Vị nghệ thuật hay thương mại hoá | Mạng xã hội “Mì ăn liền”

Sản phẩm nghệ thuật ngày nay đang có dấu hiệu thương mại hoá. Tốt hay xấu đây?



Cuối tháng 7/2012, Apple cho quảng bá rầm rộ chiếc điện thoại iPhone 5 trong lễ ra mắt sản phẩm, nun nấu nham thạch, bùng nổ truyền thông dẫn đến cháy hàng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, với mức độ quảng cáo cường điệu như vậy, cổ phiếu của Apple nhanh chóng lao dốc đến 6% bởi sự chỉ trích vô cùng gay gắt về thiếu sót trong phiên bản này.


Ngập ngụa giữa vũng lầy “hợp thời” nhưng không “hợp đời”, có chăng do định kiến từ chính trải nghiệm, nhiều người theo tư tưởng tinh hoa văn hóa bắt đầu nhìn nhận phiến diện về truyền thông, nào mốt nhất thời, hào nhoáng mà rỗng tuếch. Có lẽ chính thời khắc này đếm ngược trở đi là lúc mối hiểu lầm giữa sáng tạo nghệ thuật và truyền thông ngày càng sâu sắc hơn.


KHU VƯỜN NGHỆ THUẬT


Andong Judith - nhà làm phim người Uganda, thường tạo ra các tác phẩm khiêu khích vấn đề cấm kỵ, chẳng hạn như quyền LGBTQ và tội ác chiến tranh. Vậy đó, cứ ngỡ tụt hậu lại sau lớp trẻ, nghệ thuật thực chất đào tạo những tố chất của nhà đổi mới, học cách mở rộng tâm trí, khuyến khích suy nghĩ cá nhân và thách thức các hệ thống hiện có. Tuyệt tác nghệ thuật quy về hình thức giao tiếp giữa con người, truyền cảm hứng với mục đích thay đổi các vấn đề chung vì sự tốt đẹp của xã hội.


Đặc biệt, trong một xã hội của những cơ hội mới, tầm quan trọng của vai trò nghệ sĩ sớm vươn xa ngoài chữ “nghệ”. Những thay đổi về thị trường, công nghệ và cạnh tranh đòi hỏi các tổ chức phải chuyển sang hành động mạnh dạn với tầm nhìn, trí tưởng tượng, nhiệt huyết và sáng tạo.


MIỀN ĐẤT HỨA CHO NGHỆ SĨ


Chỉ với cú nhấp chuột, nghệ sĩ có khả năng thao túng cả thế giới ảo bằng cách kết hợp các kỹ năng và công cụ khác nhau, đồng thời tạo ra một sản phẩm có ảnh hưởng rõ ràng quan điểm của xã hội, các khía cạnh cuộc sống.


Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, tính thẩm mỹ mới mẻ được hình thành, cùng đó đặt câu hỏi về khả năng giao tiếp và tiếp cận của các tác phẩm trong thế giới song song. 


———-



“Không ai đăng bài thất bại của họ. Là một nghệ sĩ trẻ, bạn thấy ai đó nhận được những công việc tuyệt vời; bạn không thể không nghĩ, tại sao tôi không làm điều đó." Nhiếp ảnh gia Campbell Addy từ đó đúc kết được sự lo lắng mà mạng xã hội gây ra, tiêu biểu là những người mới xây dựng sự nghiệp và rất nhạy cảm với chỉ trích cũng như thành công của người khác. 


Phát huy mặt tích cực của truyền thông là cho phép những tiếng nói mới, nghệ sĩ Helen Downie thành công với tư cách là một họa sĩ vào cuối những năm 40 tuổi. Hiện cô có hơn 300.000 người theo dõi trên Instagram và đã làm việc với các thương hiệu bao gồm Gucci. 


Tuy nhiên, theo lời Helen, không có phản ứng đúng nghĩa. 


“Tôi phải ngắt kết nối với những con số nhưng không phải với những người theo dõi - những người tôi thích tương tác. Tôi thích ít bị nhìn thấy hơn nhưng tôi muốn công việc của mình được mọi người nhìn thấy.”


Vốn dĩ, một người nghệ sĩ chân chính không bao giờ chạy theo những con số phù phiếm trên mạng xã hội, họ cần những cái chạm trái tim bằng xúc cảm. Lượng tương tác không phải tiêu chí chuẩn xác khi đánh giá nghệ thuật. Thậm chí, nhiều tác phẩm còn cố tình hạn chế khả năng tương tác như một phần trong chiến lược. ("lỗi" có chủ ý)


BAY MÃI VẪN TẬN THIÊN ĐƯỜNG 


Nói về cái “chết” của nhà làm vườn thời hiện đại, một số nghệ sĩ sẽ biến mất khi hoạt động trang web tăng lên. Thực tiễn cho thấy bản chất hời hợt của những nét cọ “mì ăn liền” đều xuất phát từ thị hiếu của khán giả. Một lối sống chớp nhoáng và sự yêu thích chỉ mang tính nhất thời.


Công nghệ mang lại thứ mà các tác giả trẻ đầy khát vọng luôn mong muốn - những cơ sở hoang sơ để khám phá và cắt đứt quan hệ với truyền thống. Tuy nhiên, thành công trên các nền tảng xã hội đến rất nhanh và rời đi cũng rất nhanh. Sagmeister - nhà thiết kế người Áo từng thắng gần như tất cả giải thưởng quan trọng quốc tế, bỗng nhận vô số chỉ trích về dự án trên Instagram cho dù cạnh tranh thực chất không phải mục đích ban đầu.


— — — 


Khu vườn nghệ thuật dù ở trạng thái nào đi nữa vẫn nhất thiết phải mang linh hồn của nền văn minh loài người và cái cốt nhân nghĩa. Các blogger có thể tự gọi mình là nhà sáng tạo nội dung một khi hợp tác thương hiệu để kiếm sống nhưng tại một giai đoạn khác, họ được quyền đột phá cá tính riêng trong những bức họa, dòng thơ…


Vai trò của nghệ sĩ thay đổi liên tục trong mỗi thập kỷ và liên tục xác định lại tiêu chí. Do đó, tùy thuộc vào thời điểm, đối tượng mà chúng ta quyết định cách gắn nhãn chính mình. Hy vọng trong tương lai gần, khán giả sẽ có nhiều cơ hội chiêm ngưỡng sắc thái độc đáo trên mạng xã hội, như một liều thuốc giải cho tất cả những nội dung cực đoan.

—————


Tác giả: Cát Phương

Ảnh: Google

BẢN THẢO
Bài viết liên quan