[VĐTT] Viết – Khước Từ Mọi Nỗ Lực Trở Thành Một Ai Đó Ngoài Bản Thân Mình

Khi theo dõi những người viết khác nhau, dùng từ “người viết” ở đây chỉ muốn nói đến họ thực hành việc viết một cách đều đặn và chia sẻ thực hành đó với mọi người, họ có thể là …

Khi theo dõi những người viết khácnhau, dùng từ “người viết” ở đây chỉ muốn nói đến họ thực hành việc viết mộtcách đều đặn và chia sẻ thực hành đó với mọi người, họ có thể là những người viếtchuyên nghiệp, cũng có thể không, họ có thể là những người tập trung viết về chủđề họ am hiểu, cũng có thể viết về mọi trải nghiệm mà họ từng có mặt; tôi có thểnhận ra bóng dáng của chính họ. Thông qua những gì họ viết, tôi mường tượng đượcbản sắc của họ, một số người tư duy rõ ràng, súc tính, một số ưa lối dẫn dắt củacảm xúc, một số lắng sâu nơi sự đơn độc, một số khác dịu dàng như một người bạn,một số hài hước đến xéo sắc. Điều đó khác hẳn với trải nghiệm trên nhà trường,bằng một cách nào đó, học trò vẫn viết trên một khung sườn có sẵn và biểu lộ nhữngđiều gì đó “có sẵn”. Vẫn có những cá tính cá nhân nổi trội trên nền của sự quycủ, nhưng dường như hiếm và cũng không thực sự rõ ràng. Điều khác biệt lớn nhấtmà tôi nghĩ đến, có lẽ là những gì viết khi còn ngồi trên ghế nhà trường thiếuđi dấu vết của trải nghiệm. Loại trừ những trường hợp đặc biệt, thế giới của đasố vào thời điểm này xoay quanh một vài địa điểm nhất định và những hoạt độngnhất định, ít có các tương tác mang tính khác biệt và chứa đựng nhiều suy ngẫm vớithế giới. Vì thế, đôi khi những gì được viết khi còn ngồi trên ghế nhà trườnglà hiển lộ của những lời suông góp nhặt được khi đọc, khi nghe, khi học ở đâuđó thay vì chiêm nghiệm của chính mình. Điều đó cũng không hoàn toàn xấu, trướckhi người ta được tự do, ít ra vẫn cần phải biết rõ những giới hạn để không quátrớn, biết rõ những phải trái để không vi phạm.

Nhưng dần dần, sự viết trở thành một điều gì đó khác hơn. Ít trói buộc, ít rụt rè, sự đánh giá của người khác đôi khi không thực sự quan trọng.

Khi nhân vật “tôi” trong “Hoàng tửbé” của nhà văn Antoine De Saint-Exupéry đưa cho người lớn bức tranh một contrăn nuốt một chửng một con thú, người lớn tỏ ra khó hiểu và cho rằng đó là mộtcái mũ thay vì một con trăn đang tiêu hóa một con thú khác. Cố gắng tìm kiếm mộtngười tri âm thất bại, nhân vật “tôi” quyết định giã từ luôn ước mơ thành họasĩ. Nhưng tôi nghĩ tâm trí cũng giống như bức tranh này, nó ẩn tàng một thế giớiphong phú hơn nhiều những gì ta từng biết. Không chỉ là cái mũ, không chỉ làhình ảnh mà ta nghĩ ngay đến vào giây phút đầu tiên, nó là một cái gì khác hơn,đòi hỏi ta nhìn sâu sắc vào đó, cảm nhận sâu sắc trong đó. Mà có lẽ, viết là mộttrong những công cụ để lặn vào tầng sâu của thế giới phong phú này. Viết bọccho trải nghiệm hình hài của con chữ, và chúng bỗng dưng trở nên rõ ràng.

Tôi sẽ nói tôi tin rằng tất cả mọi người đều có khả năng viết. Sự viết như một dòng chảy trong trái tim, trong tâm trí mỗi người, và nó tràn ra bất kể lúc nào chủ nhân cho phép. Tôi nghĩ và tin về điều này khi đọc những gì một người bạn cùng đội tuyển viết. Trước đó tôi nghĩ rằng bản thân là một trong số ít những người trong đội tuyển lựa chọn viết như một giải pháp để giảm bớt căng thẳng và vỗ về chính mình. Đến khi tôi đọc được những gì cô bạn nọ viết trong thời gian tập huấn (mà vốn dĩ tôi không nghĩ cô ấy có viết), tôi phát hiện cảm xúc và trải nghiệm có thể đưa ngòi bút viết ra những ngôn từ của trái tim. Tức là, nó hay hơn bất kể. Một cô bạn khác của tôi, người này thậm chí còn mang lại cảm giác chẳng dính lứu tí nào đến sự viết, hóa ra lại cũng viết, mặc dù chỉ đôi lúc có những sự kiện thật đặc biệt thì mới viết trên Instagram, nhưng những gì được viết cũng làm người khác yêu thích vì sự chân thật.

Dường như điều tôi luôn kiếm tìm ởmỗi bài viết tôi đọc là sự chân thật. Và may mắn thay, tôi luôn thấy điều đó. Sựchân thật của trải nghiệm, họ từng trầy da tróc vẩy như thế và giờ đây họ chiasẻ kinh nghiệm của họ, cảm nhận của họ, hiểu biết của họ. Họ chia sẻ những gìthuộc về họ chứ không phải một điều gì đó góp nhặt, kể cả họ viết lại những gìhọ từng đọc, từng biết, thì nó vẫn được chuyển hóa qua chính bản thân họ vàmang màu sắc của họ. Thế nên, nếu bắt gặp một bài viết có giọng văn không “hợpgu” nhưng tính chân thật của trải nghiệm là không thể chối bỏ, tôi vẫn cảm thấyhấp dẫn, vẫn cảm thấy có những điều giá trị mình tiếp nhận được.

Vì vậy mà sự viết không là một điều gì khác hơn ghi lại những điều trong tâm trí mình, những trải nghiệm và nghĩ suy của mình. Sự chân thật làm điểm tựa cho những thiếu sót khác. Dầu gì, nếu đợi đến lúc viết hay mới bắt đầu viết thì biết đợi đến lúc nào? Viết, trước khi cho một ai đó khác, trước khi để xây dựng một hình ảnh nào đó của bản thân, chỉ đơn giản là viết cho chính mình, thấu hiểu chính mình. Nên nó khước từ mọi nỗ lực trở thành một ai khác ngoài bản thân mình. Rất khó để trở thành một hình tượng nào đó nếu bản thân không sẵn có những “chất liệu” tạo nên hình tượng đó. Nhưng lúc nào trong tâm trí và trong trái tim chúng ta cũng sẵn có “chất liệu” của bản thân mình, sự viết chỉ hiện hữu hóa nó mà thôi.

————————————-

Tác giả: Thu Giang

Tham gia cộng đồng Viết Để Trưởng Thành tại: https://www.facebook.com/groups/acm.vietdetruongthanh/

BẢN THẢO
Bài viết liên quan