Vũ Khí Bí Mật Của Bạn Để Thay Đổi Suy Nghĩ Người Khác

Làm sao để tác động đến mọi người thông qua việc lắng nghe với giác quan, không chỉ là mỗi não bộ của bạn. Khi thuyết giảng về kỹ năng giao tiếp của lãnh đạo, tôi thường hỏi, “Bạn có …

Làm sao để tác động đến mọi người thông qua việc lắng nghe với giác quan, không chỉ là mỗi não bộ của bạn.

Khi thuyết giảng về kỹ năng giao tiếp của lãnh đạo, tôi thường hỏi, “Bạn có biết mọi người cảm thấy sao khi mình bước vào phòng không?” Sau vài câu trả lời, tôi hỏi. “Bạn có biết họ thấy sao khi mình rời đi không?”

Không cần biết bạn suy nghĩ, chuẩn bị câu từ mình đã chia sẻ kỹ càng đến đâu, cách bạn lắng nghe họ sẽ quyết định bạn có thể thay đổi cách họ cảm nhận và suy nghĩ hay không. Hầu hết việc lắng nghe đều nhắm tới thu thập thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn. Bạn thường lắng nghe người khác vì các mục đích sau đến mức độ nào:

1, Thu thập thông tin. Bạn nghe để biết mình phải làm gì hay nói gì sau đó. Bạn nghe để xây dựng cuộc tranh luận của mình, để so sánh quan điểm cá nhân với người khác, hoặc để lấp đầy những chỗ bạn nghĩ còn đang trống.

2, Để đưa ra câu trả lời hay giải quyết một vấn đề. Bạn lắng nghe để biết mình nên đưa ra lời khuyên gì khi họ ngừng nói.

3, Để tuân theo quy trình. Bạn lắng nghe vì đó là điều bạn nên làm, không phải vì bạn muốn vậy.

Lắng nghe bằng tâm trí

Khi bạn lắng nghe để tìm kiếm thông tin định hình cho phản hồi của mình, bạn chỉ nắm được một phần câu từ của họ. Họ mong bạn nghe nhiều hơn, và hiểu họ thấy sao mặc dù việc giải mã nét mặt là việc khó khăn. Nghe trong lúc nghĩ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Kể cả bạn có quan tâm đến họ, mọi người sẽ không cảm thấy như bạn đang kết nối với họ trong cuộc nói chuyện.

Lắng nghe để tiếp nhận, không phải để phân tích

Khi bạn chọn ở nguyên trong thực tại và kết nối với ai đó, bạn nghe và kìm hãm, bỏ qua sự phân tích. Bạn nhận lấy và chấp nhận những câu từ, biểu cảm và cảm xúc của họ như những thành phần tất yếu trong trải nghiệm của họ. Bạn công nhận câu chuyện họ kể là có thật từ góc nhìn của họ. Bạn không nhồi nhét quan điểm hay nhận xét của mình. Mọi người sẽ cảm thấy được lắng nghe và cũng sẽ lắng nghe lại bạn. Bạn nhận những gì mọi người đưa ra để:

1, Kết nối. Bạn lắng nghe để tạo nên cảm giác về sự gắn kết.

2, Để người kia biết bạn trân trọng họ. Khi bạn lắng nghe, mọi người cảm thấy họ quan tâm đến những gì họ nghĩ, kể cả khi quan điểm của bạn khác với quan điểm của họ.

3, Để cùng nhau tìm hiểu, học hỏi và phát triển. Bạn lắng nghe với sự tò mò để học hỏi từ con người thú vị ở trước mặt bạn. Bạn cảm thấy thích thú khi cuộc trò chuyện đưa bạn đi đâu đó mới mẻ.

Đón nhận là một hành động chủ động, ngay cả khi bạn kìm hãm những suy nghĩ của mình. Bạn kích hoạt hệ thống thần kinh của mình, thu nhận các tín hiệu được cảm nhận bởi tâm can của mình. Với trực giác, bạn có thể tiếp nhận và phân biệt được điều gì đang diễn ra với người khác trên cả mức mà ngôn từ của họ có thể diễn tả. Họ cũng sẽ cảm thấy đủ tin cậy để nói chuyện cởi mở với bạn.

Lắng nghe với những giác quan của bạn

Trực giác bao gồm sự nhận thức nội tâm về phản ứng của bạn trong một cuộc trò chuyện. Cách bạn đáp lại có thể là phàn hồi đối với những gì họ kể cho bạn hay những gì bạn đang tiếp nhận một cách hăng hái từ phía họ. Bạn có thể cảm nhận được khát khao, thất vọng, tức giận, hy vọng và ngờ vực kể cả khi họ gặp khó khăn trong việc miêu tả những trải nghiệm đó.

Trở nên nhạy cảm không có nghĩa là thiếu quyết tâm. Nó có nghĩa là bạn nhận ra được những gì đang xảy ra xung quanh mình ở mức độ trực giác và có thể biết được khi nào mọi người đang bị đè nén hay có xung đột. Hầu hết mọi người đều cho rằng thú cưng của họ có khả năng cảm nhận nhu cầu cảm xúc của họ. Con người cũng thế, chỉ là chúng ta không để tâm đến mà thôi.

Có lẽ bạn từng được bảo rằng phải bỏ qua trực giác như là một phần trong việc “được” giáo dục hồi còn là một đứa trẻ. Bạn đã từng nghe “Đừng cá nhân hoá mọi chuyện quá”
hay “Hãy cứng rắn lên?” Những lời nói đó khiến bạn phụ thuộc vào bộ óc nhận thức trong việc lắng nghe.

Tôi thường được hỏi nếu việc liều lĩnh bước vào vùng đất của những cảm xúc mang quá nhiều rủi ro, đặc biệt là ở nơi công sở. Tôi nghe được rằng, “Tôi không thể để cảm xúc của mọi người gây ảnh hưởng lên mình được.”

Khi bạn không cho phép mọi người tìm hiểu về bản chất của mình, bạn không thể hiểu được hoàn toàn về họ. Cả đôi bên đều không được gắn kết cả trong lẫn ngoài. Bạn dựng lên một bức tường giữa mình và những người xung quanh. Bạn có thể cảm thấy sự căng thẳng, lo lắng và tức giận của họ.

Đừng để cho chúng đọng lại trong cơ thể bạn. Sự đồng cảm xuất hiện khi bạn biết được những gì mà người kia đang cảm thấy thông qua trực giác, nhưng bạn cần phải để những xúc cảm đó chạy qua mình. Nếu cảm thấy chúng, hãy thư giãn và để chúng dần trôi đi trong lúc bạn chầm chậm quay trở về hiện tại với người bên cạnh mình.

Ngoài ra, xung quanh bạn còn có cả dòng chảy của năng lượng cảm xúc. Bạn nhận ra khi nào người kia muốn bạn lùi lại và để cho họ chút khoảng trống. Bạn cảm nhận được khi nào họ không còn chút kiên nhẫn để tiếp tục hay muốn có thêm chút thời gian nữa. Bạn biết được khi nào họ chỉ muốn được lắng nghe hay chấp nhận thay vì nghe những lời khuyên nhủ. Chia sẻ những gì bạn chú ý được, và lắng nghe phản hồi của họ.

Bạn có thể cảm thấy dễ bị tổn thương khi mở rộng lòng mình để nghe những gì người khác truyền tải. Đó thực ra lại là một điểm mạnh. Alan Alda (một đạo diễn, diễn viên,biên kịch, nhà hài kịch và tác giả người Mỹ) từng nói “Lắng nghe thực sự là sẵn lòng để cho người kia thay đổi bạn.” Họ cảm thấy được gắn kết khi bạn tương tác với họ. Họ yêu thích việc có bạn ở bên. Họ cởi mở với việc thay đổi suy nghĩ hơn khi bạn đón nhận trước và sau đó là chia sẻ những ý tưởng của mình.

5 bước để xây dựng trực giác trong những cuộc trò chuyện

1, Giữ não bộ của bạn “trật tự”. Khi bạn khiến nó im lặng, bạn sẽ khai thông được trực giác của mình.

2, Bỏ qua hiểu biết. Thay vì nghĩ rằng bạn biết người kia sẽ phản ứng như nào, hãy để trí tò mò chiếm lĩnh. Điều không may là, bạn càng biết rõ một ai đó, càng có khả năng bạn sẽ
không tò mò nữa. Nếu có thể bỏ suy nghĩ bạn biết người khác sẽ nói gì, bạn sẽ ngạc nhiên đấy.

3, Nới lỏng nhu cầu muốn được đúng. Hỏi để biết được quan điểm của họ. Một khi họ cảm thấy được lắng nghe, bạn có thể nói rằng mình đã có một góc nhìn khác. Họ sẽ sẵn
lòng nghe bạn hơn.

4, Lắng nghe với tâm can và lý trí. Trước khi nói chuyện, hãy mở lòng mình với những cảm xúc của lòng trắc ẩn hay biết hơn. Sau đó, hay cởi mở tấm lòng bằng cách cảm nhận sự dũng cảm của mình.

5, Thử thách bản năng của bạn. Khi bạn cảm thấy một cảm xúc nào đó, hãy nói bạn đang nghĩ họ cảm thấy điều gì, như tức giận, uất ức, buồn bã hay trông đợi và chấp nhận phản hồi của họ. Nếu bạn sai, việc đoán của bạn vẫn có thể giúp họ cảm thấy hiểu rõ hơn về bản thân và thấy được bạn quan tâm đủ nhiều để thấu hiểu.

Bạn có thể mở rồng lòng mình để nhận hết những gì người khác sẵn sàng cho đi không?Họ sẽ sẵn lòng lắng nghe những suy nghĩ của bạn và có thể là thay đổi cả tâm trí nếu như bạn làm thế.

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: https://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

Nguồn:  https://www.psychologytoday.com/intl/blog/wander-woman/201910/your-secret-weapon-changing-someones-mind

Nguồn ảnh: Pinterest

Dịch: #Zealous

Biên tập: Hương

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan