11 Bước Thể Hiện Cảm Xúc

Nhiều người gặp khó khăn khi thể hiện cảm xúc của mình. Một số người thể hiện quá mức những gì họ cảm thấy, và những người khác thì lại không chia sẻ đầy đủ. Biết cách thể hiện một …

Nhiều người gặp khó khăn khi thể hiện cảm xúc của mình. Một số người thể hiện quá mức những gì họ cảm thấy, và những người khác thì lại không chia sẻ đầy đủ. Biết cách thể hiện một cách chính xác và rõ ràng những cảm xúc của mình sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống cá nhân, xã hội và trong công việc.

Có rất nhiều lý thuyết và kỹ thuật hướng dẫn cách kiềm chế hoặc kiểm soát cảm xúc. Mặc dù đã được chứng minh, nhưng cách tiếp cận này không thật sự hiệu quả. Những cảm xúc và tình cảm là tự nhiên và tự động, và cần được cảm nhận và thể hiện. 

Khoa học đã chứng minh rằng việc né tránh và kìm nén cảm xúc có thể gây ra những hậu quả tiêu cực về mặt tâm lý. Những liệu pháp hiện đại như liệu pháp chấp nhận và thừa nhận, và những phương pháp thực hành chánh niệm, có thể giúp bạn chấp nhận những cảm xúc của mình và biết cách xử lý chúng. Những cảm xúc là một phần của bạn và cần phải được quan tâm chăm sóc.

Helping Kids Understand Feelings - Five for Families

Ví dụ, nếu bạn là một người thường hay có cảm xúc lo lắng, bạn có thể làm một số việc và hành xử theo một cách nhất định để cố gắng tránh cảm xúc lo lắng đó. Điều này có thể là do bạn không chắc chắn cách để truyền đạt và thể hiện nó.

Việc kìm nén cảm xúc có thể dẫn đến những vấn đề về thể chất như tim đập nhanh, đổ nhiều mồ hôi, run rẩy hay khó thở. Khi tình cảm bị kìm nén lại sẽ tạo ra căng thẳng. Sự căng thẳng này có thể tập trung ở các vùng trên cơ thể như cổ, mặt, các vùng cơ, và cột sống.

Mặt khác, nếu bạn dính mắc vào những cảm xúc này mà không bộc lộ chúng, bạn có thể dễ mắc các chứng bệnh liên quan đến căng thẳng thần kinh như các bệnh về động mạch, đau đầu, hay bệnh về dạ dày. Một sự thật không thể chối cãi rằng những cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của chúng ta. Việc biết cách thể hiện những cảm xúc của mình có thể giúp ngăn ngừa những vấn đề về sức khỏe và những tổn thương về mặt tình cảm. 

Hãy học cách thể hiện những cảm xúc của bạn với 11 bước

Với một chút rèn luyện và làm theo những bước đơn giản sau, bạn sẽ có khả năng nhận biết tốt hơn những cảm xúc của mình và thể hiện chúng một cách phù hợp. Dưới đây là ý chính của 11 bước mà bạn có thể bắt đầu áp dụng chúng trong thực tế:

  1. Xác định các cảm xúc và tình cảm: Khi có điều gì đó thay đổi trong cơ thể bạn khi phản ứng lại điều gì đó, cho dù đó là chính những suy nghĩ của bạn hay thuộc về bên ngoài, bạn cũng nên tự hỏi bản thân: Mình đang cảm thấy gì? Mình đang có những biểu hiện gì?  Nguyên nhân là gì? Tại sao điều này lại đang diễn ra?
  2. Học cách nhận biết những cảm xúc của bạn: Một khi bạn đã nhận ra được những cảm xúc, tình cảm của mình, bạn phải phân tích những cảm giác mà nó hình thành trong bạn. Sẽ rất hữu ích khi biết những dấu hiệu và cử chỉ nào phản bội lại bạn. Cố gắng lập danh sách tất cả những cảm xúc đó và nêu chính xác những gì về mặt thể chất có thể xua tan chúng. 
  3. Chú ý tới phản ứng của cơ thể bạn: Những cảm xúc được điều chỉnh bởi hệ thống limbic và hệ thần kinh, và rất khó để kiểm soát khi chúng mới xuất hiện. Hãy dành một chút thời gian và để cho những cảm xúc mà bạn đang cảm nhận thấy lắng đọng để bạn có thể suy nghĩ về chúng một cách rõ ràng, và về cách bạn sẽ phản ứng lại. 
  4. Chú ý nhiều hơn tới cách bạn phản ứng với một tình huống nhất định: Bạn có thể cảm thấy dường như tình huống này là điều khiến bạn lo lắng, nhưng gốc rễ của vấn đề chính là phản ứng về mặt cảm xúc của bạn đối với tình huống đó. Hãy quan sát chính mình và bạn sẽ nhận ra rằng phản ứng của mình giống như khi bạn không thể tìm thấy một giấy tờ quan trọng, hay khi bạn bị phạt vì vi phạm luật giao thông mà bạn không phạm phải. Điều duy nhất bạn có thể thay đổi là phản ứng của mình.
  5. Thể hiện cảm xúc của bạn một cách chính xác và phù hợp: Một khi bạn đã hoàn toàn nắm bắt được các bước nêu ở trên, bạn sẽ có khả năng thể hiện những cảm xúc của mình một cách có kiểm soát hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tìm hiểu thêm một số bước để hiểu điều gì đang diễn ra với mình để bạn có thể thể hiện nó một cách chính xác. 
  6. Kết nối và cảm nhận với chính cơ thể bạn: Khi bạn có những cảm xúc mạnh mẽ này, hãy lưu ý đến phần cơ thể nơi chúng khởi phát. Hãy dán cho chúng màu sắc và trao cho chúng một kết cấu hữu hình. Hãy đặt chúng vào một vị trí cụ thể và cố gắng xây dựng một mối quan hệ khác với chúng. Bạn là thực thể bao gồm cả cơ thể và cảm xúc của bạn; chúng không sở hữu bạn. 
  7. Cố gắng trung thực với những cảm xúc và những việc làm của mình: Trong thực tế, nếu bạn cảm thấy thờ ơ, dửng dưng với ai đó hay điều gì đó, tại sao lại tiếp tục cố gắng tỏ vẻ quan tâm? Hay nếu bạn đang cáu gắt, khó chịu, và giận dữ, tại sao lại tránh né một cuộc đối thoại mà nó có thể giúp bạn hiểu bản thân hơn một chút.
  8. Lựa chọn tình huống tốt nhất mà trong đó bạn có thể thể hiện bản thân: Ví dụ nếu bạn có xung đột với cấp trên của mình và mong muốn có một cuộc trao đổi mang tính xây dựng với anh/cô ta, bạn sẽ không đi đến đâu nếu bạn lựa chọn sai thời điểm để có cuộc trao đổi đó. Vì vậy, hãy xem xét tình hình, những người xung quanh, và cả chính bạn khi quyết định thời điểm nào là tốt nhất.
  9. Sử dụng hình thức giao tiếp tích cực: Giọng điệu dễ nghe, chủ động lắng nghe, giao tiếp bằng mắt, và sử dụng những cụm từ đơn giản như “Tôi cảm thấy căng thẳng” thay vì “việc xảy ra tại nơi làm việc ngày hôm nay khiến tôi rất căng thẳng” sẽ giúp bạn tránh được tình huống mà trong đó bạn cần lùi lại và miêu tả những gì đã xảy ra. Người kia sẽ hoàn toàn hiểu rằng bạn căng thẳng rõ ràng là do công việc. 
  10. Sử dụng cơ thể để giúp bản thân thể hiện những cảm xúc của mình: Trong quá trình giải thích điều làm bạn căng thẳng, hãy đặt tay lên trái tim, lên đầu, hay lên bụng mình. Việc này ngầm nói rằng bạn đang trải nghiệm những cảm xúc không mấy dễ chịu và rằng sẽ tốt hơn cho bạn và môi trường của bạn nếu không tiếp tục trong trạng thái đó.
  11. Hình dung và khoanh vùng những cảm xúc của bạn là việc cần thiết: Bạn chịu trách nhiệm quản lý những cảm xúc và tình cảm của chính mình, mà không kìm nén hay che giấu chúng. Bạn cần thể hiện chúng để có thể giải tỏa và xoa dịu bản thân và tâm trí mình, và để bạn có thể hiểu được chúng. 
What You Notice First Reveals How You See Your Inner Self – Mystical Raven

Cách tự mình xoa dịu những cảm xúc của chính mình

Đôi khi cảm giác không thoải mái không liên quan gì đến một tình huống cụ thể trong thực tế. Bạn có thể cảm thấy buồn bởi vì những điều bạn nhớ đến, hay bạn có thể cảm thấy buồn do thời tiết, hay do bất kỳ suy nghĩ buồn bã nào có thể xuất hiện trong đầu bạn. Trong những tình huống này, bạn có thể áp dụng những bước đã được nêu ở trên: chấp nhận những cảm xúc này như một phần của chính bạn. Hãy cảm nhận sự không thoải mái và chấp nhận rằng bạn là một người đang sống, người nên yêu thương những cảm xúc này.

Chấp nhận bản thân như là một sinh vật có cảm xúc là chìa khóa để có thể biết cảm xúc nào là những cảm xúc mà ta nên giữ, và cảm xúc nào chúng ta nên bày tỏ với người khác.

Cảm xúc là một phần trong sự tiến hóa của con người với tư cách là một giống loài và cũng là thứ xác định và tách biệt con người với những loài động vật còn lại sống trên trái đất. Những cảm xúc là tự nhiên, vì vậy đừng kháng cự chúng hết lần này đến lần khác. Hãy để chúng như vậy, và trong khoảng thời gian đó, cố gắng thư giãn. Hãy tìm thứ gì đó khiến đầu óc bạn bận rộn như nói chuyện với ai đó, viết, hay đi dạo. 

Nếu bạn trải qua những cảm xúc mạnh mẽ như giận dữ, hay thử chơi một môn thể thao có cường độ cao. Điều đó sẽ cho phép bạn xả cơn giận và sự căng thẳng bị dồn nén có thể tích tụ bên trong của mình.

——————

Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

🌱Youtube: http://bit.ly/YT-ACM

🌱Website: https://acrazymind.vn/

🌱A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/

🌱Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh

🌱A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT

🌱Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro

🌱A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL

🌱A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS

Nguồn:  https://exploringyourmind.com/11-steps-express-emotions/

Dịch: Huyền Trang

Biên tập: Tuấn Ngọc

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan