chúng ta còn đang mải mê chinh chiến và hi sinh cho thứ tình yêu "ngoại nhập" kia. Đã yêu thương vô điều kiện thì làm gì có hi sinh.


Hãy lấp đầy yêu thương trong mỗi chúng ta. Đó là cách duy nhất để chúng ta cảm nhận được trọn vẹn tình yêu thương đến từ những người xung quanh.

Người viết: Mộc Yên

*

) Cuộc thi Viết Để Trưởng Thành được tổ chức định kỳ 02 tháng/lần. Thông tin chi tiết về cuộc thi vui lòng xem tại: 


h

ttp://bit.ly/CuocthiVDTT


(**) Bản quyền bài viết thuộc về A Crazy Mind và cuộc thi Viết Để Trưởng Thành. Mọi đăng tải lại cần trích dẫn nguồn đầy đủ theo cú pháp: “Tên tác giả – Nguồn: A Crazy Mind – Viết Để Trưởng Thành”


(***) Đăng ký tài trợ cuộc thi tại: 

http://bit.ly/HopTacTaiTro-VDTT

BẢN THẢO
Bài viết liên quan