[VĐTT] “Tôi Chọn Một Lối Sống Bình Thường Theo Cách Vĩ Đại”

Chắc hẳn ai trong chúng ta lúc nhỏ cũng từng muốn được làm siêu nhân hay anh hùng để trừ gian diệt ác mang lại hòa bình cho thế giới. Nhưng cho đến tận khi “ra đời” đối mặt với …

Chắc hẳn ai trong chúng ta lúc nhỏ cũng từng muốn được làmsiêu nhân hay anh hùng để trừ gian diệt ác mang lại hòa bình cho thế giới.Nhưng cho đến tận khi “ra đời” đối mặt với cuộc sống ngoài kia, tôi mới nhận rađó chỉ là lý tưởng huyền ảo của trẻ con mà thôi. Trải qua vài biến cố, nhận đủvài “cục c*t”, vấp ngã cũng tầm chục lần, tôi mới thấm câu “càng cưỡngcầu điều gì, ta càng dễ đánh mất nó”. Nhiều lúc, tôi khao khát được cùngDoraemon bước lên cỗ máy thời gian trở về quá khứ sửa chữa lỗi lầm của bản thânnhưng rồi cũng chợt nhận ra đó cũng chỉ là một “ước mơ không có thật”, giờ ngồitiếc nuối quá khứ cũng không có tác dụng gì, vậy thì tại sao mình không lấy đólàm bài học cho tương lai? Con người ta không ai sinh ra đã khôn cả, chúng tatrưởng thành và phát triển nhờ những kinh nghiệm mà người đi trước để lại. Cònriêng tôi trưởng thành nhờ những lần suy nghĩ ngây thơ non nớt và sai lầm trongquá khứ.

A. Thế nào là “bình thường” và thế nào là “vĩ đại”? 

 Thoạt nhìn bạn có thấy tiêu đề đầu bài của tôi hơi vôlý và buồn cười không? Làm thế nào mà đã sống bình thường giản dị rồi lại cònđua đòi muốn được vĩ đại nổi tiếng cơ chứ… Để làm rõ điều này, chúng ta hãycùng đi làm rõ hai từ “bình thường” và “vĩ đại”. Theo từ điển Việt Nam, “bìnhthường”là một tính từ chỉ trạng thái không có gì đặc biệt, không có gì khác thường.Còn “vĩ đại” là tính từ miêu tả một điều có tầm cỡ và giá trị lớn lao, mộtđiều đáng khâm phục. Như bạn thấy đấy, hai từ này trái nghĩa nhau hoàn toàn, vôcùng khó để mà chúng ta dùng chung trong một ý hoàn chỉnh, huống chi là sốngtheo cả hai trường phái như vậy. Kể từ khi sinh ra, tôi đã nghe biết bao lờinói “tiên tri” về cuộc đời mình, từ câu “thằng này tướng mập mạp, sau này làmông chủ đây” đến “ngày sinh thằng này trùng với Lenin, sau này không biết chừngsẽ làm nên chuyện lớn”… Đến nay là năm 21 tuổi, tôi đã đạt được nhiều thànhtích đáng kể nhưng cũng đã có không ít sai lầm mà có muốn cũng chẳng thể sửa chữađược nữa, như vài lần lớn tiếng hỗn hào với cha mẹ, giấu nhà trốn học đi net hồilớp 9, và mới đây nhất thì tôi cũng vừa nghỉ học sau 3 năm Đại học chỉ để học mộtngành Đại học khác phù hợp bản thân mình hơn (nếu bạn chưa rõ ý tôi thì cả giađình chu cấp toàn bộ 3 năm học phí đại học TƯ ấy).

 Khi nói về lối sống “bình thường”, hàng loạt tính từliên quan nhưng không mấy tích cực hiện lên trong đầu ta, như là “an phận”, “khôngcó chí tiến thủ”, “không đáng mặt nam nhi”, và có cả chữ “NGHÈO” nữa. Nhưng màkhoan đã, ý tôi không phải như thế. Cần phải làm rõ rằng đối tượng chính trongbài viết này đó là “chúng ta làm được gì cho cuộc đời”. Từ đó ta có thểđịnh nghĩa lại một cách chính xác và cụ thể hơn. Bạn sẽ chỉ trở nên “VĨ ĐẠI”khi bạn phát minh ra máy móc tích hợp cả chục tính năng hay phát minh ra địnhlý gì đó làm thay đổi cách suy nghĩ của cả thế giới hay thậm chí đơn giản nhấtlà chỉ cần đạt được danh hiệu “Học sinh giỏi Quốc gia có điểm đầu vào thuộchàng top của tỉnh chẳng hạn, còn nếu không thì bạn chỉ còn cách làm người ở đầukia – một người “bình thường”. Nhà khoa học “vĩ đại” Albert Einstein vào thế kỷ19 đã để lại cả hàng ngàn di sản khoa học, mà trong đó không thể không kể đến“thuyết tương đối”. Chủ tịch Hồ Chí Minh “vĩ đại” đã ra đi tìm đường cứu nước vớihai bàn tay trắng vào ngày 5 tháng 6 năm 1911 để rồi ba mươi năm sau bác trở vềlãnh đạo nhân dân đất nước đấu tranh giành lại độc lập và khai sinh ra đất nướcViệt Nam – quê hương yên bình của chúng ta ngày nay. Vậy thì những người bìnhthường như tôi và bạn ở đâu trên “bảng vàng danh dự” kia? Phải chăng chúng takhông đóng góp được chút ít gì cho cuộc đời và thế giới? Liệu việc chỉ làm mộtngười “bình thường” như bao người khác thì có sai? 

B. Mặt lợi và hại của việc làm một người “bình thường”

 Bủa quanh tâm trí ta ngày nay là vô vàn những tivi,báo đài, smartphone mà trên đó không khó để tìm kiếm một bài báo với từ khóa “phithường” (nếu bạn tìm kiếm trên google sẽ cho ra đến 138 triệu kết quả chỉ trong0,38s). Thật ra nếu bạn có thể trở nên đặc biệt làm được điều gì đó vĩ đại chođời, thì tôi vô cùng khuyến khích và sẵn sàng giành tặng vô vàn lời khen ngợicho bạn. Nhưng thực tế đã chỉ ra tỷ lệ để trở thành người “đặc biệt” như trênchỉ vào khoảng 0.000000001% (số 0 sẽ còn kéo dài nhưng tôi muốn tối giản tínhchất gây thất vọng của nó đi). Điều này nói lên rằng: “Hãy thôi mơ tưởng đi, bạncũng chỉ như bao người BÌNH THƯỜNG ngoài kia thôi, cũng chả có gì đặc biệt lắmđâu!”.

🤓

Nhưng KHOAN ĐÃ! ĐỪNG VỘI THẤT VỌNG . Việc chỉ làm một người “BÌNH THƯỜNG” không có gì là sai cả và tất nhiên cũng có những mặt lợi của riêng nó. Là một người “bình thường”, bạn sẽ hiếm khi đau khổ vì không đạt được mục tiêu, vì bạn biết khả năng của mình tới đâu. Là một người “bình thường”, bạn có thể vui đùa thỏa thích cùng chúng bạn không kể vai vế trình độ, vì bạn không cần bận tâm về vận mệnh đất nước và thế giới hay phải giành toàn thời gian vào việc nghiên cứu. Là một người “bình thường”, bạn không phải luôn luôn lo lắng về cách hành xử của mình, vì suy cho cùng con người ai chẳng luôn hành xử ngu ngốc. Trong cuốn sách “Dám bị ghét” của hai tác giả Kishimi Ichiro và Koga Fumitake có nói như sau: “Tại sao lại cần phải trở nên đặc biệt? Có lẽ do không thể chấp nhận được một “tôi” bình thường… Làm người bình thường không có nghĩa là không có tài cán gì. Chúng ta không cần phải phô trương sự vượt trội của bản thân”. Ừ thì tôi không cần phải phô trương tài năng của mình, nhưng nếu tôi không có BẤT CỨ tài năng gì thì phải làm sao? Làm sao tôi có thể ăn ngon ngủ ấm khi mà bất kỳ bài kiểm tra trên lớp nào tôi cũng không quá nổi con số 5?  Quả thật tôi đồng ý với bạn việc học là việc cơ bản tất cả chúng ta phải làm tốt, nhưng nếu con tôi sau này về nhà với con số 2 to đùng trên khung điểm và lời phê của nó dù trước đó đã học bài cả đêm, tôi sẽ động viên nó rằng không phải ai cũng có khả năng tiếp thu kiến thức tốt, và rằng con nên vui vì con ĐÃ CỐ HẾT SỨC MÌNH cho một bài thi. Như bộ phim “Like stars on Earth” (Cậu bé đặc biệt) của Ấn Độ kể về cậu bé Ishaan bị mắc chứng khó đọc, mỗi lần cậu nhìn lên các con chữ trên bảng thì chúng lại nhảy múa loạn xạ cả lên nhưng đặc biệt lại có tài năng nghệ thuật hội họa thiên phú và giành giải nhất cuộc thi vẽ của trường. Nói thêm về trí thông mình, chúng ta trước nay vẫn hay lầm tưởng rằng chỉ có thể đánh giá qua khả năng tư duy toán học là IQ, ở một số nước tiến bộ hơn là qua khả năng xử lý tình huống trong cuộc sống là EQ nhưng thực tế CÓ TẤT CẢ 7 LOẠI HÌNH TRÍ THÔNG MINH trên thế giới do Tiến sỹ Thomas Armstrong mô tả , gồm: logic toán; ngôn ngữ; không gian; cơ thể; âm nhạc; nội tâm; tương tác cá nhân. Một con cá sẽ giành cả đời nó thất vọng về bản thân chỉ vì không leo cây được trong khi nó sinh ra LÀ ĐỂ BƠI. Do đó, nếu bạn có can đảm “dám bình thường” đúng chỗ, đúng nơi MÌNH THUỘC VỀ, thì việc trở nên vĩ đại chỉ là vấn đề thời gian. Gặp bất cứ việc gì mà thấy nó có ích cho bản thân sau này, hãy cứ làm hết mình đi, cứ tích cực trau đồi bản thân qua năm tháng, rồi sẽ có lúc bạn vượt qua cả những người mà lúc trước bạn từng nghĩ rằng mình không bao giờ có thể, thì đó sẽ là lúc bạn trở nên thật sự VĨ ĐẠI.

Ngoài các mặt lợi kể trên, thì dường như việc làm một ngườibình thường sẽ chẳng gây hại cho bạn điều gì cả nếu bạn biết chấp nhận “ĐỦ”. Từ“đủ” ở đây theo như quan niệm Phật giáo hay nói là “không tham –sân – si, biết đủ ắt hạnh phúc”. Kiếm tiền vừa đủ, phấn đấu đạt mục tiêu vừađủ, lựa chọn cuộc sống ở mức “trung bình”, còn lại hãy xuôi theo cuộc đời nhưcon cá bơi trên dòng sông, việc phải đến ắt sẽ đến. Tất nhiên tôi không cổ xúycho lối sống “yên thân”, vì đã là cuộc sống thì phải phấn đấu đi lên, chỉ làchúng ta nên biết khi nào nên dừng là tốt nhất.

C. “Hạnh phúc = Thực tế / Kỳ vọng”

 Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề ” sống bìnhthường”, tôi có đọc được công thức trên trong một bài biết và có lẽ bao nhiêu lờinói trong bài viết này đều được cô đọng lại thành nó, đó là “Hạnh phúc = Thực tế/ Kỳ vọng”. “THỰC TẾ” là một hằng số dao động biến thiên liên tục nằm ngoài tầmkiểm soát của chúng ta, hay như câu nói “đời là vô thường”, bạn sẽ chẳngbiết 10 năm sau bạn sẽ làm gì, tháng sau mình có bao nhiêu tiền, thậm chí tốinay ăn món gì bạn cũng chẳng tài nào biết nữa cơ vì mọi chuyện có thể ập đến bấtcứ lúc nào. Còn “KỲ VỌNG” chính là biến số mà ta có thể tùy ý điều chỉnh. Bằngmột phép tính chia đơn giản, chắc bạn cũng sẽ thấy rằng, “Hạnh phúc” TỶ LỆNGHỊCH hoàn toàn với “kỳ vọng”.  Nếu muốn kết quả “Hạnh phúc” luôn làsố dương, thì không thể nào tác động đến hằng số “Thực tế”, mà cái chúng ta cầnchính là điều chỉnh biến số còn lại – “Kỳ vọng”. Kỳ vọng càng cao thì chỉ số Hạnhphúc sẽ càng thấp. Bước vào một cuộc thi hay kiểm tra, nếu bạn đặt mục tiêu là9 đến 10 điểm, chắc chắn cao nhất lớp luôn, thì khi kết quả ra 9,5 thì bạn sẽ cảmthấy KHÁ hài lòng. Nhưng nếu lỡ chẳng may số điểm đó thấp hơn thì sao, nếu nhưnó là con số 7 hay 8 thậm chí là suýt sao 8.8? Chắc chắn bạn sẽ dằn vặt bản thânrất nhiều, rằng tại sao mình đã ôn bài kỹ đến thế mà kết quả vẫn không như mongmuốn, từ đó mất hết động lực và niềm yêu thích đối với việc học tập. Nếu áp dụngcông thức trên thì điều chúng ta nên làm đó là hạ thấp tiêu chuẩn của mình xuống.Nếu thấy khả năng học tập mình TỐT hãy đặt mục tiêu “trên trung bình”, cònnếu bạn KHÔNG TỰ TIN thì chỉ cần “qua môn” hay “không rớt” là được rồi. Kết quảthì tôi tin chắc bạn cũng đã có thể tưởng tượng ra. 

Thú thật thì lần đầu tiên tiếp xúc với quan điểm “Làm một người bình thường thay vì vĩ đại” này, tôi cũng có chút hoang mang và khó hiểu như các bạn, tất nhiên không thể tránh khỏi những “cú shock” mà nó mang lại. Nhưng qua một quãng thời gian trải nghiệm thực tế cuộc sống và học hỏi qua những cuốn sách về kỹ năng sống, tôi lại thấy đó thật sự là một “liều thuốc tiên” cho cuộc sống hối hả đầy khó khăn hiện nay của chúng ta. Nó giúp ta nhận ra cách làm sao để có cuộc sống bình tâm hơn đồng thời giúp ta hiểu rằng, tất cả mọi người trên thế giới này đang sống trên Trái Đất hình cầu nhưng đều đang đi trên một mặt phẳng của cuộc đời, chỉ là có người đi trước có người đi sau. Không có điều gì là chắc chắn cả, mọi thứ trong cuộc sống tốt nhất chỉ nên ở mức trung bình và hãy cứ kiên trì tiếp bước, vì như người xưa đã dạy: “CỨ ĐI RỒI SẼ ĐẾN ĐÍCH”. 

Tác giả: Minh Tâm Lê

——————

Cuộc thi Viết Để Trưởng Thành được tổ chức định kỳ 02tháng/lần. Thông tin chi tiết về cuộc thi vui lòng xem tại: http://bit.ly/CuocthiVDTT

Bản quyền bài viết thuộc về A Crazy Mind và cuộc thi ViếtĐể Trưởng Thành. Mọi đăng tải lại cần trích dẫn nguồn đầy đủ theo cú pháp: “Têntác giả – Nguồn: A Crazy Mind – Viết Để Trưởng Thành”

BẢN THẢO
Bài viết liên quan