11 cách giúp bạn tự tin để đấu tranh cho bản thân

Bạn thuộc tuýp người dè dặt, nhút nhát và sống nội tâm. Bạn luôn cố gọt giũa bản thân để làm hài lòng tất cả mọi người xung quanh. Bạn biết không, điều đó chỉ khiến bạn dần đánh mất giá trị của chính mình. Đây là cuộc sống của bạn và bạn phải đấu tranh cho bản thân vì nó. Đó chính là cách để bạn khiến người khác tôn trọng mình!

Đối với nhiều người, việc đấu tranh cho bản thân có thể là điều rất khó khăn. Và dường như những người đứng lên phản kháng để bảo vệ quyền lợi của mình chỉ đang thực hiện điều tưởng chừng như không thể. Thế nhưng, cho dù sự nhút nhát, tính cách nội tâm hay chứng rối loạn tâm thần của bản thân bạn có thể đang kìm hãm bạn, bạn vẫn có thể học cách đấu tranh cho nhu cầu của bản thân từng chút, từng chút một.


Dưới đây là 11 phương pháp bạn có thể bắt đầu quá trình học hỏi cách đấu tranh cho bản thân và trở thành một người tự tin.


1. Tìm hiểu lý do tại sao bạn gặp khó khăn trong chuyện đấu tranh cho bản thân


Bạn đã bao giờ cảm thấy khó cất lời hay khó bộc lộ bản thân khi được hỏi hoặc phải đối diện với điều gì đó chưa?


Việc đấu tranh cho bản thân, trở nên quyết đoán, được cho là một hành động theo bản năng như một cách tự bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, theo bác sĩ của phòng khám Tâm lý Chelsey, khi gặp trường hợp ngoại lệ, khi việc trở nên quyết đoán không còn thuộc vào bản năng hoặc thật khó để nắm bắt một vấn đề bắt nguồn từ quá khứ.


Trong bài báo trên trang web, bác sĩ của phòng khám Tâm lý Chelsey đã cho rằng có hai tình huống phổ biến, căn cứ vào sự ảnh hưởng của thời thơ ấu, điều này có thể góp phần khiến bạn không thể đấu tranh cho bản thân khi trưởng thành.


Bác sĩ của phòng khám Tâm lý Chelsey cho rằng, “Có thể bạn đã rơi vào hoàn cảnh có bố mẹ nghiêm khắc và từng bị phản bác ý kiến mỗi khi bạn bộc lộ bản thân theo cách này hay cách khác. Hoặc cũng có thể bạn có bố mẹ quá tin cậy vào bạn và bạn lo sợ làm tổn thương đến cảm xúc của họ.”


Cho dù nguyên nhân của sự thiếu quyết đoán là gì đi chăng nữa, điều quan trọng là phải tìm ra và giải quyết vấn đề đó bởi vì nó có thể khiến bạn rơi vào những mối quan hệ không lành mạnh và độc hại hơn. Cũng như ảnh hưởng một cách tiêu cực lên nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn. 


2. Trở nên quyết đoán


Tuy chỉ đề cập đến việc trở nên quyết đoán, nó còn mang nhiều ý nghĩa hơn việc đấu tranh cho bản thân.


Tuỳ thuộc vào góc nhìn của bạn, ý nghĩa của sự quyết đoán dao động giữa “việc tự tin và không e ngại để nói lên những gì bạn mong muốn hoặc tin tưởng” với “cách hành xử tự tin và đầy thuyết phục.”


Trong khi tự tin là một phần quan trọng trong việc trở nên quyết đoán, các chuyên gia sẽ tranh luận về khía cạnh của “cách hành xử thuyết phục”. Bởi vì cách hành xử thuyết phục là một cụm từ có thể được liên kết một cách dễ dàng với việc phá vỡ những giới hạn bất kể đối phương đang nghĩ gì, cần gì hay cảm nhận gì.


Thực tế, giới chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông và kỹ năng, như trang web Skills You Need (nguồn cung cấp tài liệu trực tuyến về các kỹ năng cần thiết để thành công), nhận định rằng ý nghĩa thực sự của việc quyết đoán là “có thể đứng lên phản kháng để bảo vệ quyền lợi của mình hay những người khác trong tâm thế bình tĩnh và tích cực, mà không gây hấn hoặc nhận ‘sai’ một cách thụ động.”


Theo trang web Skills You Need, điều này là do khi bạn trở nên thụ động, bạn đang đặt nhu cầu của những người khác trên bản thân mình để làm họ hài lòng, nhưng gây tổn hại những nhu cầu, quyền lợi và sự tự tin của bạn. Mặt khác, khi bạn gây hấn, bạn đang thiếu tôn trọng và không quan tâm đến những nhu cầu hay quyền lợi của những người khác.


Cuối cùng chính sự gây hấn và sự thụ động sẽ đẩy mọi người ra xa, còn những người khác sẽ nghĩ xấu về cách bạn cư xử. Cũng như việc tự khiến bạn cảm thấy bản thân tệ hại càng làm trầm trọng thêm vấn đề của việc không thể đấu tranh cho bản thân.


Đây là lý do tại sao, khi tiến dần đến những mối quan hệ, tốt hơn hết là nên quyết đoán. Hãy thành thật khi nói về bản thân đồng thời tôn trọng những tín ngưỡng và quyền lợi của những người khác.


| Nguồn: Елизавета Борзилова | Ảnh: pexels


3. Tìm hiểu về nhu cầu và quyền lợi của bạn


Bạn có biết những nhu cầu và quyền lợi của con người không? Đây là một phần quan trọng của việc trở nên quyết đoán và học cách đấu tranh cho bản thân. Bởi vì nó giúp bạn cho những người khác biết bạn đang nghĩ gì và cần gì.


Theo một bài báo của Tiến sĩ Tâm lý học Leon F. Seltzer đề cập, “hãy để những người khác biết những gì bạn cần và mong muốn - cũng như bạn đang cảm thấy như thế nào - điều đó thể hiện phẩm cách, sự tự tin và tôn trọng.”


“Hơn nữa, nó có thể khiến người khác dễ nắm bắt được tính hợp lý hoặc tính chính đáng trong quan điểm của bạn. Trên thực tế, bạn cần nói: “Xem này, tôi quan trọng đấy. Tôi cần bạn tiếp nhận quan điểm và cảm xúc của tôi. Có thể bạn không nghĩ rằng vị thế của tôi tốt bằng bạn - nhưng tôi vẫn nghĩ rằng nó xứng đáng được tiếp nhận một cách nghiêm túc”, tiến sĩ tiếp tục chia sẻ.


Nó giúp mọi người biết được rằng quyền lợi cá nhân của mỗi người, kể cả bạn, quan trọng đến mức chúng trở thành một phần của quy luật tự nhiên và luật pháp phổ thông.


4. Bắt đầu từ việc nhỏ nhặt và tránh những cuộc tranh cãi không đáng


Khi bạn muốn bắt đầu trở nên quyết đoán và tự tin hơn, tốt hơn là nên bắt đầu từ việc nhỏ nhặt. Ngay bây giờ, nếu bạn thuộc kiểu người không thể nhấc điện thoại lên, gọi hoặc nhận một cuộc điện thoại, thì đừng làm. Thay vào đó, hãy bắt đầu với điều gì đó dễ dàng hơn cho bạn.


Chẳng hạn như, nếu bạn được mời đi xem phim vào ban đêm nhưng bạn lại cho mọi người biết bạn thực sự không muốn xem bộ phim đó. Đây là một phiên bản thu nhỏ của việc đấu tranh cho bản thân.


Sau đó, bạn có thể bắt đầu giải quyết những việc lớn như trò chuyện với mọi người hoặc thậm chí tự nói với bản thân về những cách hành xử hoặc hình mẫu nhất định không giúp ích cho mối quan hệ của bạn. Tuy nhiên, trước khi đạt đến trình độ đấy, tốt hơn là nên bắt đầu từ việc nhỏ nhặt.


5. Hãy ích kỷ


Xã hội đầy rẫy mối đe dọa đang trở nên ích kỷ vì những hệ quả tiêu cực mà nó có thể gây ra nếu như đi quá xa. Thế nhưng, ích kỷ một lần và quan tâm đến bản thân không tệ chút nào. Trên thực tế, thỉnh thoảng chú tâm vào bản thân có thể giúp bạn tiếp thêm năng lượng và sẽ hạnh phúc hơn về lâu về dài.


Hãy nhớ rằng khi bạn đang giúp đỡ, tương tác hoặc làm hài lòng người khác, bạn đang vận dụng rất nhiều tiềm lực của riêng mình. Nếu bạn dần kiệt sức thì sẽ chẳng còn lại gì cho bạn hoặc cho họ cả. Thậm chí còn có thể sinh bệnh.


6. Hãy tập nói Không


Bạn có cảm thấy mỗi khi bạn nói rằng bạn không thích điều gì đó hoặc gợi ý điều gì khác là bạn đang từ chối ai đó không? Làm vậy là một kiểu từ chối nhưng điều đó không có nghĩa là người khác sẽ tự khắc bị tổn thương khi bạn nói không.


Trong khi “Không” là một câu đầy đủ và bạn không nợ bất kỳ lời giải thích nào. Một phần của sự quyết đoán là truyền đạt cho đối phương quan điểm và nhu cầu của bạn. Vì vậy, hãy bắt đầu luyện tập việc đưa ra một lời giải thích hoặc lập luận nho nhỏ bất cứ khi nào bạn cần từ chối. Không quá nhiều, cũng không quá ít nhưng đủ để đối phương hiểu được cảm xúc của bạn.


7. Tạo lập ranh giới


Bạn luôn cảm thấy khó khăn khi từ chối hoặc có những người vì lý do nào đó có xu hướng xâm nhập vào thế giới của bạn?


Để biết mình cần dựng lên kiểu ranh giới gì, bạn cần phải hiểu rõ bản thân cũng như quan sát cách hành xử của người khác. Hãy tự hỏi bản thân, bạn muốn hoặc thích điều gì trong một tình huống cụ thể. Hãy viết ra, cũng như những gì bạn thấy không thích, những gì bạn cảm thấy bị tổn thương hoặc thiếu tôn trọng và bắt đầu truyền đạt cho những người khác điều đó.


Ví dụ như, nếu ai đó bạn vừa quen trên mạng yêu cầu bạn gửi hình ảnh hoặc số điện thoại và bạn không thoải mái với điều đó, bạn có thể nói đại khái như “Tôi vẫn chưa thoải mái để gửi đi những thông tin đó. Nhưng có lẽ tôi sẽ thoải mái hơn một khi chúng ta biết rõ về nhau hơn”.


8. Hãy kiên định


Đối với những ai cảm thấy khó khăn trong việc bộc lộ bản thân, sự kiên định là chìa khóa để tạo ra những thói quen mới và quen dần với việc đấu tranh cho bản thân.


Để trở nên kiên định, đầu tiên bạn cần quyết định xem bạn sẽ kiên định trong việc đấu tranh cho bản thân như thế nào. Có thể nói với những người thân yêu của bạn rằng bạn muốn ở một mình mỗi khi bạn phải ôn thi hoặc bạn quyết định bạn sẽ không hẹn với người nào nữa.


Sau khi bạn đã suy nghĩ về nó và lên kế hoạch của mình, bạn phải kiên trì thực hiện nó. Mặc dù việc bám sát kế hoạch để thay đổi thói quen và cách hành xử là điều khó khăn nhưng không gì là không thể. Theo tạp chí Psychology Today, thời gian để một người thay đổi thói quen tùy thuộc vào từng người và có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.


Vì vậy, hãy cố gắng bám sát kế hoạch của bạn nhiều nhất có thể. Luôn nhớ rằng bạn có thể thất bại và thực hiện lại nhiều lần cho đến cuối cùng khi nó gắn kết. Đừng đánh mất nhuệ khí và cứ tiếp tục đi, bạn xứng đáng với điều này.


9. Nhận ra giá trị của bản thân


Bạn có đang đấu tranh với cảm giác mình không xứng đáng không? Khi bạn bắt đầu hiểu được nguyên nhân sâu xa khiến bạn không thể đấu tranh cho bản thân và nhu cầu của chính mình, bạn bắt đầu hiểu rõ hơn về bản thân và nhận ra giá trị của chính mình.


| Nguồn: Nida | Ảnh: pexels


Không chỉ vậy, bạn có thể bắt đầu cải thiện ở những khía cạnh mà bạn cảm thấy cần tiến bộ hơn. Và không chỉ cảm thấy hài lòng mà còn củng cố sự tự tin của bạn vào bản thân, từ đó sẽ luân phiên giúp bạn đấu tranh cho bản thân, chăm sóc bản thân tốt hơn và tạo lập ranh giới.


10. Bắt đầu sử dụng đại từ “Tôi” mỗi khi bạn trò chuyện


Đối với nhiều người, việc sử dụng đại từ “Tôi” khi chúng ta nói chuyện hoặc yêu cầu điều gì đó là không thoải mái vì nó khiến chúng ta dễ bị tổn thương. Nhưng chính tính dễ bị tổn thương và sự nhân đạo này lại khiến đối phương có thiện cảm và kết nối với bạn khi bạn đang biểu lộ hay đấu tranh cho bản thân.


11. "Bình thường hoá" việc không đồng tình


Bạn có nhận thấy những bất đồng ý kiến đáng sợ không? Vậy thì, bạn không đơn độc. Khi chúng ta nghĩ về những sự bất đồng ý kiến, chúng ta hình dung ra những cuộc tranh cãi dữ dội khiến cả hai bên đều bị tổn thương hoặc khiến chúng ta tức giận và chẳng đi đến đâu. Thế nhưng, những sự bất đồng ý kiến không nhất thiết phải như vậy.


Không phải lúc nào chúng ta cũng thống nhất ý kiến với nhau và điều đó không sao cả. Tất cả chúng ta đều có những xuất phát điểm khác nhau, những trải nghiệm khác biệt với những người khác và không phải lúc nào chúng ta cũng hiểu rõ nhau, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể tôn trọng lẫn nhau.


Hãy nhớ rằng việc trở nên quyết đoán có nghĩa là bạn sẽ nghĩ đến cả quyền lợi của mình lẫn quyền lợi của người khác trong khi truyền đạt những nhu cầu của bạn theo cách tôn trọng. Nếu cả hai bên đều có thể làm được điều đó, sẽ chẳng có đoạn kết buồn nào cho những bất đồng của bạn. Chỉ có sự đồng tình với bất đồng mà thôi.


Lúc này, nếu đối phương không cư xử theo cách tôn trọng thì lời khuyên là hãy tạm xa nhau một thời gian, nghỉ ngơi một chút rồi sau đó ngồi lại nói chuyện khi cả hai đã bình tĩnh. Bằng cách này, bạn sẽ ngăn chặn những việc ngày càng làm tổn thương nhau và cả hai đều có thể suy nghĩ sự việc thấu đáo.


------------


Dịch bởi: Uyen Nguyen 

Biên tập: Roam

Ảnh: pexels

[Online] Available at: 

<https://psych2go.net/11-ways-to-stand-up-for-yourself/> [October 2, 2021]

BẢN THẢO
Bài viết liên quan