15 Đặc Điểm Của Người Hướng Nội Mắc Chứng Lo Âu Chức Năng Cao

Lo âu là thanh âm vọng ra từ tâm trí báo rằng điều gì đó tồi tệ sắp xảy ra. Nó sẽ khiến bạn mất ngủ suốt đêm chỉ để nghĩ về những gì khiến bạn xấu hổ …. 5 …

Lo âu là thanh âm vọng ra từ tâm trí báo rằng điều gì đó tồi tệ sắp xảy ra. Nó sẽ khiến bạn mất ngủ suốt đêm chỉ để nghĩ về những gì khiến bạn xấu hổ …. 5 năm trước

Không phải tất cả những người hướng nội đều có loại lo lắng này, mà những người hướng trung cũng có thể có. Cụ thể, sự hướng nội và lo lắng không hề giống nhau. Hướng nội được định nghĩa như một xu hướng thích những môi trường yên tĩnh, ít sự náo nhiệt trong khi sự lo âu là một từ chung dùng để chỉ sự rối loạn gây ra sự sợ hãi, lo lắng và bồn chồn.

Tuy nhiên, đối với nhiều người hướng nội, lo lắng là một phần thường xuyên trong cuộc sống của họ. Và thực sự, theo Tiến sĩ Laurie Helgoe người hướng nội thường dễ lo lắng hơn là những người hướng ngoại.

Lo lắng chức năng cao là gì?

Đôi khi sự lo lắng biểu hiện rất rõ ràng( ví dụ như bị hoảng loạn và đổ mồ hôi tay), nhưng không phải trường hợp nào cũng như vậy. Nhiều người sống với một dạng lo âu bí mật được gọi là “high – fuctioning anxiety” ( tạm dịch là lo lắng chức năng cao). Bề ngoài, có vẻ như họ vẫn kiểm soát tốt tất cả mọi thứ. Họ thậm chí có thể sống một cuộc sống rất thành công. Họ thậm chí có thể sống một cuộc sống rất thành công. Không ai có thể nhận ra rằng họ phải chịu đựng những nỗi sợ đó. Đôi khi, thậm chí người trong cuộc cũng không nhận ra điều đó.

Bạn có bị lo lắng chức năng cao? Mặc dù không phải là một chẩn đoán chính thức, “high-functioning anxiety” là điều mà vô số người sở hữu. Nó liên quan chặt chẽ đến chứng rối loạn lo âu tổng quát, ảnh hưởng đến 6,8 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ, phụ nữ có khả năng trải nghiệm gấp đôi so với nam giới.

Dưới đây là mười lăm triệu chứng phổ biến của lo lắng thái quá.

1. Bạn luôn luôn chuẩn bị mọi thứ một cách thái quá

Tâm trí của bạn thường tưởng tưởng ra kết cục tồi tệ nhất trong mọi trường hợp. Kết quả là, bạn thấy mình đã chuẩn bị một cách thái quá. Ví dụ, bạn mang theo đồ lót và đồ trang điểm cả trong hành lý ký gửi và hành lý xách tay của bạn, chỉ vì sợ hãng hàng không sẽ làm mất hành lí. Mọi người coi bạn là người đáng tin cậy – và thường thì sự chuẩn bị của bạn rất hữu ích – nhưng rất ít người biết rằng sự sẵn sàng đó đến từ nỗi âu lo. 

2. Bạn dễ mất bình tĩnh ở bên trong, nhưng lại tỏ ra cứng rắn ở bên ngoài.

Điều thú vị là, nhiều người mắc chứng lo âu chức năng cao đã để lộ ra rằng họ lo lắng nhường nào, đó là một lý do khác khiến chứng lo âu này tồn tại như bí mật. Bạn có thể đã học cách phân loại cảm xúc của bạn.

3. Về cơ bản, bạn nhìn thế giới theo một cách khác.

Nỗi lo lắng của bạn không chỉ là trong suy nghĩ. Các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Weizmann ở Israel nhận ra rằng những người lo lắng nhìn thế giới khác với những người không lo lắng. Trong nghiên cứu này, những người lo lắng ít có khả năng phân biệt giữa một kích thích an toàn vàmột kích thích nguy hiểm. Nói cách khác, những người lo lắng trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc – ngay cả với những điều vô hại.

4. Bạn liên tục cảm thấy cần phải làm một cái gì đó.

Đó có thể là một vấn đề thực sự nếu bạn là một người hướng nội, người cần nhiều thời gian thư giãn để nạp năng lượng. Điều này không nhất thiết có nghĩa là bạn phải tham dự rất nhiều sự kiện xã hội; thay vào đó, bạn có thể cảm thấy bắt buộc phải luôn hoàn thành công việc hoặc luôn đứng đầu mọi thứ.Giữ cho bản thân luôn bận rộng là cách bạn tránh khỏi lo lắng và có được khả năng kiểm soát.

5. Trông bề ngoài có thể bạn rất thành công.

Định hướng thành tích, có tổ chức, định hướng chi tiết và chủ động trong việc lập kế hoạch trước cho tất cả các khả năng, bạn có thể là bức tranh của sự thành công. Vấn đề là, nó không bao giờ đủ. Bạn luôn cảm thấy như bạn nên làm nhiều hơn nữa.

6. Bạn sợ làm người khác thất vọng.

Bạn là một người luôn tìm cách làm người khác vui lòng. Bạn rất sợ làm cho người khác thất vọng, bạn làm việc chăm chỉ để làm cho mọi người xung quanh hạnh phúc – ngay cả khi phải hy sinh nhu cầu của chính bạn.

7. Bạn nói nhảm một cách lo lắng.

Mặc dù bạn là một người hướng nội, thích sự điềm tĩnh và ít nói, bạn vẫn nói chuyện huyên thuyên và thoát khỏi sự lo lắng. Vì lý do này, đôi khi bạn bị nhầm là người hướng ngoại.

8. Bạn đã xây dựng cuộc sống của bạn xung quanh sự tránh né.

Bạn đã thu nhỏ thế giới của mình để ngăn chặn sự chi phối. Bạn gắn bó với những thói quen và trải nghiệm quen thuộc mang lại cho bạn cảm giác thoải mái và kiểm soát; bạn tránh những trải nghiệm có những cảm xúc mãnh liệt như du lịch, hoạt động xã hội, xung đột hoặc bất cứ điều gì khác có thể kích hoạt sự lo lắng của bạn.

9. Bạn có thể dễ bị đồn thổi và suy nghĩ quá mức.

Bạn rất thường xuyên nói chuyện một cách tiêu cực một mình. Bạn thường lặp đi lặp lại những sai lầm trong quá khứ, suy nghĩ về những điều đáng sợ trong các tình huống, và đấu tranh để tận hưởng khoảnh khắc bởi vì bạn đang mong chờ điều tồi tệ nhất. Đôi khi tâm trí của bạn chạy đua và bạn có thể ngăn chặn nó.

10. Bạn là một người cầu toàn.

Bạn cố gắng làm dịu những lo lắng của bạn bằng cách làm cho công việc của bạn hoặc sự xuất hiện của bạn phải hoàn chỉnh. Điều này có thể mang lại kết quả tích cực, nhưng cái gì cũng có giá của nói. Bạn có thể có một tâm lý “tất cả hoặc không có gì” (Nếu tôi không phải là học sinh giỏi nhất, thì tôi là người dốt nhất). Bạn có thể có những kỳ vọng không thực tế về bản thân, và một nỗi sợ hãi thảm khốc khi thiếu chúng.

11. Bạn bị đau nhức, có tật liên quan đến các cơ, đặc biệt là cơ mặt

Theo nhà trị liệu tâm lý Annie Wright, sự lo lắng của bạn có thể biểu hiện rõ ràng trong cơ thể bạn như căng cơ hoặc đau nhức thường xuyên. Tương tự như vậy, bạn có thể vô thức chọn vùng da xung quanh móng tay, gõ chân, gãi đầu hoặc làm những việc lặp đi lặp lại khiến năng lượng thần kinh của bạn bị mất – dù bạn kết hợp gõ như thế nào thì cũng dẫn đến một kết quả là giảm năng lượng thần kinh.

12. Bạn lúc nào cũng mệt mỏi.

Tâm trí của bạn luôn luôn hoạt động, vì vậy bạn khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Ngay cả khi bạn ngủ ngon, bạn cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày, bởi vì đối phó với mức độ lo lắng tiềm ẩn liên tục thật sự rất mệt mỏi

13. Bạn dễ bị giật mình.

Điều đó vì hệ thống thần kinh của bạn đang trong tình trạng quá tải. Một cánh cửa đóng sầm, tiếng còi xe cứu thương hoặc những âm thanh bất ngờ khác dễ dàng làm bạn hoảng loạn, giật mình.

14. Bạn dễ nổi cáu và căng thẳng.

Bạn sống trong tình trạng căng thẳng ở mức độ thấp liên tục, do đó, ngay cả những vấn đề nhỏ hoặc phiền toái cũng có khả năng làm bạn khó chịu.

15. Bạn không thể “chỉ cần dừng lại”.

Lo lắng là một thứ gì đó bạn không thể nói với chính mình hãy ngừng làm. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu được đề cập ở trên từ Viện Khoa học Weizmann đã phát hiện ra rằng những người hay lo lắng có một số bộ não khác với những người không phải là người lo lắng. Họ nhận thấy rằng mọi người không thể kiểm soát các phản ứng lo lắng của họ, do sự khác biệt cơ bản về não bộ. Tuy nhiên, bạn có thể học cách đối phó với sự lo lắng của mình và giảm bớt nó.

Dịch: Trương Thị Tú Anh

Biên tập: Mai

Nguồn: https://introvertdear.

A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL


BẢN THẢO
Bài viết liên quan