4 Cách Để Công Nghệ Khiến Bạn Trở Nên Vui Vẻ Hơn

Củng cố niềm vui và sức khoẻ của bạn với Internet và phương tiện truyền thông xã hội

Ngày nay, bạn không thể tìm được chỗ nào không có một lời than phiền về việc công nghệ đang phá huỷ mọi thứ ra sao, bao gồm hạnh phúc của cả chúng ta. Điều này có một vài phần đúng, nhưng không phải là bức tranh toàn cảnh.


Công nghệ có thể tác động xấu đến chúng ta – ví dụ như mạng xã hội đem đến cho chúng ta chứng sợ bỏ lỡ (FOMO – fear of missing out) hay khoá chặt ta với các suy nghĩ một chiều, ngăn cản việc tìm hiểu các quan điểm suy nghĩ theo hướng khác. Là một xã hội, chúng ta đang ngày càng quan tâm đến vấn đề các công nghệ như điện thoại thông minh và mạng xã hội đang đẩy mạnh việc so bì xã hội, hà hiếp trên mạng và sự cô độc – chúng đều là những trở ngại đến với niềm vui và hạnh phúc. Thực vậy, công nghệ dường như không tốt cho sự vui vẻ khi nó can thiệp vào các quá trình tâm lý, xã hội, cảm xúc và hành vi có đóng góp vào việc vui sống lành mạnh, nhưng chúng ta thường không nhận ra (và bàn luận) về những cách mà công nghệ có thể giúp tạo ra niềm vui – chẳng hạn như gọi video có thể giúp ta nói chuyện với mọi người từ khắp nơi hay khi các ứng dụng hay bài viết trên mạng giúp chúng ta có cảm giác về mục tiêu phấn đấu, niềm vui hay sự phấn khích.


Trong lúc tìm hiểu cho cuốn sách mới của mình, Thông minh hơn điện thoại thông minh của bạn (Outsmart your Smartphone), tôi đã khám phá ra nhiều cách mà công nghệ có thể và đang làm tổn hại đến niềm vui của mọi người. Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều cách mà công nghệ có thể và đang đóng góp vào việc tạo ra niềm vui – đặc biệt là nếu chúng ta sử dụng đúng cách.


Nếu bạn đang cố gắng hạn chế việc sử dụng công nghệ của mình hay con cái, hãy nhớ cân nhắc đến những lợi ích tiềm năng của nó. Sau đây là bốn cách dựa trên kết quả của các nghiên cứu mà bạn có thể dành thời gian với tiến bộ công nghệ để cải thiện sức khoẻ, niềm vui và chất lượng cuộc sống.


1, Tham gia vào các hoạt động cải thiện niềm vui


Phương tiện truyền thông xã hội đem lại một không gian cho phép chúng ta tạo ra các kết nối xã hội và dấn thân vào các hành động tốt và có ích – những hoạt động đã cho thấy giúp tăng cường sức khoẻ và vui sống. Chẳng hạn, bằng cách gửi tin nhắn trên mạng xã hội, chúng ta có thể bày tỏ những lời tốt đẹp hay chia sẻ lòng biết ơn – Cảm ơn vì đã lắng nghe khi mình đang trải qua một ngày thật tệ hại trong tuần trước! – bất cứ khi nào chúng ta muốn, một cách đơn giản và thuận tiện, kể cả với những người ở xa.


Một nghiên cứu gần đây cho thấy, giữa những người trẻ tuổi có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, mạng xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp đỡ họ bày tỏ bản thân một cách sáng tạo, nhận được cảm hứng từ những người khác và hơn nữa là làm vơi bớt cảm giác cô độc. 30% người trẻ tuổi với các triệu chứng trầm cảm gia tăng nói rằng việc sử dụng mạng xã hội khi cảm thấy chán nản, áp lực hay lo lắng thường khiến họ cảm thấy khá hơn, trong khi chỉ 22% trả lời ngược lại.


Một người tham gia cho biết, “Mạng xã hội khiến tôi cười và làm tôi phân tâm để có thể hít thở và bình tĩnh lại.” Một người khác cho biết, “Nó giúp tôi cảm thấy được nhiều hơn bản thân một chút và tìm thấy những chủ đề thú vị để tìm hiểu.”


Trong khi mạng xã hội dường như có vẻ đem lại lợi ích cho một số người, nó có thể không phải là cách tốt nhất để vượt qua những vấn đề sức khoẻ tâm lý khi xét tới một số thói quen không tốt mà nó có thể khuyến khích tạo ra – như so sánh bản thân với những cuộc sống tưởng chừng như hoàn hảo của bạn bè và những người mà chúng ta theo dõi. Nhưng khi kết hợp việc đó cùng với các tương tác xã hội trực tiếp, nó lại trở thành một công cụ hữu ích cho việc tự bày tỏ bản thân và giao tiếp xã hội.


2, Tích cực hoạt động với cộng đồng của bạn


Có một thực tế là đa số những người ưa sử dụng Facebook một cách thụ động (ví dụ như lướt trên bảng tin mà không tương tác với người khác) thường có xu hướng dễ bị trầm cảm hơn – ít nhất một nghiên cứu đã chỉ ra điều này. Các tác giả cho rằng việc sử dụng mạng xã hội thụ động có thể kích thích các “hành vi so sánh hướng lên”, khiến mọi người cảm thấy mình thấy kém (“Mình chán chết!”), ghen tỵ (“Không công bằng tý nào!”), hoặc cả hai.


Nhưng với những người sử dụng Facebook chủ động hơn (như thả cảm xúc, bình luận và đăng bài) thường có mức độ bị trầm cảm thấp hơn. Theo thời gian, họ nói rằng họ nhận được nhiều phản hồi tích cực và sự trợ giúp xã hội từ người khác, đó là những yếu tố có thể đóng góp vào việc làm giảm các triệu chứng trầm cảm.


Điều này gợi ý rằng tương tác với người khác trên mạng có thể có ích cho bản thân chúng ta, có lẽ là vì chúng liên quan đến kết nối xã hội hơn là so sánh. Bằng cách giao tiếp với người khác, tham gia vào các tương tác xã hội có ý nghĩa và củng cố các mối quan hệ xã hội, rất có khả năng chúng ta sẽ cải thiện được chất lượng cuộc sống của mình.


3, Học hỏi những mục tiêu và thói quan mới


Công nghệ đã cho chúng ta khả năng tiếp xúc với vô số nguồn tài liệu về sức khoẻ và cuộc sống, khiến việc xây dựng và rèn luyện các kỹ năng như lòng biết ơn, chính niệm và điều hoà cảm xúc trên mạng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng để làm mọi thứ, từ theo dõi cảm xúc cho đến liệu pháp thở để phát triển khả năng hồi phục và sự kiên cường. 


Mặc dù không phải tất cả các ứng dụng sức khoẻ đều có tác dụng như nhau, các nghiên cứu chỉ ra rằng những ứng dụng dựa trên cơ sở (evidence-based app, có nghĩa là chúng đã đạt các tiêu chuẩn tối thiểu của FDA hay có ít nhất một thí nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đồng ý với cách sử dụng và độ hiệu quả của ứng dụng) có thể dạy cho chúng ta những kỹ năng cần thiết cho việc tối ưu hoá, giúp chúng ta có động lực để tiếp tục làm như vậy và thậm chí là có lợi cho cả sức khoẻ tinh thần. Chẳng hạn, các nghiên cứu đang tìm hiểu về lợi ích của những ứng dụng chính niệm, những ứng dụng đem lại các phương pháp trị liệu nhận thức hành vi (một tiêu chuẩn vàng trong làng trị liệu) và những ứng dụng có khả năng dự đoán cảm xúc và hỗ trợ can thiệp kịp thời.


Và trong bài nghiên cứu tiến sĩ của mình, chúng tôi đã tìm thấy một khoá học dựa trên máy tính hướng dẫn điều hoà cảm xúc giúp cải thiện chứng lo âu và niềm vui sống cho những người gặp khó khăn trong việc điều chỉnh các cảm xúc của mình. Đây là một ví dụ gợi ý rằng những kỹ năng giúp cải thiện niềm vui có thể được học từ trên mạng.



4, Tìm kiếm các thông tin và câu chuyện liên quan đến sức khoẻ


Trong lúc chúng ta chật vật để chăm sóc cho tâm trí và cơ thể mình, 80% người trẻ tuổi đã tìm kiếm các thông tin về sức khoẻ ở trên mạng. Trên thực tế, chúng ta có thể sử dụng Internet để học hỏi về các vấn đề sức khoẻ và cuộc sống, đọc những câu chuyện liên quan đến sức khoẻ của người khác, hay tìm kiếm một người thực hành sống khoẻ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bằng cách làm như vậy, chúng ta có thể cảm thấy tự tin hơn trong quyết định của mình và cải thiện giao tiếp.


Sử dụng Internet theo những cách trên có thể có vai trò quan trọng với những người đang vật lộn với những vấn đề sức khoẻ tâm lý như trầm cảm. Chẳng hạn, một đối tượng tham gia nói rằng, “Tôi đã xem vài người miêu tả chi tiết về lịch trình tập luyện và cách họ sử dụng chúng để đánh bại những rối loạn sức khoẻ tâm thần như dị hình cơ thể hay béo phì và nghiện thức ăn.”


90% người trẻ bị trầm cảm đã tìm kiếm thông tin về các vấn đề sức khoẻ trên mạng. Dù cần có thêm nhiều nghiên cứu để hiểu được cách họ sử dụng những thông tin này, nó vẫn cho thấy dường như Internet giống như một trung tâm nơi mọi người có thể tìm thấy sự trợ giúp họ cần. Bằng cách cho chúng ta tiếp cận với các thông tin về sức khoẻ thể chất, tinh thần và niềm vui sống, công nghệ khiến việc tìm kiếm trở nên dễ dàng và đưa những phương pháp rèn luyện sức khoẻ mà chúng ta cần ra trước mắt. 


Tuy nhiên, để Internet có thể trở thành một công cụ hữu ích cho việc tìm kiếm thông tin sức khoẻ, chúng ta cũng cần phải nâng cao hiểu biết về sức khoẻ - cụ thể là, đảm bảo mọi người biết đâu là những website đáng tin, làm sao để xác định đúng vấn đề sức khoẻ của họ, và làm cách nào để áp dụng tốt những thông tin họ tìm thấy.


Công nghệ - Internet, điện thoại thông minh và các phương tiện truyền thông – có thể làm tổn hại niềm vui của chúng ta, đặc biệt là nếu chúng ta cho phép chúng can thiệp vào hay khiến ta từ bỏ các tương tác trực tiếp. Nhưng nếu cẩn trọng trong cách sử dụng công nghệ, nó cũng có khả năng khiến chúng ta hạnh phúc hơn. Thế nên, bạn không cần phải vứt bỏ hết điện thoại và máy tính hay “khử độc” kỹ thuật số. Các nhà phát triển chỉ suy nghĩ kỹ trong xây dựng công nghệ, và chúng ta chỉ cần thận trọng khi sử dụng chúng, theo những cách để có thể củng cố niềm vui cuộc sống.


Dịch: #Zealous

Nguồn: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/click-here-happiness/201911/4-ways-technology-can-make-you-happier

Ảnh: Sưu tầm


Tài liệu tham khảo:


Rideout, V., & Fox, S. (2018). Digital health practices, social media use, and mental well-being among teens and young adults in the US.

Law, D. M., Shapka, J. D., Hymel, S., Olson, B. F., & Waterhouse, T. (2012). The changing face of bullying: An empirical comparison between traditional and internet bullying and victimization. Computers in Human Behavior, 28(1), 226-232.

Cacioppo, J. T., & Cacioppo, S. (2018). The growing problem of loneliness. The Lancet, 391(10119), 426.


A Crazy Mind là một dự án phi lợi nhuận với hơn 100 cộng tác viên trên khắp cả nước. Với mục tiêu đem lại và nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các bạn. Các quý độc giả có thể donate cho A Crazy Mind tại đây: http://acrazymind.vn/donate/ . Xin cảm ơn!

——————

Theo dõi các kênh chính thức của A Crazy Mind tại:

Website: https://acrazymind.vn/

A Crazy Mind (Page): https://www.facebook.com/acrazymindVN/

Viết để trưởng thành (Page): https://www.facebook.com/acm.vietdetruongthanh

A Crazy Mind – Viết để trưởng thành (nhóm công khai): http://bit.ly/Group-VDTT

Câu chuyện điên rồ của tôi (nhóm riêng tư): https://bit.ly/acm-cauchuyendienro

A Crazy Mind – Hỏi đáp tâm lý: http://bit.ly/Group-HDTL

A Crazy Mind – Mỗi ngày một trang sách: http://bit.ly/ACM-MNMTS

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: Acrazymind.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày và tham gia nhóm cộng đồng tự chữa lành của A Crazy Mind tại: https://www.facebook.com/groups/371004360098732/

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

BẢN THẢO
Bài viết liên quan