15 dấu hiệu dễ nhận biết của những kẻ giả tạo

Chính vì chúng ta cần phải để lộ nhược điểm của bản thân khi tạo mối quan hệ, cho nên việc bảo vệ chính mình khỏi những người lợi dụng nó cho mục đích ích kỷ là hoàn toàn chính đáng.

Con người luôn muốn có một mối quan hệ tốt đẹp với những người khác như một lẽ tự nhiên. Để có thể làm được điều đó, bạn cần phải phơi bày điểm yếu của mình với những người xung quanh. Điều này giúp họ hiểu bạn hơn và tạo ra sợi dây liên kết giữa hai người.


Chính vì chúng ta cần phải để lộ nhược điểm của bản thân, cho nên việc bảo vệ chính mình khỏi những người lợi dụng nó cho mục đích ích kỷ là hoàn toàn chính đáng. Việc nhận diện những người này không hề dễ dàng vì họ thường ẩn mình sau những hình tượng tuyệt vời được họ dày công gây dựng.


Mặc dù thế, bạn vẫn có thể dựa vào một số đặc điểm để nhận dạng những người giả tạo xung quanh mình. Dưới đây là 15 dấu hiệu dễ nhận biết của những kẻ giả tạo muốn lợi dụng bạn cho mục đích ích kỷ của họ.


1. Họ thường tỏ ra phấn khích thái quá


Bạn đã bao giờ gặp ai tỏ ra phấn khích thái quá về tất cả mọi thứ chưa? Việc tỏ ra hào hứng về một điều gì đó là bình thường, nhưng quá phấn khích với hầu hết mọi thứ và những người khác thì đó là giả tạo.


Người giả tạo có xu hướng bộc lộ cảm xúc một cách thái quá để gây sự chú ý và lôi kéo mọi người vào một việc gì đó. Dù cho nó có là thứ mà họ không thực sự thích hoặc người mà lâu rồi họ chưa từng gặp lại, họ cũng sẽ tỏ ra hào hứng. Họ nghĩ rằng việc tỏ ra phấn khích sẽ đưa họ đến gần hơn với người hoặc thứ mà họ đang muốn. 


Một cách để nhận biết người giả tạo chính là họ không còn hứng thú với người hoặc thứ đó nữa sau khi họ đã có được nó. Hoặc họ rất nhiệt tình mời bạn đi chơi nhưng sau đó lại không bao giờ xuất hiện hoặc gọi điện cho bạn.


2. “ Biến mất”


Bạn đã bị cho "leo cây" bao giờ chưa? Không dễ chịu tí nào, đúng không? Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng và vui vẻ để đi ra ngoài, dành thời gian cho một người, và bỗng dưng họ không đến hoặc không trả lời tin nhắn và những cuộc gọi từ bạn nữa?


Rất nhiều người giả tạo là những kẻ chuyên cho người khác “leo cây”. Nếu người này thường xuyên bắt bạn phải chờ đợi dù cho đó là những điều đơn giản như đi uống cà phê, phớt lờ tin nhắn hay những cuộc gọi từ bạn, bỏ rơi bạn khi bạn cần họ nhất, thì chắc chắn người đó là kẻ giả tạo.


3. Họ thường không xuất hiện và tỏ ra quá bận bịu


Nếu không cắt đứt liên lạc với bạn, thì họ cũng thường xuất hiện với rất nhiều lý do. Họ phải làm một việc rất quan trọng hoặc bị muộn bởi một điều gì đó khác.


Họ nói với bạn rằng họ sẽ nói chuyện với bạn sau nhưng rồi bắt bạn đợi và không hề liên lạc lại. Họ thậm chí lừa bạn bằng cách tỏ ra quan tâm một chút như thỉnh thoảng nhắn một cái tin, cuộc gọi, cuộc hẹn, hoặc tương tác trên mạng xã hội. Những họ không bao giờ có ý định sẽ làm theo những điều đó.


4. Hứa hẹn những điều vượt tầm với


Đã có ai hứa với bạn điều gì đó nhưng không bao giờ thực hiện chưa? Bạn sẽ nhận thấy rằng những người giả tạo hứa rất nhiều và với rất nhiều người nhưng điểm chung là không bao giờ thực hiện.


Họ chỉ muốn người khác nghĩ rằng họ có thể làm những điều đó. Họ muốn được người khác đánh giá cao cho nên họ đưa ra một loạt các lời hứa để đánh bóng bản thân. Họ không quan tâm liệu mình có thể thực hiện được hay không hoặc họ sẽ mất bao lâu để thực hiện nó.


Và kết quả là họ sẽ quên hoặc thất hứa khi họ nhận ra khối lượng công việc cần phải thực hiện hoặc chỉ đơn giản là họ không quan tâm, hứa để lấy thiện cảm hoặc lừa dối bạn mà thôi.


5. Lật mặt



Nguồn ảnh: Pinterest


Ngày hôm qua, Jenny dường như rất vui vẻ và phấn khích khi gặp bạn. Cô ấy thậm chí còn dành thời gian nói chuyện với bạn suốt giờ giải lao. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, hôm nay,  khi bạn nói chuyện với cô ấy, cô ấy trở nên xa cách, không còn thích thậm chí còn cố ý tránh mặt bạn. Bạn nhận ra cô ấy thường xuyên làm điều này không phải chỉ với bạn mà cả với những người xung quanh.


Jenny dường như luôn thay đổi tâm trạng khi ở cạnh bạn, đôi khi thì rất thân thiện nhưng đôi khi thì lại rất lạnh lùng thậm chí khó chịu. Bạn bắt đầu nghi hoặc liệu bản thân đã làm gì sai. Nhưng, thực ra, bạn không làm sai gì cả.


Những người giả tạo có xu hướng chỉ đối xử tốt với người khác khi họ muốn có thứ gì đó từ người ấy hoặc nếu những người ấy là những người có giá trị. Một khi họ đã có thứ mình muốn, họ có xu hướng sẽ đối xử tệ bạc với bạn bởi vì bạn không còn giá trị với họ.


6. Gây hấn thụ động và nói xấu sau lưng


Bạn đã bao giờ nhận ra hàm ý khác sau những lời nói của một ai đó chưa? Như khi bố mẹ bạn cảnh cáo bạn về điều gì đó hoặc bảo bạn không được làm gì, thay vì cảm nhận được sự lo lắng và tình thương, bạn chỉ cảm nhận được giọng điệu đe dọa và chỉ trích về những điều mà họ đang nói.


Dường như ý nghĩa của câu nói không nằm ở mặt chữ. Họ dùng lời nói để ngăn cản hoặc ép buộc bạn làm điều họ muốn. Đó là một ví dụ điển hình của gây hấn thụ động.


Với trường hợp của những người giả tạo, gây hấn thụ động nằm ở sự khó chịu ẩn sau những lời khen hoặc những lời nói xấu sau lưng. Nó giống như việc tấn công người khác nhưng trá hình dưới lời phê bình mang tính xây dựng.


Họ tìm cách để làm cho người khác hạ bệ người khác. Đôi khi bởi vì họ là cảm thấy người đó là mối đe dọa tới họ, hoặc họ muốn kiểm soát người đó để có cảm giác là người đứng đầu.


7. Địa vị & việc tìm kiếm mối quan hệ


Bạn có thể nhận ra rằng những kẻ giả tạo có xu hướng thay đổi tâm trạng thất thường với bạn nhưng hãy quan sát họ khi họ đứng trước một người có tầm ảnh hưởng hoặc quyền lực.


Trước những người có địa vị cao hơn, những người giả tạo cố gắng tạo ấn tượng tốt với đối phương. Họ cố gắng tỏ ra thân thiện với những người đó mọi lúc. Thậm chí là nịnh nọt và bợ đỡ cho những người đó.


Ngược lại, họ sẽ đối xử với những người có địa vị thấp hơn theo cách không đáng được coi trọng hoặc không quan trọng.


8. Buôn chuyện và gièm pha



Nguồn ảnh: Pinterest


Bạn có quen ai luôn chỉ nói xấu người khác? Đó là một trong những việc mà người giả tạo hay làm.


Mặc dù, ban đầu, họ dường như đang thể hiện sự quan tâm, tuy nhiên liên tục nói về những mặt xấu hoặc tung tin đồn thì là chuyện khác. Những người giả tạo tìm thấy niềm vui bằng cách hạ bệ những người khác, đặc biệt nếu họ được nhìn nhận theo hướng tốt đẹp hơn.


Vấn đề ở đây đó là những tin đồn này, thậm chí là tin giả, có thể phá hủy cuộc đời của người khác. Chúng tôi chắc chắn rằng những kẻ giả tạo sẽ không quan tâm cho dù họ có phá hủy cuộc đời của bạn hay không, trên thực tế, họ còn cảm thấy vui vì bạn gặp rắc rối.


9. Gặp khó khăn trong gây dựng mối quan hệ và không được nhiều người yêu thích


Nguyên nhân khiến những người này thể hiện thái quá và cố gắng hạ bệ người khác là vì họ gặp khó khăn trong việc tạo dựng mối quan hệ và chiếm cảm tình của người khác.


Những người giả tạo ẩn mình đằng sau lớp vỏ bọc mang hình tượng của người họ thực sự thích. Điều này gây khó khăn cho họ trong việc kết bạn vì sự thành thật và yếu đuối là hai điều quan trọng khiến mọi người gần gũi và liên kết hơn.


Vì những người giả tạo không thể hiện được sự dễ bị tổn thương hoặc sự chân thành cho người khác, thế nên họ phải cố gắng khiến cho người khác thích họ hoặc trong trường hợp này là thích hình tượng mà họ tạo nên.


10. Tìm kiếm sự chú ý và sự công nhận.


Bạn đã bao giờ thấy ai luôn cố gắng để thu hút sự chú ý từ người khác bất kể dù ở đâu? Một nguyên nhân khác cho việc những kẻ giả tạo luôn tìm kiếm sự chú ý hoặc tìm kiếm cơ hội để thu hút sự chú ý đó là mong muốn nhận được công nhận và cảm thấy tốt hơn.


Họ biết rằng hình tượng mà họ tạo dựng lên chỉ là giả, vì thế họ cố gắng khiến người khác công nhận hình tượng đó, không chỉ để lừa người khác trong suy nghĩ rằng hình tượng đó là thật mà còn để cảm nhận được mối liên hệ mà họ đang khao khát.


11. Giả vờ khiêm tốn


Một cách để những kẻ giả tạo tìm kiếm sự công nhận từ mọi người đó là giả vờ khiêm tốn. Hạ bệ người khác để khoe thứ mà họ thầm tự hào, tỏ ra thấu hiểu và nhận được sự quan tâm mà họ hàng mong đợi.


Tuy nhiên, đây chỉ là sự khiêm tốn giả tạo và nó thường khiến người khác khó chịu vì mọi người biết rằng khiêm tốn giả vờ chỉ là thủ thuật để thu hút sự chú ý khiến cho người nghe mất cảm tình.


12. Họ không lắng nghe.


Bạn đang trong quán cà phê và nói chuyện với bạn của mình. Bạn đang chia sẻ về cảm xúc và suy nghĩ của bản thân, mong rằng họ sẽ thấu hiểu và giúp đỡ bạn. Sau đó, bạn phát hiện rằng họ chỉ chú ý đến điện thoại hoặc máy tính của họ mà thôi. 


Hoặc không thì họ sẽ ngắt lời bạn liên tục và bắt đầu nói về người khác khi bạn đang nói về điều gì đó. Những người giả tạo họ chỉ chú ý đến bản thân và lợi ích của bản thân. Họ không muốn lắng nghe bạn vì nó khiến họ tốn thời gian, đặc biệt bạn không có thứ họ muốn.


13. Chuyển hướng cuộc trò chuyện về bản thân họ và khiến bạn thất vọng


Đối với họ, nói chuyện về người khác là lãng phí thời gian, còn nói về bản thân họ thì là chuyện khác. Bạn đã bao giờ rơi vào tình huống một ai đó cố gắng bẻ lời bạn đang nói sang câu chuyện riêng hoặc trải nghiệm riêng của họ chưa? 


Những người giả tạo luôn muốn và khiến mọi thứ xoay xung quanh họ. Họ thậm chí khiến bạn thất vọng theo một cách được coi như là dễ chịu, để đạt được điều đó. y nhớ rằng, họ rất khao khát sự chú ý, và khi họ không có được nó, họ sẽ tạo ra nó hoặc tìm kiếm cho đến khi có được nó thì thôi.


14. Chỉ liên hệ với bạn khi họ cần thứ gì đó


Chúng ta đều có một  ai đó trong gia đình hoặc trong danh sách bạn bè chỉ gọi cho chúng ta khi họ cần thứ gì đó. Một ông chú nào đó chỉ đến gặp ông bà hoặc bố mẹ của bạn khi ông ta cần tiền. Hay một người bạn chỉ gọi cho bạn khi họ cần ai đó đưa đón hoặc một bữa ăn miễn phí.


Những người giả tạo có xu hướng chỉ liên hệ hoặc nói chuyện với bạn khi họ cần thứ gì đó. Có thể đó là sự giúp đỡ, lời khuyên, thông tin, xe, mối quan hệ,... Một người chỉ nói chuyện với bạn khi họ cần thứ gì đó từ bạn thì đó chính là kẻ giả tạo.


15. Họ thích thể hiện


Để khiến bản thân trở nên quan trọng và giàu có, những kẻ giả tạo thích khoe khoang.  Dù cho đó là một chiếc xe mới mua, thân hình mảnh mai, nhà, thăng tiến trong công việc, điểm số, bạn cặp, hay bất cứ một thứ gì khác, họ đều sẽ tìm cách để khoe nó.


Họ có thể dùng những thủ thuật như giả vờ khiêm tốn, chia sẻ quá mức, hoặc gián tiếp chuyển cuộc hội thoại về hướng bản thân họ và những thành tựu của họ. Nếu họ không nói xấu sau lưng người khác thì họ sẽ chỉ nói về bản thân họ.


Bạn có quen ai có những dấu hiệu này không?


Hãy cho chúng tôi biết trải nghiệm của bạn với những người này cũng như cách bạn vượt qua những thủ thuật của họ nhé.


Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này.

____________

Người dịch: Lý Lan

Biên tập viên: Sweetlvy

Link bài gốc: 15 Glaring Signs of People Who “Fake Nice” – Psych2Go

 

BẢN THẢO
Bài viết liên quan