Vượt Qua Nhu Cầu Muốn Trở Nên Khác Biệt

Một câu hỏi khá đơn giản nhưng đã đánh động vào tận đáy lòng của một người về cảm giác hạnh phúc và tính hợp pháp: liệu tuổi thơ có để lại cho bạn cảm giác – sau khi cân …

Một câu hỏi khá đơn giản nhưng đã đánh động vào tận đáy lòng của một người về cảm giác hạnh phúc và tính hợp pháp: liệu tuổi thơ có để lại cho bạn cảm giác – sau khi cân nhắc hết mọi thứ – thực sự ỔN như bạn vẫn thường không? Hay là đâu đó trên chặng đường, bạn cảm tưởng mình cần phải trở nên xuất chúng để xứng đáng với một vị trí trên cõi đời này. Và, tiếp tục đặt ra một câu hỏi liên quan: hiện tại bạn có vì lẽ đó mà hài lòng với địa vị trong cuộc sống của mình không? Hay là, hoặc bạn đã trở thành một người đạt được quá nhiều thứ một cách điên cuồng, hoặc bạn cảm thấy xấu hổ lắp đầy trước cái gọi là trạng thái tầm thường của chính mình?

Khoảng hai mươi phần trăm trong số chúng ta thuộc nhóm không mấy thoải mái, luân phiên từ chối niềm tin rằng bất cứ thứ gì cũng có thể trở nên đầy đủ, hoặc tự nguyền rủa bản thân như “những kẻ thua cuộc” (bằng cách đó chúng ta về bản chất ngụ ý rằng chính mình đã không thể đánh bại được những trở ngại mang tính thống kê ngớ ngẩn). Ở trường, ai trong mỗi chúng ta cũng đều dày công học tập, không phải vì chúng ta cảm thấy thích thú với những môn học mà bởi vì chúng ta cảm thấy bị bắt buộc vì một vài lý do nào đó rất mơ hồ vào thời điểm ấy; chúng ta chỉ biết rằng bản thân phải tiến gần đến vị trí đầu lớp và phải ôn bài vào mỗi tối. Hiện tại có thể bản thân chúng ta không quá phi thường, nhưng dường như ta luôn cảm nhận được áp lực vô hình thúc đẩy bản thân trở nên phi thường.

pink and green flowers on white ceramic teacup

Trong tuổi thơ của mỗi người, câu chuyện có thể đã diễn ra như thế này. Ba mẹ kỳ vọng chúng ta trở nên xuất chúng-bằng trí thông minh, ngoại hình, hoặc sự nổi tiếng – để củng cố lại cảm giác hoang mang về chính bản thân của họ. Đứa con cần phải đạt được điều đó nhưng chính vì thế mà không thể; những lẽ sống và sở thích của chúng bị gạt sang một bên. Bậc làm cha mẹ cứ thế đau khổ trong lặng thầm; không thể đề cao giá trị bản thân, luôn phải đấu tranh với một nỗi phiền muộn vô hình, trút giận lên dòng chảy cuộc đời họ và thậm chí là bị tra tấn về tinh thần hoặc thể xác của chính người vợ hay người chồng của mình. Cứ thế, nhiệm vụ của đứa trẻ, không còn cách nào khác ngoài việc tự nguyện cải thiện tình hình này theo một cách nào đó.

Thật kỳ quặc khi nhìn một thành tựu qua lăng kính như thế này, nhưng lúc này nó không như điều mà báo chí vẫn thường đề cập đến mà thường là một phạm trù của chứng bệnh về tinh thần. Những người xây dựng nên các ngôi nhà chọc trời, viết những quyển sách bán chạy, trình diễn trên sân khấu hoa lệ, hay ký kết hợp tác chưa chắc đã là những người sống tốt trên thực tế. Trong khi những người lập dị có thể chịu được một cuộc sống bình thường mà không có bất kỳ đau khổ nào thì những người được xem là mãn nguyện với sự tầm thường thực ra có thể là những siêu sao đầy cảm xúc, những nhà quý tộc của tinh thần và những vị thủ lĩnh của trái tim. Thế giới có thể chia ra hai dạng người: những giới thượng lưu có thể hóa bình thường và những con người hạ lưu bắt buộc phải trở nên xuất chúng.

Kết quả mang tính khả thi nhất cho trường hợp phía sau chính là trải qua sự suy sụp tinh thần. Đột ngột, sau ngần ấy năm với những thành tự đạt được, họ có thể, nếu may mắn, sẽ không còn bước ra khỏi giường được nữa. Và rồi họ sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm nặng nề. Một dạng lo âu mang tính xã hội chiếm hết thời gian và sức lực dần phát triển bên trong những người này. Họ bắt đầu bỏ ăn. Họ nói lảm nhảm trong vô thức không thể hiểu được. Như thể bằng một cách nào đó họ đã làm xáo trộn vòng xoay cuộc sống hằng ngày và được phép ở nhà để nghỉ ngơi. Sự suy sụp không chỉ đơn thuần là một phần của chứng loạn trí hay cơ chế cảm xúc bị trục trặc, nó có thể thực sự là một sự cố gắng cho sức khỏe, mặc dù không rõ ràng và không dễ chịu chút nào. Đó là sự nỗ lực của một phần tâm trí để ép buộc bên còn lại đi vào quá trình học cách trưởng thành, tự thấu hiểu và tự phát triển bản thân, học làm những việc mà từ trước đến nay tâm trí đã quá nhu nhược để thực hiện. Nếu chúng ta có thể nhìn nhận theo hướng ngược lại, đó có thể là một nỗ lực to lớn để khởi đầu một quá trình trở nên tốt hơn, có thể là khỏe mạnh hơn, xuyên suốt giai đoạn bị suy nhược nặng nề.

two white daisies

Trong một trạng thái dường như quá mệt mỏi, có thể chúng ta đang khéo léo tìm cách phá hủy những thành tựu công việc mà trước đây ta từng cống hiến hết mình nhưng không mang lại niềm vui. Có thể chúng ta đang nỗ lực để hạn chế những cam kết và chi phí cá nhân của mình. Và có thể, chúng ta đang cố gắng để thoát khỏi những điều ngớ ngẩn tàn nhẫn của những kỳ vọng đến từ những người xung quanh.

Xã hội của chúng ta-thường có vấn đề ở cấp độ tập thể chứ không riêng cấp độ cá nhân-rất dễ đoán rằng nó đang thiếu những hình tượng truyền cảm hứng về những mảnh đời giản dị hạnh phúc. Xã hội của chúng ta có xu hướng gán những con người bình thường này như những kẻ thất bại. Chúng ta tưởng tượng rằng một cuộc sống yên tĩnh là thứ gì đó mà chỉ những người thất bại không có lựa chọn nào khác buộc phải tìm đến. Chúng ta không ngừng đồng nhất cái tốt với việc ở vị trí trung tâm, ở trong những đô thị to xa hoa, hay đứng trên sân khấu trước bao ánh nhìn. Ta không còn đắm say hương sắc dịu ngọt của mùa thu hay vẻ yên bình mỗi khi ta vượt qua đỉnh cao hy vọng. Nhưng chắc chắn một điều, không có trung tâm nào cả, hoặc chăng, vị trí trung tâm ấy chính là bản thân mỗi người.

Thi thoảng một người nghệ sĩ sẽ làm những việc như mang vốn hiểu biết bị chi phối bởi những tình cảm tầm thường về nhà. Montaigne (một nhà văn có ảnh hưởng nhất thời kì Phục Hưng Pháp), đã khắc họa lại một chi tiết trong quyển thứ ba của chuỗi Essays được viết vài năm trước khi ông qua đời vào cuối thế kỷ 16: “Xông vào lỗ hổng phòng tuyến, chỉ đạo cả một tòa đại sứ, hay thống trị cả một quốc gia là những việc làm đầy ấn tượng. Khiển trách, cười nhạo, mua, bán, yêu, ghét và chung sống cùng nhau một cách êm đềm với những người thân trong gia đình – và với bản thân bạn – không bị chểnh mảng hay gây ấn tượng sai lầm cho bản thân lại là một điều gì đó đáng chú ý hơn, hiếm gặp hơn và vì thế khó khăn hơn. Bất kể người ta có nói gì thì những cuộc đời như vậy vẫn duy trì sự sống theo cách mà những phần trách nhiệm ít nhất vẫn khó khăn và căng thẳng như trách nhiệm của những cuộc đời khác.”

Vào cuối những năm 1650, một họa sĩ người Hà Lan đã vẽ một bức tranh có tên là The Little Street mà cho đến ngày nay nó vẫn tiếp tục thách thức hệ thống giá trị của chúng ta.

Có lẽ thành công sau tất cả chẳng qua chỉ là một buổi chiều yên ả quây quần ở nhà bên những đứa trẻ trong một con hẻm nhỏ tĩnh lặng. Bạn có thể bắt gặp điểm tương đồng trong một số mẩu chuyện của Chekhov hay Raymond Carver, trong quyển Time Out of Mind của Bob Dylan, trong nghiên cứu của Thomas Jones A Wall in Naples (1782) và trong những bộ phim của Eric Rohmer mà đặc biệt là bộ phim Le Rayon Vert (1982).

Tuy nhiên hầu hết trong những bộ phim, những bài quảng cáo, các ca khúc và cả những bài báo không có xu hướng đi theo lối này. Thay vào đó, họ không ngừng giải thích cho chúng ta sự thu hút của các thứ xung quanh: những dòng xe hơi thể thao, những kỳ nghỉ trên vùng đảo nhiệt đới, danh tiếng, vận mệnh khởi sắc, du lịch trên khoang hạng nhất và nhất là rất bận bịu. Những sự thu hút này đôi lúc thật đến hoàn hảo. Tuy nhiên tác động tích lũy là nó gieo vào đầu chúng ta suy nghĩ rằng cuộc sống của chính mình chắc hẳn vô giá trị đến nhường nào.

Những thứ mà chúng ta đang làm hầu như đều cần rất nhiều kỹ năng, niềm yêu thích và tính thanh cao chẳng hạn như việc nuôi nấng một đứa trẻ trở nên tự lập và cân bằng một cách hợp lý; duy trì một mối quan hệ đủ tốt với đồng nghiệp qua nhiều năm bất kể nhiều khó khăn thế nào; trong việc sắp xếp nhà cửa một cách hợp lý; duy trì những giấc ngủ sớm hơn thường ngày; chấp nhận một công việc lương thấp không mấy thú vị một cách có trách nhiệm và phấn khởi; lắng nghe người khác đúng mực và nói chung là không khuất phục cho những cơn giận điên cuồng và cơn thịnh nộ trước những nghịch lý và thỏa hiệp liên quan đến việc tồn tại.

Đã có một kho tàng để chúng ta trân trọng trong trường hợp của mình khi chúng ta học cách nhìn nhận chúng mà không có định kiến hay thù ghét bản thân. Như thể chúng ta nhận ra rằng một khi mình vượt quá mong đợi của người khác, những thứ xa xỉ thực sự bao gồm sự giản dị, sự tĩnh lặng, tình bạn dựa trên những tổn thương, sự sáng tạo không có khán giả, một tình yêu không có quá nhiều hy vọng hay thất vọng, những bồn tắm nóng hổi và trái cây khô, hạt óc chó và socola đen.

Dịch: Jasmine

Nguồn: https://www.theschooloflife.com/thebookoflife/overcoming-the-need-to-be-exceptional/

——————
Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:
Website: https://acrazymind.vn/
A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/
Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh
A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT
Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro
A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL
A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/
(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan