Vì sao bạn hay nổi giận vô cớ?

Bạn có thuộc kiểu người thường xuyên cảm thấy giận dữ? Bạn hay cáu kỉnh, nóng nảy và bực bội? Có thể bạn hét (hoặc muốn hét) vào mặt bất kì ai xung quanh bạn – bởi cơn giận ập …

Bạn có thuộc kiểu người thường xuyên cảm thấy giận dữ? Bạn hay cáu kỉnh, nóng nảy và bực bội? Có thể bạn hét (hoặc muốn hét) vào mặt bất kì ai xung quanh bạn – bởi cơn giận ập đến y như sóng thần và nó nhất định phải nghiền nát thứ gì đó? Tuy nhiên bạn lại chẳng tìm ra manh mối nào để giải thích cho việc dễ nổi cáu của bản thân? 

Sự tức giận khó lý giải này đến từ đâu? Nó biểu thị cho điều gì?

Có thể có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một giải thích trong số đó là do giới hạn của bạn quá mong manh. Bạn nói trong khi điều thực sự bạn muốn nói là không. Bạn làm mọi việc cho người khác mà không cảm thấy thực sự sẵn lòng. Bạn không ngừng bị suy yếu và kiệt quệ vì điều đó.

Theo Julie de Azevedo Hanks, Ph. D, LCSW – nhà sáng lập Wasatch Family Therapy và là tác giả của cuốn Hướng dẫn Phụ nữ về sự quyết đoán: Làm cách nào để bàn bạc về nhu cầu, đặt ra ranh giới lành mạnh, và biến đổi mối quan hệ – thì, mặc dù bạn có thể không nghĩ đến, nhưng bạn vẫn “có khả năng đinh ninh cho rằng mọi người lợi dụng bạn mà không nhận ra chính bạn cũng góp phần thúc đẩy điều đó.” Hoặc có thể bạn không ngủ đủ giấc hoặc đang ngập đầu trong đống việc phải làm. Điều này làm cho “việc truy cập các kỹ năng sao lập cảm xúc trở nên khó khăn hơn”, theo Hanks.

Nguyên nhân có thể do trầm cảm. “Dường như luôn tồn tại một sự hiểu nhầm cho rằng trầm cảm là việc ai đó khóc lóc suốt ngày và không chịu ra khỏi giường”. Tuy nhiên, tính cáu kỉnh tăng lên cũng là một triệu trứng phổ biến.

Một nguyên nhân nữa có thể là chứng lo âu. “Các cá nhân có mức độ lo âu cao thường cảm thấy mình đang chênh vênh trên bờ vực của sự chịu đựng bởi họ phải hết sức chật vật để quản lý trạng thái cảm xúc bên trong”. Thế nên, khi các tình huống khó khăn nảy sinh, bạn có thể bị kiệt sức và biểu hiện của tình trạng này là tức giận hoặc nóng nảy. Nhà trị liệu tâm lý Rebecca Wong, LCSW, cho biết nhiều cá nhân và cặp đôi tức giận vì các mối quan hệ tình cảm: họ tức giận với vợ/chồng, với con cái, cha mẹ, bạn bè hoặc đồng nghiệp của họ. Chẳng hạn, họ tức giận do họ cảm thấy mình vô hình hoặc như thể họ không quan trọng, Wong-nhà sáng lập tổ chức tư vấn kết nối cho biết.

Có thể bạn mong đợi nhận được sự hỗ trợ từ người bạn thân nhất của mình nhưng họ đã không làm như vậy. Có thể bạn mong đợi người bạn đời của mình giúp đỡ việc nhà nhiều hơn. “Đó là khi các nút kỳ vọng không được đáp ứng được nhấn đủ thường xuyên, bạn có thể bị rơi vào trạng thái tức giận mà không biết tại sao”.

Michelle Farris, LMFT, một nhà trị liệu tâm lý ở San Jose, California, là người yêu thích giúp đỡ mọi người trong vấn đề quản trị cơn giận và xây dựng những mối quan hệ lành mạnh, cô cho rằng: “Giận dữ bắt nguồn từ việc muốn kiểm soát những gì bên ngoài chúng ta”. Nhiều năm trước, một phụ nữ trẻ làm việc cùng Farris chia sẻ: cô nhận ra việc tập trung vào những gì người khác đã làm được khiến cô cảm thấy mình vô dụng. Đôi khi, bạn có thể không thấy tức giận chút nào nhưng thay vào đó thì hành động của bạn biểu hiện ra ngoài có thể mang tính hung hăng thụ động và bạn cảm thấy bực bội. Nhiều khách hàng của Hanks đang có “các vấn đề tức giận” nhưng họ thực sự không cho phép bản thân bộc lộ nó.

Ví dụ, Hanks đã làm việc với Cindy (tên đã được thay đổi-TG), một phụ nữ đang độ tuổi 30, có vẻ là người vui vẻ và tích cực đồng thời cũng – kiệt quệ. Cindy là người chăm sóc tuyệt vời và có sự đồng cảm to lớn với mọi người (trừ chính cô ấy). Cô có hai con nhỏ bị khuyết tật. Chồng cô hiếm khi giúp đỡ cô trong việc chăm sóc con cái: anh ta hoặc ngắt kết nối với lũ trẻ hoặc bùng nổ với chúng. Cindy đã phải rất vất vả để giữ gìn hạnh phúc trong gia đình.

Sau khi kết nối với những suy nghĩ và cảm xúc của mình, cô ấy nhận ra rằng cô cảm thấy tức giận khi phải đảm đương hầu hết công việc nuôi dạy con cái và để chồng ra rìa vì không tương tác với những đứa con của họ. Cô cũng nhận ra bên dưới sự tức giận của cô chính là nỗi cô đơn. Cô thấy mình không được ủng hộ.

Có thể giống như Cindy, bạn cũng không hòa hợp với cảm xúc của mình. Farris là tác giả của cuốn sách điện tử 4 bước cần thiết để xây dựng sự tự tin cho biết: “Hầu hết chúng ta đều không học được cách điều hướng cảm xúc. Thay vào đó, xã hội khuyến khích né tránh xung đột, cư xử tử tế và nói khi ta không muốn.” Chúng ta vật lộn với sự tức giận nhiều nhất do nó bị coi là một cảm xúc cấm kỵ.

Farris nói, chúng ta lo sợ việc thể hiện sự tức giận sẽ làm tổn thương cảm xúc của ai đó, cơn giận có thể trở nên mất kiểm soát hoặc có nguy cơ phá hỏng mối quan hệ. Tuy nhiên, cô ấy tin rằng khả năng điều hướng cơn giận một cách hiệu quả thực sự là một món quà. “Nó dạy ta nhận biết khi nào điều gì đó trở nên không ổn, khi nào cần tiến hành hành động thích hợp- hoặc không cần làm gì hết”.

Ví dụ, Cindy đã áp dụng sự tức giận của mình để đưa ra những yêu cầu cụ thể với chồng, sau đó cô ấy nhận được nhiều sự ủng hộ hơn và cảm thấy bớt cô đơn hơn. Khách hàng của Farris đã chuyển hướng năng lượng về chính cô ấy và học cách quản lý suy nghĩ của bản thân. “Cô ấy đã học cách bày tỏ cảm xúc thay vì đổ lỗi và im lặng trước khi bùng nổ.”

Để quản lý cơn giận của bạn một cách hiệu quả, Farris chia sẻ một số lời khuyên như sau:

  • Nhận thức rõ các dấu hiệu cảnh báo sớm của cơn giận (có thể khác nhau ở mỗi người). 
  • Bày tỏ cảm xúc của bạn thay vì đổ lỗi cho người khác.
  • Lên kế hoạch để xử lý các tình huống khó xử
  • Hít thở sâu để giữ bình tĩnh
  • Lưu ý các suy nghĩ tiêu cực đã làm bạn tức giận
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ 
  • Hãy tạm ngừng khi nhận thấy tình huống bắt đầu leo thang. Hãy cho người kia biết rằng bạn sẽ tiếp tục cuộc hội thoại sau khi bản thân (hoặc cả hai) bình tĩnh hơn.

“Tức giận thường là một cảm xúc thứ yếu,” cô nói. Ẩn dưới sự thất vọng và cáu kỉnh thường là cảm xúc dễ bị tổn thương, chẳng hạn như sự cô đơn (trong trường hợp của Cindy), buồn bã hoặc sợ hãi. Những cảm xúc này thường rất khó tiếp cận và diễn đạt. Hanks sử dụng phép ẩn dụ rằng cảm xúc là một đại dương đối với khách hàng của mình. Cô yêu cầu họ vẽ ra bề mặt của đại dương và sau đó viết hoặc vẽ lên đó những gì họ đang cảm thấy. Tiếp đến, cô yêu cầu họ suy nghĩ về những lớp cảm xúc có thể đang ẩn bên dưới lớp bề mặt.

Hãy ghi nhớ một điều: cảm xúc tức giận không giống với hành vi bạo lực. Xu hướng đánh đồng các định nghĩa với nhau của chúng ta đã tạo ra quan niệm sai lầm cho rằng tức giận là “xấu”. 

Cuối cùng, giận dữ là một cảm xúc tối quan trọng và có giá trị. “Thừa nhận cảm xúc tức giận và sử dụng sự nhận thức này để thấu hiểu những lớp cảm xúc dễ bị tổn thương ẩn sâu bên trong là điểm mấu chốt cho một tinh thần khỏe mạnh.” Hanks kết luận.

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: https://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

Nguồn:  https://psychcentral.com/blog/angry-all-the-time-for-no-reason-this-might-be-why/?li_source=LI&li_medium=popular17

Nguồn ảnh: Unsplash

Dịch:  Claire

Biên tập: Ngọc

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan