12 Cách Để Biết Bạn Có Phải Người Được Yêu Quý

Một nghiên cứu mới đây về sự khích lệ đã chỉ ra 12 cách để tìm hiểu xem mọi người yêu quý bạn đến mức độ nào. Mọi người thường yêu thích những người đem lại cảm giác thoải mái. …

Một nghiên cứu mới đây về sự khích lệ đã chỉ ra 12 cách để tìm hiểu xem mọi người yêu quý bạn đến mức độ nào.

Mọi người thường yêu thích những người đem lại cảm giác thoải mái. Như khi bạn ở cạnh một ai đó đem lại sự thoải mái, vui vẻ và tôn trọng, bạn tự nhiên sẽ cảm thấy muốn nói chuyện nhiều hơn với người đó. Mặt khác, khi bạn ở cạnh người lúc nào cũng chỉ trích, phô ra những điểm yếu của bạn, bạn sẽ cố gắng tránh xa họ miễn là mối quan hệ đó bạn không cần phải duy trì. Có lẽ bạn quen một ai đó thường xuyên xuất hiện tại các buổi tiệc dành cho bạn bè chung: mỗi khi bạn định nói chuyện một cách vui vẻ với người đó, cô ấy lại gần như không có thiện chí. Bạn vừa xem xong một bộ phim yêu thích và bắt đầu kể về nó thì cô ấy lại tỏ ra mình là người có học thức hơn bạn, nói rằng sẽ không bao giờ tốn thời gian hay tiền bạc vào những thứ vớ vẩn như thế. Bạn đã cố gắng thân thiện nhưng … Và bạn thề rằng lần sau sẽ toàn toàn tránh xa những người như vậy.

Đâu là lý do cho việc mọi người luôn có thái độ coi thường, khiến cho mọi sự giao tiếp đều làm bạn cảm thấy xấu hổ? Theo nghiên cứu mới nhất về “sự khích lệ” của Y. Joel Young thuộc đại học Indiana Bloomington’s và các cộng sự (2019), “khích lệ là sự hỗ trợ xã hội hay được con người thể hiện nhất” (trang 362). Tuy nhiên, khích lệ không chỉ đơn giản là hỗ trợ xã hội. Những cá nhân với tinh thần khích lệ cao có thể truyền đạt những thông điệp tích cực cho cộng đồng, thường là thông qua ngôn từ, để giúp mọi người vượt qua khó khăn thử thách hay nhận ra khả năng bản thân. Thay vì giúp ai đó thoát ra khỏi mớ bòng bong như những cách hỗ trợ khác, sự khích lệ được biểu đạt thông qua lời nói. Hơn nữa, để có thể khích lệ được mọi người, bạn thực sự câu từ hóa được những suy nghĩ tốt đẹp. Nói cách khác, nghĩ tốt về người khác là chưa đủ mà bạn phải cho họ thấy được mình đang nghĩ gì.

Bạn có thể thể hiện sự khích lệ trong nhiều hoàn cảnh, từ mối quan hệ yêu đương đến giảng dạy. Tại nơi công sở, bạn có thế động viên, hỗ trợ đồng nghiệp của mình với những thông điệp ủng hộ tích cực.  Quay trở lại mối quan hệ với người luôn chỉ trích bạn, bằng cách hạ thấp bạn dựa trên quan điểm của riêng mình, cô ta nói rằng bạn thiếu suy xét và có thể cả giáo dục nữa. Mặc dù bạn có thể tránh xa cô ta trong tương lai, nhưng nó lại không dễ nếu đó là sếp, người thân hay người yêu của bạn.

Rất dễ để nhận biết được ai đang khích lệ bạn hay không, và dựa trên cách đánh giá riêng, bạn cũng sẽ biết được ai yêu quý bạn hơn. Ngược lại, với cách người khác nhìn nhận bạn, liệu bạn có thể chắc chắn rằng bạn đã được lòng người khác với sự tích cực của bản thân? Các nhà nghiên cứu của đại học Indiana rất quan tâm đến việc phát triển một biện pháp khích lệ nhằm tăng cường khả năng cho các nhà tâm lý học trong lĩnh vực tư vấn để đạt được các giá trị cốt lõi trong “chú ý tới điểm mạnh của con người”. Hơn nữa, trong trị liệu tâm lý, khích lệ cho phép các chuyên gia tâm lý sức khỏe “gieo mầm hi vọng với người bệnh”. Trong cuộc sống thường ngày, sự khích lê còn cho phép bạn giúp người khác có một “cuộc sống vui vẻ”(trang 363). Và các tác giả nhấn nhấn mạnh, bằng cách khích lệ người khác, bạn cũng được hưởng lợi. Việc mọi người yêu quý bạn cũng là một trong những lợi ích của việc khích lệ bởi vì nó thiết lập một chu kì tích cực riêng của nó.

Vì thế, sở hữu khả năng khích lệ tốt có thể giúp ích cho cả bạn lẫn người khác. Tuy nhiên, sự khích lệ có thể bị nhầm với các kỹ năng mềm khác. Có rất nhiều cách để được mọi người yêu quý nhưng nếu bạn là một người truyền động lực thực sự thì bạn phải là người có tính cách lạc quan và thật sự đồng cảm. Rất có khả năng bạn cũng là một người tốt, tức là, trên phương diện tính cách, đi kèm với sự thoải mái và hướng ngoại. Ngoài ra, từ góc nhìn của sự gắn kết, bạn cũng sẽ có một nền tảng vững chắc và bảo đảm hơn với tính cách của mình. Và cuối cùng, các mối liên kết trong quan hệ của bạn cũng sẽ vững bền hơn, theo Wong và những người khác, vì mọi người sẽ yêu quý và luôn muốn ở bên bạn. Tất cả những điều này đều chỉ ra rằng việc xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi liên tục nhận được sự ủng hộ.

Quay trở lại với 12 tính cách của những người giỏi khích lệ người khác, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Indiana đã giới hạn lại thành 12 tính cách dựa trên điểm kiểm tra của người trưởng thành và các sinh viên đại học từ độ tuổi, chủng tộc và môi trường giáo dục khác nhau. 12 điều dưới đây xuất hiện trong giai đoạn phát triển bài kiểm tra cũng là thứ tạo nên “Thang Đo Sức Mạnh Của Tính Khích Lệ” (ECCS). Để thử xem mình đạt được bao điểm theo thang này, hãy trả lời dựa trên “bản thân hàng ngày” chứ không phải theo những gì xảy ra trong hiện tại. Hãy cho điểm dựa theo thang 6, từ mức hoàn toàn phản đối (1) đến hoàn toàn tán thành (6)

  1. Có người từng nói với tôi rằng lời cổ vũ của tôi đã cho họ động lực trong lúc họ gặp khó khăn.
  2. Tôi từng được nói rằng mình có những lời nói đúng đắn cho ai đó đang cảm thấy suy sụp.
  3. Tôi biết cách sử dụng ngôn từ để trấn an nỗi sợ sâu thẳm nhất của ai đó.
  4. Ai đó đã từng nói với tôi rằng sự khích lệ của tôi đã khiến họ có động lực để cân nhắc một cơ hội mới.
  5. Tôi từng được nói rằng tôi biết cách dùng lời nói để khiến người khác tin rằng họ có thể đạt tới đỉnh cao.
  6. Những lời tích cực của tôi đã cho ai đó can đảm để theo đuổi những cơ hội mới mà họ không dám nghĩ tới trước đây.
  7. Tôi thích nói, thích viết về những điều tích cực để gợi lên sự kiên trì của người khác khi họ đối mặt với khó khăn
  8. Tôi thấy thật ý nghĩa khi chia sẻ những câu từ đầy cảm hứng với những người thiếu tự tin.
  9. Tôi muốn chia sẻ những lời động viên với những người đang cảm thấy chán nản, thất vọng
  10. Tôi cảm thấy phấn khích khi có thể truyền cảm hứng giúp cho ai đó sử dụng được tất cả khả năng của họ.
  11. Tôi thỏa mãn khi thấy điều gì đó mà tôi viết hay nói với người khác cho họ động lực để theo đuổi giấc mơ.
  12. Khi thấy người khác làm tốt điều gì đó, tôi thích động viên họ giữ vững phong độ.

Điểm của bạn thường dao động từ 12 đến 72. Bạn cũng có thể chia thành 2 nhóm danh mục nhỏ về khả năng nhận thức (mục 1-6) và sự thích thú (mục 7-12). Điểm trung bình ECCS trên mỗi một mục nhỏ của sinh viên đại học là 4.73, còn lại thì thường giao động trong khoảng 3.95 đến 5.51. Nếu điểm của bạn nằm trong khoảng đó thì bạn nằm trong số trung bình những người có khả năng khích lệ người khác và được mọi người yêu quý. Ngoài ra, như một kiểm tra tính đúng sai của ECCS cho thấy, những người thể hiện mạnh phẩm chất này này cũng thường dễ tính, hướng ngoại, đồng cảm, tốt bụng, lạc quan, kết nối xã hội và đặc biệt là sống tốt theo chủ quan. Các phân tích sâu hơn phát hiện ra các đặc điểm tích cực của ECCS cũng giống như phẩm chất của các nhà trị liệu tâm lý. Một điều quan trọng khác là các nhà nghiên cứu cũng xác nhận kết quả tự báo cáo của ECCS tướng ứng với đánh giá của những người tham gia vào quá trình nghiên cứu mẫu thử nghiệm. Khi giải thích những phát hiện của họ, Wong và những người khác lưu ý rằng khuyến khích có tác động tích cực đối với hạnh phúc, như họ đã dự đoán, dường như bằng cách “giảm thiểu sự tập trung quá mức vào bản thân đồng thời lại nuôi dưỡng sự ưu việt của cá thể” (trang 372).

Việc các tác giả định nghĩa sự khích lệ là một đặc trưng sức mạnh dường như cho rằng, nếu bạn là người không tạo khích lệ thì bạn có rất ít sự thanh thản. Tuy nhiên, một khi bạn đã xác định được vị trí của mình trên thang đo này, thì là bạn có thể thực sự làm việc để cải thiện khả năng khích lệ, và cả sự yêu mến nữa. Hãy xem lại những từ bạn sử dụng khi ai đó kể với bạn về những khó khăn mà họ đang phải đối mặt. Hãy đánh giá trung thực về những lần bạn đã cười nhạo trên sự đau khổ của người khác. Nó thực sự có đáng không? Nó có tác dụng gì trong việc nâng cao lòng tự tôn của bạn không?

Tóm lại, theo nghiên cứu này cho thấy, một cuộc sống trọn vẹn dường như phụ thuộc rất nhiều vào việc không cố gắng để vượt qua những thành tựu của người khác, mà là khích lệ họ vượt qua thử thách. Bằng cách trở thành một người hay khích lệ hơn, bạn sẽ không chỉ được yêu quý hơn mà bạn còn cảm thấy trân trọng bản thân mình hơn.

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

Nguồn: 12 Ways to Find Out If You’re the Kind of Person Others Like

Biên tập: #Zealous

Ảnh: Bảo Trân

Dịch: Hà

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan