Vô thức và tác động của vô thức đến hành vi của con người

Trong thuyết nhân cách phân tâm học của Sigmund Freud, vô thức được định nghĩa là một kho chứa cảm xúc, suy nghĩ, ham muốn và ký ức nằm ngoài vùng nhận thức.

Trong thuyết nhân cách phân tâm học của Sigmund Freud, vô thức được định nghĩa là một kho chứa cảm xúc, suy nghĩ, ham muốn và ký ức nằm ngoài vùng nhận thức.


Theo quan niệm này, hầu hết các nội dung của vô thức được coi là không thể chấp nhận hoặc khó chịu, chẳng hạn như cảm giác đau đớn, lo lắng hoặc xung đột. Freud tin rằng vô thức tiếp tục ảnh hưởng đến hành vi mặc dù người ta không nhận biết được về những ảnh hưởng tiềm ẩn này.


Vô thức hoạt động thế nào?


Khi định nghĩa vô thức, chúng ta có thể so sánh với hình ảnh của tảng băng chìm. Những thứ trên mặt nước đại diện cho sự tự nhận thức trong khi những thứ chìm dưới mặt nước đại diện cho vô thức.


Hãy để ý xem khi ta nhìn vào tổng thể một tảng băng chìm. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một phần nhỏ của tảng băng nổi trên mặt nước. Phần mà ta không nhìn thấy được từ trên bề mặt lại là phần vô cùng lớn của tảng băng nằm chìm dưới mặt nước mà ta không nhìn thấy, đó mới là phần chính của tảng băng này.


Những thứ đại diện cho phần ý thức của chúng ta chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Phần còn lại nằm ngoài tầm nhận thức của ý thức, chính là phần chìm dưới bề mặt. Mặc dù phần thông tin này không được tiếp cận một cách có ý thức, nhưng nó vẫn gây ảnh hưởng đến hành vi hiện tại.


 Tác động của vô thức


Những suy nghĩ, niềm tin và cảm giác vô thức có khả năng gây ra một số vấn đề như:

  • Sự phẫn nộ
  • Thành kiến
  • Hành vi cưỡng chế
  • Khó khăn trong tương tác với xã hội
  • Phiền muộn
  • Các vấn đề về mối quan hệ


Freud tin rằng nhiều cảm giác, mong muốn và cảm xúc bị kiềm chế hoặc bị ngăn cản khỏi nhận thức vì đơn giản chúng là mối nguy hại. Freud tin tưởng rằng đôi khi những ham muốn, mong ước thầm kín này được hiển thị thông qua giấc mơ hoặc những lần lỡ lời (được gọi là “Freudian slips” – kiểu vô tình buột miệng nói ra điều gì từ trong vô thức của mình)


Freud cũng tin rằng tất cả những bản năng và ham muốn cơ bản đều tồn tại trong vô thức của chúng ta. Ví dụ bản năng sống bản năng chết tồn tại từ trong vô thức. Bản năng sống, còn được biết đến như là bản năng tính dục, là những bản năng liên quan tới sự sống sót. Bản năng chết bao gồm những thứ sự hung hăng, chấn thương, nguy hiểm.


Những điều thôi thúc này được giữ ngoài vùng ý thức bởi vì tâm trí có ý thức của chúng ta thường xem đó là những điều không chấp nhận được hoặc không hợp lý. Freud cho rằng để giữ những thôi thúc này nằm ngoài tầm của ý thức thì con người đã tự tạo lên các hàng rào phòng vệ khác nhau để ngăn chung tiến vào vùng ý thức.


Cách sử dụng


Freud tin rằng việc đưa nội dung của vô thức vào ý thức là điều quan trọng để làm giảm tâm lý đau khổ. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã khám phá ra những kỹ thuật khác nhau để xem vô thức có thể ảnh hưởng tới hành vi như thế nào. Có một vài cách khác nhau để đưa thông tin từ vùng vô thức vào vùng nhận thức ý thức hoặc để cho các nhà nghiên cứu nghiên cứu.


Tự do liên kết


Freud cũng tin rằng ông có thể mang những cảm xúc vô thức sang vùng ý thức thông qua việc sử dụng kỹ thuật được gọi là liên kết tự do. Ông nói với các bệnh nhân hãy thư giãn và nói ra bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu mình mà không cần suy xét xem liệu đó có phải điều vớ vẩn, không liên quan, hay đáng xấu hổ hay không.


Bằng cách truy theo những luồng suy nghĩ này, Fraud tin rằng ông có thể khám phá nội dung của tâm trí vô thức nơi mà những ham muốn bị kìm nén và những ký ức tuổi thơ đau đớn tồn tại.


Giải mã giấc mơ


Freud cũng cho rằng giấc mơ là một con đường khác dẫn tới vô thức. Dù thông tin từ tâm trí vô thức có thể đôi khi xuất hiện trong giấc mơ, ông cho rằng nó thường được ngụy trang.


Như vậy theo quan điểm của Freud, việc giải mã giấc mơ sẽ đòi hỏi kiểm chứng nghĩa đen của giấc mơ (được biết đến là nội dung hiển thị) để khám phá ra những ý nghĩa ẩn đằng sau giấc mơ (nội dung tiềm ẩn).


Freud cũng cho rằng giấc mơ là hình thức thể hiện của mong muốn. Bởi vì những khao khát này không được thể hiện trong lúc bạn còn thức, Freud cho rằng những khao khát này được thể hiện trong giấc mơ.


CFS – Kỹ thuật mô phỏng trực quan hình ảnh ngoài vùng nhận thức


Nghiên cứu tâm lý nhận thức hiện đại đã chỉ ra rằng những nhận biết nằm ngoài nhận thức vẫn có những ảnh hưởng mạnh mẽ lên hành vi. Sử dụng kỹ thuật này, các nhà nghiên cứu có thể hiển thị hình ảnh mà con người trải nghiệm mà không qua vùng ý thức.


Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người ta sẽ đánh giá hình ảnh nhiều tiêu cực hơn khi nhìn thấy hình ảnh tiêu cực hoặc ít mong muốn (ví dụ như hình ảnh của một khuôn mặt giận giữ). Mặc dù người ta ko chủ định nhìn những hình ảnh tiêu cực này, nhưng việc tiếp xúc với chúng vẫn ảnh hưởng tới hành vi và lựa chọn của họ.


Những cạm bẫy tiềm ẩn


Ý tưởng về sự tồn tại của vô thức không phải không bị tranh cãi. Một số nhà nghiên cứu đã chỉ trích quan điểm này và còn phủ nhận tâm trí vô thức không hề tồn tại.


Gần đây, trong lĩnh vực tâm lý học nhận thức, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào các khía cạnh tự động và tiềm ẩn để mô tả những thứ trước kia làm hình thành lên vô thức. Theo hướng tiếp cận này, có nhiều khía cạnh nhận thức có ý thức diễn ra ngoài nhận biết có ý thức của chúng ta. Nghiên cứu này có thể không giúp Freud khái niệm hóa về tâm trí vô thức nhưng nó đưa ra bằng chứng rằng những thứ mà chúng ta không nhận thức được một cách có ý thức vẫn có thể gây ảnh hưởng tới hành vi của chúng ta.


Một trong những bẫy lớn nhất trong học thuyết của Freud là ông thiếu phương pháp luận khoa học trong việc phát triển học thuyết của mình. Nhiều ý kiến của ông chỉ dựa trên các nghiên cứu điển hình hoặc dựa trên quan sát cá nhân đơn lẻ. Không giống với các cách phương thức tiếp cận phân tâm học ban đầu đối với vô thức, nghiên cứu hiện đại trong lĩnh vực tâm lý học nhận thức được dẫn dắt bởi các nghiên cứu khoa học và các thực nghiệm.


Lịch sử của vô thức


Có ý kiến rằng có những thế lực nằm ngoài tầm nhận thức của ý thức tồn tại hàng ngàn năm nay. Thuật ngữ “vô thức” lần đầu tiên được đưa ra bởi nhà triết học tên là Friedrich Schelling vào cuối thế kỷ 18 và sau đó được nhà thơ Samuel Taylor coleridge dịch sang tiếng Anh.


Trong lĩnh vực tâm lý học, khái niệm về ảnh hưởng vô thức đã được các nhà tư tưởng bao gồm William James và Wilhelm Wundt đề cập đến, nhưng chính Freud là người đã phổ biến ý tưởng và biến nó thành một thành tố trung tâm trong cách tiếp cận phân tâm học của ông đối với tâm lý học.


Bác sĩ tâm thần người Thụy Sĩ Carl Jung cũng cho rằng vô thức đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Tuy nhiên, ông tin rằng có cả vô thức cá nhân bao gồm những ký ức, ham muốn bị đè nén hoặc bị lãng quên và cả vô thức tập thể. Vô thức tập thể được cho là chứa đựng những ký ức của tổ tiên được thừa hưởng chung cho tất cả loài người.


Dù nhiều quan điểm của Freud không còn được ưa chuộng, các nhà tâm lý học hiện đại vẫn tiếp tục khám phá những ảnh hưởng của các hoạt động tâm thần vô thức bao gồm các chủ đề liên quan như các thành kiến vô thức, trí nhớ ngầm, thái độ ngầm, kỹ thuật mồi, và học tập vô thức.


Đôi lời từ Verywell


Mặc dù Sigmund Freud không phát minh ra khái niệm tâm trí vô thức, nhưng ông đã phổ biến nó đến mức bây giờ phần lớn nó gắn liền với các lý thuyết phân tâm học của ông. Khái niệm về vô thức tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tâm lý học hiện đại khi các nhà nghiên cứu cố gắng tìm hiểu cách thức hoạt động của tâm trí bên ngoài nhận thức có ý thức.


Người dịch: Beatrix

Nguồn: https://www.verywellmind.com/what-is-the-unconscious-2796004

Biên tập: Ngọc

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan