12 Loại Cảm Xúc Bạn Cảm Nhận Được Nhưng Không Thể Lý Giải

Con người có khả năng kỳ diệu để cảm nhận những cảm xúc sâu sắc và phức tạp đến nỗi đôi khi chúng ta khó có thể bộc lộ chúng bằng ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác.

Con người có khả năng kỳ diệu để cảm nhận những cảm xúc sâu sắc và phức tạp đến nỗi đôi khi chúng ta khó có thể bộc lộ chúng bằng ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp khác. Nó có thể khiến bạn khó chịu khi bạn cảm nhận được điều gì đó mình không thể hiểu và giải thích một cách rõ ràng, nhưng sự thật là, có những cảm xúc nhất định mà đơn giản là chúng quá sâu xa và phức tạp để chúng ta có thể diễn tả thành lời.Đây là lý do mà tác giả John Koenig đã chấp bút và tập hợp lại thành cuốn “Từ điển những nỗi buồn không tên”, một bản tóm tắt của tất cả những cảm xúc phức tạp và mơ hồ nhất mà có thể ngay cả bạn cũng không nhận ra mình đang trải qua. Liệt kê dưới đây là 12 loại cảm xúc phổ biến nhất bạn cảm nhận được nhưng không thể lý giải:

1. Sonder

Sonder được định nghĩa là cảm giác khi bạn bất chợt nhận ra mình không biết rõ một người . Đó là khi bạn bắt đầu hiểu ra rằng mọi người xung quanh bạn đều có câu chuyện riêng của họ mà có lẽ bạn không bao giờ biết được. Bạn nhận ra rằng mình chỉ có thể thấy được ở một người những gì mà họ cho bạn thấy.


2. Hanker Sore

Đây là một loại cảm xúc mà hầu hết chúng ta sẽ không thừa nhận, nhưng hanker sore nói về việc nhận thấy một người hấp dẫn đến nỗi khiến bạn cảm thấy tức giận với họ.. Nó khác với sự ghen ghét, đố kỵ theo nghĩa cảm xúc này khó nhận ra và thiên về tiềm thức hơn. Khi bạn cảm thấy hanker sore, bạn không có cảm giác chống đối rõ ràng hay ganh tị đối với người đó, nhưng sâu thẳm bên trong, bạn không thể không cảm thấy khó chịu với những phẩm chất di truyền tốt đẹp(genetic lottery) mà họ may mắn có được. *genetic lottery (nghĩa bóng): phẩm chất di truyền tốt đẹp như trí thông minh vượt trội, vẻ ngoài xinh đẹp,… .

3. Lachesism

Đã bao giờ bạn đột nhiên có mong muốn rằng thứ gì đó xấu xảy ra với chính mình không vì lý do gì cả chưa? Nếu có, thì cảm giác đó gọi là lachesism. Nó chính là sự thôi thúc thầm kín, sâu thẳm của hầu hết chúng ta, mong muốn bi kịch ập đến với mình và vượt qua nó. Nó xuất phát từ việc mỗi cá nhân bẩm sinh đều có một khát khao được thách thức và phát triển, điều này cũng thúc đẩy chúng ta thử thách giới hạn của lòng can đảm và sự kiên cường.


4. Ellipsism

Ellipsism là một loại cảm giác mà mọi người thường nhầm lẫn với sự hiếu kỳ hay tò mò, thực chất, nó là cảm giác khao khát được hiểu biết về thế giới và những chuyện sẽ xảy ra trong tương lai. Đây là cảm giác mà có lẽ hầu hết các nhà khoa học, học giả, nghệ sĩ và nhà phát minh thường trải qua, vì nhiều người trong số họ cảm thấy buồn bã khi nhận ra sự thật là mình sẽ không bao giờ biết được rồi lịch sử sẽ thay đổi ra sao, họ sẽ được nhớ đến như thế nào, và những di sản nào mà họ để lại.

5. Mauerbauertraurigkeit

Mauerbauertraurigkeit được định nghĩa là cảm giác bất chợt muốn đẩy mọi người ra xa và thu mình lại trong vỏ bọc vô hình. Nó thường diễn ra khi chúng ta có những suy nghĩ bất an với chính bản thân rằng mình không đủ tốt và cảm thấy lo sợ nếu người khác thấy được bản chất con người thật của mình, họ sẽ chối bỏ chúng ta.

6. Gnossienne

Gnossienne là cảm giác khi bạn nhận ra mình không thật sự hiểu một người như bản thân vẫn tưởng. Gnossienne bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, ‘gnosis” (nghĩa là “sự hiểu biết”). Gnossienne tương đối liên quan với từ Sonder, số 1. Nó miêu tả cảm giác khi mà bạn nhận ra ngay cả người mà bạn đã quen trong nhiều năm cũng có cuộc sống nội tâm phức tạp mà không ai biết được, và bạn biết rất ít về nó. Đó là lúc bạn nhận thức được rằng ngay cả người nhà và những người bạn thân thiết nhất đều có một phần bản thân mà họ che giấu và giữ cho riêng mình, một thế giới nội tâm riêng tư thầm kín mà chỉ có họ mới biết. Edit: Gnossienne khác với Sonder (mục số 1) ở chỗ, cảm giác Sonder là cảm giác bạn không hiểu một người bất kỳ (có thể xa lạ hoặc thân thiết). Nó giống bạn đưa ra kết luận từ trường hợp mà bản thân biết. Còn Gnossienne là với người thân thiết, có nghĩa là bạn nhận ra nhờ quan sát họ. Theo: https://thoughtcatalog.com/brianna-wiest/2016/02/40-words-for-emotions-youve-felt-but-couldnt-explain/3/

7. Liberosis

Bạn đã bao giờ ước mình có thể ngừng lo lắng, quan tâm quá nhiều thứ và để đầu óc thư giãn hơn chưa? Nếu có, vậy là bạn đã từng trải qua liberosis. Liberosis là cảm giác lo lắng rằng bản thân đang không sống một cách trọn vẹn nhất, và cảm giác này xuất phát từ mong muốn mình trở nên vô tư và thảnh thơi hơn.


8. Monachopsis

Monachopsis là cảm giác bơ vơ, lạc lõng, không hòa hợp với mọi thứ vì lý do nào đó. Nó có thể diễn ra ngay cả khi bạn ở nơi quen thuộc hoặc ở cùng gia đình và bạn bè của mình. Bạn chẳng hiểu tại sao, nhưng lại không thể buông bỏ cái cảm giác bản thân mình không thuộc về nơi này hoặc bạn không hòa hợp được với bất kỳ ai khác. Đó là monachopsis.

9. Onism

Onism là sự nhận thức được bản thân mình hiểu về thế giới này ít như thế nào. Những con người thích đi đây đó khám phá, đắm mình trong những chuyến phiêu lưu, đôi lúc cảm thấy buồn bã khi nhận ra rằng còn rất nhiều địa điểm đẹp mà mình có lẽ chẳng bao giờ biết đến. Onism đại diện cho những mong muốn và mục tiêu chưa đạt được mà chúng ta e rằng mình có thể sẽ không bao giờ đạt được trước khi chết.


10. Nighthawk

Đây là từ dùng để miêu tả cảm giác khi bạn không thể ngủ vì lý do nào đó. Những nhà tâm lý học tin rằng nighthawks – những ý nghĩ lặp đi lặp lại hằng đêm, không buông tha cho giấc ngủ của bạn – có lẽ là vì một việc gì đó còn dang dở mà bạn cần giải quyết nhưng bản thân vẫn chưa nhận ra.

11. Catoptric Tristesse

Tương tự như sonder và gnossienne, catoptric tristesse là một loại nỗi buồn đặc trưng xuất phát từ việc nhận ra rằng bạn không bao giờ có thể biết được người khác thật sự nghĩ gì về mình. Mong muốn được người khác chấp thuận và thừa nhận là điều khiến tất cả chúng ta bận tâm, đây cũng có thể là lý do tại sao thỉnh thoảng chúng ta trải qua catoptric tristesse.

12. Jouska

Jouska được định nghĩa là cảm giác muốn có một cuộc trò chuyện với người nào đó diễn ra trong đầu bạn. Nghe thì có vẻ lạ đấy, nhưng đó là việc mà hầu hết mọi người đều đã từng trải qua vô số lần trong đời. Bạn đã bao giờ muốn thổ lộ một điều gì đó nhưng lại không có can đảm để nói? Hay bạn muốn cho ai biết về một việc gì đó nhưng lại không có cơ hội nói ra? Đó là jouska, và nó là một cảm giác khi bạn muốn giải thoát bản thân khỏi thứ gì đó chưa từng được giải quyết trước đây trong đời. 

——————————————–  


Dịch: Ngọc Linh 

Biên tập: Tuấn Ngọc

Minh họa: (Ảnh tham khảo trên internet)

Ảnh bìa: @Copyright Psych2Go – Bài viết “12 Emotions You Might Feel But Can’t Explain”

Nguồn: https://psych2go.net/12-emotions-you-might-feel-but-cant-explain/

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan