Yêu Quá Nhiều Có Thực Sự Tốt Như Chúng Ta Từng Nghĩ?

“Tình yêu mãnh liệt và sâu đậm hoàn toàn tốt đẹp, chừng nào chúng ta còn nhớ rằng tình yêu không phải là thứ duy nhất chúng ta cần trong cuộc sống này.” Chuyện đó phụ thuộc vào định nghĩa …

“Tình yêu mãnh liệt và sâu đậm hoàn toàn tốt đẹp, chừng nào chúng ta còn nhớ rằng tình yêu không phải là thứ duy nhất chúng ta cần trong cuộc sống này.”

Chuyện đó phụ thuộc vào định nghĩa tình yêu của bạn là gì

“Tôi yêu em nhiều quá nhiều, nhưng tình yêu của tôi là thế, tôi không thể ngăn cản nổi trái tim mình.” – Dean Martin

Điều tốt đẹp của tình yêu sâu đậm, thứ có liên quan đến quan tâm và hạnh phúc của cá nhân, dường như khó có thể phủ nhận. Thế nhưng, người ta vẫn chỉ trích những kẻ say đắm trong nó. Liệu ai đó có thể nói với anh ta rằng cô ấy yêu quá nhiều?

Chúng ta có thể quá hạnh phúc không?

“Bạn có thể bị tổn thương nếu yêu quá nhiều, nhưng bạn sẽ sống trong khổ ải nếu yêu quá ít.” – Napoleon Hill

Giống như tình yêu, hạnh phúc tốt với chúng ta. Sonja Lyubomirsky và đồng nghiệp (2005) cho thấy trong những lĩnh vực quan trọng gồm sức khoẻ, công việc và tình yêu, người hạnh phúc làm tốt hơn so với những người không cảm thấy vậy. Thế nhưng, quá hạnh phúc cũng có thể gây hại. Shigehiro Oishi và đồng nghiệp (2009) đã phát hiện ra mức hạnh phúc lý tưởng của một người phụ thuộc vào cá nhân và hoàn cảnh. Do đó, người có mức độ hạnh phúc cao nhất cũng là người thành công nhất trong các mối quan hệ gần gũi, thế nhưng những người có mức độ đó thấp hơn một chút lại là những người thành công nhất trong vấn đề thu nhập và giáo dục. Hơn nữa, trong khi muốn nhiều hơn có thể là một động lực quan trọng cho thu nhập và giáo dục, trong các mối quan hệ tình cảm thì việc đó lại có thể gây hại vì nó đẩy chúng ta đến việc tìm kiếm một người tốt hơn.

Yêu sâu đậm có khi nào là quá nhiều?

Trong một cuốn sách mới đây của tôi, The Arc of Love: How Our Romantic Lives Change Over Time, tôi tranh luận rằng tình yêu lãng mạn và sự hạnh phúc có sự đan xen quan trọng. Giống như hạnh phúc, tình yêu thường là tốt với chúng ta – nhưng có những kiểu tình yêu và hoàn cảnh mà trong đó tình yêu lại là quá nhiều cho một điều tốt đẹp. Lấy một dẫn chứng từ nghiên cứu về hạnh phúc ở trên, chúng ta có thể nói rằng yêu sâu đậm tạo thuận lợi cho một cuộc sống tươi đẹp vì nó liên quan đến những sự phát triển cá nhân giúp thúc đẩy khả năng và sức sống mạnh mẽ. Vì yêu sâu đậm là một động cơ cho sức sống của con người, lợi ích của nó cũng lan toả sâu rộng. Cũng như cách chúng ta không đổ lỗi cho tác giả vì viết một cuốn sách quá kỹ càng, khó có khả năng chúng ta sẽ chỉ trích một người trong mộng tình đang yêu thương ai quá nhiều. Khi song hành với hạnh phúc, yêu sâu đậm có thể gây hại khi tình yêu và cuộc sống va chạm, và tình yêu có thể làm giảm mức độ tập trung vào cách mà chúng ta đang sống. Một ví dụ là khi hoàn cảnh sống không cho phép sự phát triển mỗi cá nhân trong hai con người, hay khi tình yêu sâu đậm ngáng đường những hoạt động có giá trị khác. Nếu mức độ sâu đậm của tình yêu khiến chúng ta ngó lơ những hoạt động như vậy, thì có thể nói rằng tình yêu này đang “quá đà.”

Cùng thuộc về lãng mạn nhưng khác với mức độ sâu đậm, sự mãnh liệt là thứ thường đi kèm với những khao khát đam mê cuồng nhiệt (thường là tình dục) và có thể trở nên dư thừa. Như trong lời hát của một bản tình ca có viết, “Khi trái tim bùng cháy, bạn phải nhận ra rằng khói đang bay vào mắt.” Nói cách khác, đam mê cháy bỏng của tình nhân có thể ngăn chính họ khỏi việc nhìn thấy thái độ của người kia dành cho mình là không phù hợp hay mối quan hệ của họ sẽ không dài lâu. Ngược lại, yêu sâu đậm thúc đẩy phát triển cá nhân, và thật khó để tưởng tượng điều đó đến mức nào là thừa. Tuy vậy, miêu tả tình yêu sâu đậm của một người thành những hành động thực chất có thể sẽ phản tác dụng nếu chúng ta không biết được điều gì là tốt cho người ấy hay cho bản thân.

Tình yêu và nghiện ngập

Hành vi yêu sâu đậm và “nghiện yêu/tình dục” là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Stanton Peele và Archie Brodsky, trong cuốn sách kinh điển của họ, Love and Addiction (1988), viết rằng đặc điểm phân biệt thái độ nghiện ngập không phải là sự mãnh liệt của đam mê, mà là tính nông cạn của nó. Người chìm sâu trong tình yêu theo đuổi một phạm vi lớn những hành động nuôi dưỡng cùng với người họ yêu; trong khi nghiện tình dục lại gói chặt thế giới của bạn thành một dải băng nhỏ của những hành vi lặp đi lặp lại. Tính lặp lại và hời hợt tạo nên thương hiệu của một kẻ nghiện tình dục khiến sự phát triển và hưng thịnh của kẻ đó trở nên cực kỳ khó khăn. Còn với yêu sâu đậm, mong ước được ở bên người yêu khác rất rất xa với ám ảnh của mong muốn tạo động lực cho sự nghiện ngập. Điều gì đó tốt đẹp có thể băng qua giới hạn vào vùng quá nhiều khi nó không đóng góp gì cho sự phát triển nói chung của một người, và có khi còn đánh cắp từ nó – thường là bằng cách ngăn cản hành trình theo đuổi những hoạt động kém thú vị, nhưng có ý nghĩa hơn, có chức năng đưa sự hưng thịnh tiến xa hơn nữa. Thế nên, “càng nhiều càng tốt” cũng chỉ đúng đến một mức độ nhất định, và sau đó sẽ đạt tới “quá nhiều để có thể là một thứ tốt đẹp.” Tình dục có thể là một trải nghiệm tuyệt vời, nhưng nghiện nó thì lại tiêu cực và cần phải được chữa trị như bất cứ kiểu nghiện nào khác. Nguyên Đệ nhất Phu nhân Phillipines Imelda Marcos từng có một bộ sưu tập giày hơn 3000 đôi. Hay như Fidel Castro trong phim tài liệu từng được ghi lại là có tới 35000 bạn tình (2 người mỗi ngày, 1 trưa, 1 tối) trong suốt 4 thập kỷ nắm quyền. Cả 2 điều vừa nói đến đều là quá mức tốt đẹp. Điều này đặc biệt chính xác khi đó là những trải nghiệm hay hàng hoá kém chất lượng, và khi việc chất đầy chúng chiếm chỗ của những tài nguyên cần thiết để theo đuổi những hoạt động có ích cho sự phát triển của bản thân. Thế nên, nếu thời gian bên nhau của một đôi đang cản trở sự phát triển cá nhân của mỗi người, đây có thể được coi như là “quá nhiều thời gian bên nhau.”

Tình yêu quá mãnh liệt.

“Trong thế giới của những thái cực, chúng ta chỉ có thể yêu quá ít.” Rich Cannarella

Khi mọi người nói về chuyện yêu quá nhiều, họ thường đang ám chỉ đến mức độ mà chúng trở nên choáng ngợp và khiến người ta mù quáng trước những lỗi lầm của người kia hay hành vi ám ảnh của chính họ. Thật trùng hợp làm sao khi Cupid cũng được minh hoạ là một câu bé bị bịt mắt – cho thấy rằng những kẻ tình nhân, nhất là trẻ tuổi, có thể nhắm mắt làm ngơ trước khuyết điểm hay sự bất hợp của người họ yêu. Những bình luận kiểu “Tôi không dừng được – Tôi quá yêu cô ấy rồi” chỉ ra tình yêu quá đà, trong đó thiếu sự ràng buộc cần thiết để tạo cơ sở cho sự phát triển cá nhân, và, trong những trường hợp cực đoan, có thể dẫn tới sự sở hữu và chi phối.

Tình yêu mãnh liệt và sâu đậm hoàn toàn tốt đẹp, chừng nào chúng ta còn nhớ rằng tình yêu không phải là thứ duy nhất chúng ta cần trong cuộc sống này.

———————————
Dịch: #Zealous

Biên tập: Linh Vũ

Minh họa: Sailor L

Nguồn ảnh: Unsplash

Nguồn bài viết: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/in-the-name-

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan